Đặc trưng ngôn ngữ vùng sông nước

Chia sẻ bởi nguyễn thành liêm | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Đặc trưng ngôn ngữ vùng sông nước thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VÙNG SÔNG NƯỚC
I. Mở đầu
Sống giữa sông ngòi chằng chịt, tự bao đời nay con người đã gắn bó với sông rạch trong các sinh hoạt thường nhật của mình. Cho nên, trong cách nói năng hằng ngày, cũng như khi định danh cho các sự vật, hiện tượng, con người Nam bộ đã sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nước. Do dung lượng có hạn nên bài viết này chúng tôi chỉ nhấn mạnh tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lý của con người. Đây là những suy nghĩ mang tính cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các nhà khoa học và bạn đọc gần xa.
II. Nội dung
Nam bộ là miền đất nhiều sông lắm rạch. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú, là nguồn đóng góp của phương ngữ Nam bộ vào ngôn ngữ toàn dân (NNTD): rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng…; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, …; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng… Những từ ngữ này không chỉ đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh mà còn phản ánh bối cảnh sáng tác của những câu hò, điệu hát dân gian và là mảnh đất tốt để nhà văn, nhà thơ khai thác.
Ngoài những ý nghĩa chung phản ánh những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, nhiều từ ngữ sông nước còn được dùng theo nghĩa phái sinh để gọi tên những sự vật, hiện tượng khác theo cách mở rộng nghĩa. Phương thức diễn đạt của người dân nơi đây là dùng những hình ảnh, hoạt động, tính chất có liên quan tới vùng sông rạch để so sánh hoặc tạo lối nói ẩn dụ, hoán dụ. Chẳng hạn thay vì gọi anh em rể, người dân vùng này quen nói anh em cột chèo. Cách nói này gợi lên hình ảnh quen thuộc về một vùng sông nước: người đồng bằng dùng phương tiện đi lại bằng ghe xuồng gắn hai cột chèo ở đằng mũi và đằng lái. Và hình ảnh hai người đàn ông đứng chèo là cơ sở cho sự tiếp cận gần gũi để trở thành anh em rể trong một gia đình, nhưng cách nói anh em cột chèo tạo cảm giác gần gũi và chân tình hơn. “Quá giang” là đi nhờ tên một phương tiện nào đó , không nhất thiết phải ở dưới nước. Lớn và ròng dùng để chỉ chu kỳ của con nước, cũng được dùng để hình dung về những giai đoạn thăng trầm của con người. Chèo và chống là hoạt động của người sử dụng xuồng ghe trên sông nước, nhưng cũng mang ý nghĩa là sự vất vả đối phó với những trắc trở khó khăn trong cuộc đời. Neo nghĩa là cột thuyền lại ở bến, cũng có nghĩa là ngưng bay nhảy để gắn bó trong một cuộc hôn nhân hay do một lựa chọn nào đó; Tép lặn tép lội là cụm từ tượng hình biểu thị cách di chuyển của loại thủy sản này, nhưng cũng để ám chỉ một thứ phong cách ngôn ngữ lanh lẹ. Khẳm có nghĩa gốc là chiếc ghe, xuồng chở quá đầy, ngày nay được dùng rộng rãi với nghĩa là “rất nhiều”. Ví dụ trong thơ Nguyễn Đình Chiểu có câu: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm” Lời người mẹ dặn dò con rất cảm động trước phút đi xa gia đình để lập nghiệp cũng là lời dặn dò của người vùng sông nước: “Ra đi mẹ có dặn dò/ Sông sâu con đừng lội, đò đầy con đừng qua”. Càng về sau, hình tượng “sông sâu, đò đầy” trong câu ca dao này còn được hiểu như những bất trắc nói chung mà con người có thể dự đoán và đề phòng được nếu cẩn thận, không liều lĩnh. Hay trong ca dao lại có câu: “ Dò sông, dò biển dễ dò”
Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Cá sặc rằn là một trong những loài thủy sản đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Nếu đi hớt tóc mà gặp người thợ mới ra nghề, chưa kinh nghiệm thì có khi mái tóc có chỗ ngắn dài, đậm sáng khó coi. Trong trường hợp này, người dân Nam bộ nói là cái đầu cá sặc rằn, bởi cá sặc rằn cũng có những vệt sáng đậm nhạt như vậy. Một vụ việc bị bưng bít hoặc bị cố tình giấu nhẹm đi thì người dân Nam bộ gọi là chìm xuồng. Đã bị chìm xuồng thì chiếc xuồng và tất cả những gì trong xuồng đều bị nước cuốn trôi hết, không còn để lại một dấu vết nào nơi hiện trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thành liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)