Đặc điểm phân loại của một số đối tượng Ostreidae, Pinnidae, Pteriidae,và hình thức nuôi

Chia sẻ bởi Khung Van Khin | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm phân loại của một số đối tượng Ostreidae, Pinnidae, Pteriidae,và hình thức nuôi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


Đặc điểm phân loại của một số đối tượng Ostreidae, Pinnidae, Pteriidae,và hình thức nuôi

Chủ đề:
Nội dung:
Đặc điểm phân loại của một số họ
Đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ Pteriidae
Hình thức nuôi
I) Đặc điểm phân loại của một số họ
1) Họ Pinnidae
Hai vỏ bằng nhau,khi hai vỏ đóng lại phần sau không kín .
Vỏ mỏng dễ vỡ, hình tam giác hoặc tam giác dài .
Mặt vỏ có nhiều gờ phóng xạ,trên mỗi gờ phóng xạ có gai.
Cơ khép vỏ trước nhỏ,cơ khép vỏ sau lớn
Tơ chân phát triển.
Pinna rugosa (Sowerby, 1835)
Rugose Pen Shell
Atrina maura (Sowerby, 1835)
Pinna bicolor Gmelin, 1791
Pinna nobilis Linnaeus, 1758
Pinna carnea Gmelin, 1791
2) Họ Ostreidae
Vỏ dày chắc, gồ ghề, không thứ tự ,vỏ trái lớn hơn vỏ phải và cố định lên giá thể.
Vỏ phải bằng phẳng, đường phóng xạ không rõ ràng.Vỏ trái lõm sâu đường phóng xạ rõ ràng
Mặt khớp không có ràng,số ít mặt khớp dạng hạt.
Không có chân ,mép màng áo có nhiều xúc tu.
Có khả năng thay đổi giới tính

Ostrea edulis (Linnaeus, 1758)


Ostrea edulis
Crassostrea virginica
3) Họ Ptertinidae
Vỏ dày, chắc chắn,mặt vỏ có các vòng sinh trưởng phát triển dạng vây nhỏ,xếp liền kề và chồng khít lên nhau.
Mặt trong của vỏ tầng ngọc trai phát triển,có màu sắc sáng bóng óng ánh.
Tai sau thường phát triển hơn tai trước.
Có lỗ tơ chân ở phía trước của vỏ.
Pinctada radiata (Leach, 1814)
Electroma zebra (Reeve, 1857)
Pinctada radiata (Leach, 1814)
Pinctada longisquamosa (Dunker, 1852)
Pteria colymbus (Gould, 1851)
II)Một số loài thuộc họ Pteriidae
1. TRAI NGỌC MôI ĐEN

Ngành: Mollusk
Lớp: Bivalvia
Bộ: Pterioida
Họ:Pteriidae
Giống:Pinctada
Loài:P.margaritifera
P. margaritifera (Linnaeus, 1758)
HTPL:
P. margaritifera (Linnaeus, 1758).
a) Đặc điểm hình thái
Hình đĩa, tròn dẹt, con lớn đường kính hơn 200 m
Mặt ngoài thường sần sùi, nhiều vân và vảy nhỏ
Bản lề thẳng, răng biến mất thay vào đó là một khối keo đàn hồi màu đen
Mặt trong trơn và sáng, nổi lên xà cừ ánh nhiều màu. Mép viền quanh vỏ màu nâu vàng
b) Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn chủ yếu là tảo ngoài ra Trai còn ăn các chất lơ lững trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ.
Trai bắt mồi theo theo phương thức thụ động nhưng có chọn lọc theo kích thước.
Quá trình chọn lọc thức ăn cũng tương tự như cách chọn lọc thức ăn của Hầu. Tuổi thọ của Trai khoảng 12 năm.
c)Đặc điểm sinh sản:
Khi tuyến sinh dục của Trai thành thục chúng phóng sản phẩm sinh dục (trứng và tinh trùng) vào môi trường nước. Trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng phù du. Khoảng 25 ngày sau ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn sống bám. Ấu trùng bám thường tiết ra 3-4 rễ tô chân để bám vào giá thể. Trai 1 tuổi bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản từ tháng 4-10.
d) Nơi sống và sinh thái:
Sống ở vùng triều, những con lớn thường sống ở dưới triều, có khi sâu 20 m nước. Có chân tơ bám vào bờ đá, rạn san hô hay những giá bám cứng khác. Thường sống tập trung 5 - 10 cá thể trên một vật bám.
e) Phân bố:
Việt Nam: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, đảo Hoàng Sa (Saurine, 19620,) Phú Quốc, Côn Đảo.
Thế giới: Phía Nam đảo Kii, Penisula, Honshu.
2.TRAI NGỌC MÔI VÀNG
HTPL
Ngành: Mollusk
Lớp: Bivalvia
Bộ: Pterioida
Họ:Pteriidae
Giống:Pinctada
Loài: P.maxima (Jameson, 1901)
P.maxima (Jameson, 1901)
Là loài trai ngọc có cơ thể lớn, vỏ dài có thể đến 300 mm, vỏ gần như hình tròn. Tai trườc nhỏ rõ ràng, tai sau sát liền với vỏ nên khó phân biệt. Các phiến sinh trưởng sắp xếp thưa, mặt ngoài của vỏ màu nâu. Mặt trong của vỏ óng ánh kim loại bạc và ở cá thể trưởng thành mặt trong của vỏ có màu óng ánh vàng theo vết màu áo.
a)Đặc điểm hình thái:
Là loài ăn lọc, thức ăn là phiêu sinh. Có khả năng tự bảo vệ khi có vật lạ xâm nhập vào cơ thể bằng cách tiết ra chất ngọc bọc lấy vật lạ. Khả năng này cao hơn loài P.margaritifera (trai ngọc môi đen)
b) Đặc điểm dinh dưỡng:
Trai P.maxima sống ở độ sâu từ 20m trở lên; nơi có dòng nước lưu chuyển và có đáy là các rạn san hô, sỏi, cát; độ trong cao; độ mặn ổn định trong khoảng 32-35 ‰.
Đặc điểm sinh thái
c)Sinh sản:
Khi tuyến sinh dục của Trai thành thục chúng phóng sản phẩm sinh dục (trứng và tinh trùng) vào môi trường nước. Trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng phù du (tương tự như ở Hầu). Khoảng 25 ngày sau ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn sống bám. Ấu trùng bám thường tiết ra 3-4 rễ tô chân để bám vào giá thể. Trai 1 tuổi bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản từ tháng 4-10.
d) Phân bố
Thế giới: Từ Đài Loan đến Malaixia, Tây úc.
Sơ đồ phân bố trai ngọc môi vàng.
Ở Việt Nam, trai môi vàng phân bố nhiều nơi, nhất là ven các đảo từ Quảng Nam - Ðà Nẵng đến Phú Quốc, nơi có độ sâu từ 15-30m. Trong đó, các vùng biển thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận), phía Tây và Nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang) là những nơi có nguồn trai mẹ lớn nhất
Vỏ có giá trị cao trong mỹ nghệ.
Sản xuất ngọc trai làm đồ trang sức
Làm thuốc chữa bệnh
Bột ngọc trai dùng làm mỹ phẩm trắng da,giảm nếp nhăn
 Nước trà có pha bột ngọc trai có tác dụng giữ ẩm, làm đẹp da.
Sản phẩm có giá trị cao, tiềm năng xuất khẩu

