Đặc điểm tự quay và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tú | Ngày 23/10/2018 | 335

Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm tự quay và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI BÁO CÁO :
Vấn đề :
ĐẶC ĐIỂM TỰ QUAY VÀ CHUYỂN
ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
Nhóm thực hiện :
Nông Văn Hơn
Nguyễn Thị Hảo
Nguyễn Văn Anh
Trần Trung Kiên
Nguyễn Tiến Công
Đoàn Thị Duyên
Phạm Thị Bích Thảo
Huỳnh Thị Tình
Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, gồm 8 hành tinh chính quay xung quanh, 7 trong số các hành tinh này có vệ tinh riêng của chúng, cùng một lượng lớn các vật thể khác gồm các hành tinh lùn (như Diêm Vương Tinh), tiểu hành tinh, sao chổi, bụi và plasma.
Trái đất quay xung quanh Mặt trời như thế nào?
Năm 1543 công nguyên, nhà thiên văn học người Ba Lan Nicola Kopernik trong tác phẩm vĩ đại của mình: “Thuyết thiên thể vận hành” đã chứng minh rằng không phải Mặt trời chuyển động quanh Trái đất mà là Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Đây là sự xoay quanh của Trái đất, thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời một vòng chính là một năm.
Tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Niutơn, lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 3,5 tỷ Niutơn. Tốc độ chuyển động theo chu vi hình tròn của Trái đất quanh Mặt trời đạt 30 km/s. Do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau, làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại, luôn quay xung quanh Mặt trời.
Sự thực là, quỹ đạo của Trái đất không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Đầu tháng một hàng năm, Trái đất đi qua một điểm gần nhất với Mặt trời ở trên quỹ đạo, trên phương diện thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc này, Trái đất cách Mặt trời 147,100 triệu km. Còn vào đầu tháng 7, Trái đất đi qua một điểm xa với Mặt trời nhất, đó được gọi là điểm viễn nhật; lúc này, Trái đất cách Mặt trời 152,1triệu km. Căn cứ vào số liệu này, Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 1 to hơn một chút so với Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 7 hàng năm
. Nhưng quỹ đạo của trai dat là một hình bầu dục gần bằng hình tròn, vì thế sự khác biệt này trên thực tế không rõ ràng, mắt thường không thể nào nhìn thấy được, chỉ có thông qua việc đo đạc tỷ mỉ mới có thể phát hiện ra được.


Tại sao Trái đất có thể tự quay xung quanh trục?
Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên.
Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có thể quay xung quanh Mặt trời?
Đối với một vật thể chuyển động xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động, nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể
. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất.
Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước tiên còn cần phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời.
Giới thiệu các chòm sao Hoàng Đạo
Các chòm sao Hoàng đạo chính là những chòm sao quen thuộc nhất trong hiểu biết của hầu hết các bạn mới tiếp xúc hay thậm chí là chưa bao giờ tiếp xúc với  thiên văn học. Không chỉ có ý nghĩa trong thiên văn học, chúng được biết tưới còn nhờ vị trí dễ quan sát, độ sáng của hầu hết các ngôi sao và cả những ý nghĩa của chúng trong chiêm tinh học.
®©y lµ m« h×nh c¸c chom sao hoµng ®¹o :
Mỗi thời gian khác nhau, Mặt Trời sẽ "lướt" qua một vị trí khác nhau trên Thiên Cầu. Trong 1 năm, đường đi đó tạo thành một vòng tròn khép kín và người ta từ thời xa xưa đã gọi vòng tròn đó là Hoàng Đạo, chia nó ra thành 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao gồm:
1.             Aries (Bạch Dương)
2.             Taurus (Kim Ngưu)
3.             Gemini (Song Tử)
4.             Cancer (Cự Giải)
5.             Leo (Sư Tử)
6.             Virgo (Trinh Nữ)
7.             Libra (Thiên Bình)
8.             Scorpius (Bọ Cạp)
9.             Sagittarius (Cung Thủ)
10.         Capriconus (Ma Kết)
11.         Aquarius (Bảo Bình)
12.         Pisces (Song Ngư)
Chòm sao Ma Kiết, tiếng Latinh Capricornus, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm phía tây đối với chòm sao Nhân Mã, phía đông nam đối với chòm sao Bảo Bình, là một trong 48 chòm sao Ptolemy. Chòm sao này còn có tên Ma Kết, Kết Toà, Sơn Dương Tòa, Nam Dương.