 
e) Giá trị kinh tế
Công dụng ngọc trai
III) Hình thức nuôi của trai
1)Hình thức nuôi
Nơi nuôi: các dàn bè nổi trên biển
Nuôi trai trong các lồng,thường dùng loại lồng hình tròn (vòng tròn đáy d=45cm, vòng tròn trên d=35cm)
Khung lồng được làm bằng thép có bao bọc lớp nhựa chống rỉ; lồng đan bằng dây cước hay dây ni lông có miệng và dây treo. Lồng trai để ở độ sâu >2m
Lồng bè nổi trên biển
c) Thời gian nuôi
Khoảng 6- 8 tháng trai đạt cỡ 6,6 7 cm thì chuyển thành trai nguyên liệu cấy nhân ngọc
Mùa vụ sinh sản vào tháng 4 - 10

b) Mật độ nuôi
Trai giống cỡ 2-3 cm khoảng 120-150 con/lồng
4-5 cm 100 con/lồng
6-6,5 cm 80 con/lồng
e) Quản lý
Nên phải định kỳ tẩy rửa khi thấy trên vỏ Trai có nhiều sinh vật bám nhất là sinh vật bám trên bản lề của Trai nếu không Trai sẽ không mở vỏ được, trong điều kiện môi trường bất lợi phải di dời đi nơi khác. Trai cũng có nhiều dịch hại như Hải miên, Cua, Sao biển…cần có biện pháp phòng trừ.
Thường xuyên tuyển chọn các loại trai để nuôi theo đúng mật độ
IV. Kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc
Chuẩn bị trai mẹ
Chọn lọc trai mẹ
Cấy nhân
Cấy màng áo
Cắt màng áo
Chăm sóc quản lý
Nuôi thành ngọc
(nuôi vỗ, nuôi thành thục
Thu hoạch
Quy trình nuôi trai lấy ngọc
Nuôi gây màu
Thu hoạch
Ngọc trai được thu hoạch vào mùa nhiệt độ thấp thì chất lượng ngọc tốt hơn thu ở mùa có nhiệt độ cao. Thời kỳ thu hoạch rộ từ tháng 8-10 hàng năm. Tách vỏ trai, thu lấy ngọc sau đó rửa sạch và tiến hành phân loại.
Trai không đạt tiêu chuẩn như hạt không tròn, có nhiều vết bẩn sẽ được xử lý tiếp bằng dung dịch H2O2 2% từ 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng xà phòng và ngâm vào cồn 40o trong 6 giờ. Có thể dùng song siêu âm để tẩy vết bẩn. Ngọc không tròn có thể được mài tròn và đánh bong. Nếu màu sắc không đẹp có thể dùng phẩm nhuộm để nhuộm màu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khung Van Khin
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)