Người Hy Lạp cổ gọi thần của rừng, của đồng cây, đàn thú và của những người chăn thú là Pan, người Roma gọi là Faun. Vì hình dáng của Pan ghê sợ, nên Pan thường lẩn tránh nơi rừng núi và hay chơi kèn. Pan hay chơi nhạc cho các nữ thần Nymfa (tiếng Hy Lạp: Nymfai) nhảy múa vào những đêm sáng. Hình thù của Pan với bộ râu dài, đầu có sừng làm con người sợ hãi, nhưng Pan là biểu tượng của lòng mến khách hiền hòa
Song Ngư (chòm sao)
Giáp với các chòm sao :
Tam Giác Tiên Nữ Phi Mã ,Bảo Bình
Kình Ngư ,Bạch Dương
Chòm sao Song Ngư, (tiếng La Tinh: Pisces, biểu tượng ) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh đôi cá. Chòm sao Song Ngư là một trong các chòm sao hoàng đạo. Điểm phân xuân đang nằm trong chòm sao này.
Chòm sao lớn này có diện tích 889 độ vuông, chiếm vị trí thứ 14 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Song Ngư nằm kề các chòm sao Tam Giác, Tiên Nữ, Phi Mã, Bảo Bình, Kình Ngư, Bạch Dương.
Bạch Dương (chòm sao)
Chòm sao Bạch Dương, tiếng Latinh Aries, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm phía tây cạnh chòm sao Song Ngư, phía bắc đối với chòm sao Kim Ngưu.
Chòm sao này còn có tên Dương Cưu.
Chòm sao này biểu tượng cho con cừu lông vàng trên bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, đang cõng Frix và Hellé là hai người con của vua, bị mẹ ghẻ hất hủi. Cả người Babylon cổ, người Ai Cập cổ, người Persan cổ cũng nhìn thấy hình ảnh con cừu trong chòm sao này[1].
Kim Ngưu (chòm sao)
Chòm sao Kim Ngưu, tên Latinh Taurus, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm giữa chòm sao Bạch Dương kề phía tây và chòm sao Song Tử kề phía đông. Phía bắc kề với hai chòm sao Anh Tiên và Ngự Phu, phía tây nam giáp với chòm Lạp Hộ và phía đông nam giáp với Kình Ngư.
Chòm sao Kim Ngưu là một chòm sao quan trọng trên bán thiên cầu bắc. Ngoài hai cụm sao mở lớn nhất có thể quan sát từ Trái Đất, chòm sao Kim Ngưu rất dễ nhận ra trên bầu trời nhờ nó nằm ngay bên chòm Lạp Hộ, tên Latinh Orion nổi bật trên bầu trời đêm. Người Chaldei đã tưởng tượng hình ảnh con trâu trong chòm sao này cách đây năm nghìn năm.
Con trâu với biểu tượng cho sức mạnh và khả năng sinh sản của đàn ông, đã có mặt trong nhiều truyền thuyết. Nó được người Israel, người Hy Lạp thờ phụng. Theo truyền thuyết, Zeus hóa thân thành trâu, để kiếm cách đoạt được công chúa Europe. Khi Zeus lẩn vào đàn trâu của cha cô, công chúa Europe trèo lên lưng trâu và trang điểm sừng trâu bằng vòng hoa. Bất thình lình trâu dõng mình, lao xuống sóng nước cùng công chúa Europe bơi về Crete. Trong chòm sao chỉ có hình ảnh đầu trâu đang bơi, còn phần mình không nhìn thấy vì đang chìm trong sóng nước.
Song Tử (chòm sao)
Song Tử, tiếng Latinh Gemini, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm giữa chòm sao Kim Ngưu ở phía tây và một chòm sao nhỏ là Cự Giải ở phía đông
Đặc điểm
Chòm sao Song Tử là địa điểm may mắn trên thiên cầu cho việc phát hiện các hành tinh mới. William Herschel tìm ra Sao Thiên Vương vào năm 1781 gần sao Eta (η) Geminorum. Cũng trong chòm sao này Clyde William Tombaugh tìm ra Sao Diêm Vương vào năm 1930 gần sao Đelta (δ) Geminorum.
Cự Giải (chòm sao)
Cự Giải, tên Latinh Cancer, biểu tượng là một chòm sao nhỏ và không đặt sắc trong số các chòm sao hoàng đạo. Nó nằm cạnh chòm sao Song Tử về phía tây, kề với chòm sao Sư Tử ở phía đông, liền với chòm Thiên Miêu phía bắc, giáp với Tiểu Khuyển và Trường Xà ở phía nam.
Thất Nữ (chòm sao)
Thất Nữ, hay Xử Nữ hoặc Trinh Nữ (tiếng Latinh: Virgo ♍ để chỉ một trinh nữ), là chòm sao nằm trong hoàng đạo. Nằm giữa Sư Tử (Leo) về phía tây và Thiên Xứng (Thiên Bình hay Libra) về phía đông, nó là một trong những chòm sao lớn nhất của bầu trời. Nó có thể dễ dàng tìm thấy thông qua ngôi sao sáng nhất của nó là α Vir sao Giác (Spica).
Thiên Xứng (chòm sao)
Thiên Xứng (chữ Hán 天秤), đôi lúc đọc là Thiên Bình, (♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng Latinh là Libra để chỉ cái cân đĩa) là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Thất Nữ về phía tây và Hổ Cáp (Bọ Cạp) về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp.
Thiên Hạt (chòm sao)
Thiên Hạt - hay Thiên Hát, Thiên Hiết, Thiên Yết, có tên gốc là Scorpius (tiếng Latinh để chỉ con bọ cạp) - là một trong các chòm sao của hoàng đạo. Trong chiêm tinh học phương Tây nó được gọi là Scorpius hoặc Scorpio. Nó nằm giữa Thiên Xứng (Libra) về phía tây và Nhân Mã (Sagittarius) về phía đông. Nó là một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của Ngân Hà. Các sách tiếng Việt còn gọi chòm sao này là Hổ Cáp. Tên gọi dân gian không chính thức (asterism) là Thần Nông.
Các đặc trưng nổi bật
Thiên Hạt chứa nhiều sao sáng, bao gồm Antares (α Sco), Graffias (β1 Sco), Dschubba (δ Sco), Sargas (θ Sco), Shaula (λ Sco), Jabbah (ν Sco), Grafias (ξ Sco)

Alniyat (σ Sco), Alniyat (τ Sco) và Lesath (υ Sco).
Nhân Mã (chòm sao)
Nhân Mã, tên Latinh: Sagittarius, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao trên hoàng đạo, nằm giữa chòm Thiên Hạt về phía tây và chòm Ma Kiết về phía đông. Đây là một chòm sao hoàng đạo nên có thể quan sát các hành tinh và Mặt Trăng trong chòm sao này.
Các đặc trưng nổi bật
Các ngôi sao sáng nhất trong Thiên Xứng tạo ra một hình tứ giác:
α Librae, Zubenelgenubi ("vuốt phía nam"), là sao đôi thấy được;
β Librae, Zubeneschamali ("vuốt phía bắc");
γ Librae, Zubenelakrab ("vuốt của bọ cạp");
σ Librae, là sao đôi biến thể.
Chòm sao Nhân Mã không có nhiều sao sáng đặc biệt, nhưng lại có nhiều thiên thể đáng để ý của bầu trời. Chỉ riêng danh sách Messier đã có 15 thiên thể tại đây, trong chòm sao có một số lượng lớn các cụm sao, các tinh vân và cả nhân Ngân Hà cũng nằm trong chòm sao này.
Sư Tử (chòm sao)
Sư Tử, tên Latinh Leo, biểu tượng là một chòm sao của hoàng đạo, là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Sư Tử.
Chòm sao này có diện tích 947 độ vuông, chiếm vị trí thứ 12 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Sư Tử nằm kề các chòm sao Đại Hùng, Tiểu Sư, Thiên Miêu, Cự Giải, Trường Xà, Lục Phân Nghi, Cự Tước, Thất Nữ, Hậu Phát.
Tên gọi khác của chòm sao này là Hải Sư.
Bảo Bình (chòm sao)
Chòm sao Bảo Bình, tiếng Latinh Aquarius, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm phía tây đối với chòm sao Ma Kiết, phía đông nam đối với chòm sao Song Ngư, là một trong 48 chòm sao Ptolemy.
Chòm sao Bảo Bình là một trong những chòm sao mà người Babylon cổ đã biết đến. Đa số coi đây là hình ảnh thần Diem bay từ trên trời xuống trần để lấy nước. Chòm sao này còn có tên Cái Bình, Bảo Bình tòa.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài báo cáo của nhóm chúng tôi .
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn, để bài báo cáo của chúng tôi sinh động hơn
Chúc các bạn học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)