Đặc điểm nghệ thuật thơ trẻ thời kì chống mỹ
Chia sẻ bởi Dương Thị Thúy Ba |
Ngày 21/10/2018 |
74
Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm nghệ thuật thơ trẻ thời kì chống mỹ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THƠ TRẺ THỜI KÌ CHỐNG MĨ
Có 4 nội dung chính:
Về mặt thể loại
Về ngôn ngữ thơ
Giọng điệu thơ
Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh
Thơ trẻ thời kì chống Mĩ sử dụng thành công thể lục bát với một số tác giả tiêu biểu như: Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa…
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
(Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Đặc biệt là sử dụng nhiều và có hiệu quả thơ tự do và trường ca.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi!
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
1.Về mặt thể loại
- Với thể trường ca, các nhà thơ có thể diễn tả được một cách sâu rộng, khái quát hiện thực cuộc sống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thông qua thể trường ca, các nhà thơ đã thể hiện được năng lực khái quát , sự suy ngẫm của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Tiêu biểu là Trường ca Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo
- Sự phát triển của thể thơ tự do là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng những đổi thay và phát triển nội dung thơ trong thời đại mới.
2.Ngôn ngữ thơ
Trong quá trình hiện đại hóa văn học, thơ trữ tình điệu hát có xu hướng vận động, phát triển thành thơ trữ tình điệu nói.
Thơ trữ tình điệu nói có thể diễn đạt thoải mái những cảm nghĩ, câu thơ có thể kéo dài, linh hoạt hơn, ngữ điệu cũng đa dạng hơn.
Ngôn ngữ thơ trẻ thời kì chống Mĩ có khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ trở về gắn liền với ngôn ngữ đời sống.
Các nhà thơ trẻ có ý thức đưa ngôn ngữ đời sống , đưa khẩu ngữ vào làm thơ.Tiêu biểu là Phạm Tiến Duật với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’
- Không có kính không phải vì xe không có kính
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
- Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Chất trẻ trung, bung phá trong suy nghĩ cũng tạo nên một khuynh hướng của thơ trẻ là sử dụng nhiều những chi tiết cụ thể, thô nhàm của đời sống sinh hoạt và chiến tranh, mạnh dạn sử dụng những câu thơ văn xuôi:
- Nào cuốc nào chòong xoong nồi xủng xoảng
- Bếp tập thể đậu khô và rau muống
Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng…
- Mùi mồ hôi thật thà của lính
- Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng...
3. Giọng điệu thơ
Thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ lấy cảm hứng trữ tình - sử thi làm chủ đạo. Nó là sản phẩm tất yếu của thời đại cả nước ra trận.
Tương ứng với cảm hứng này là giọng điệu anh hùng ca. Có thể nói đây là chủ âm trong dàn đồng ca thơ chống Mỹ.
Giọng thơ hào sảng, lạc quan
+) Hào hùng, sảng khoái, lạc quan là âm hưởng chủ đạo của nền thơ ca cách mạng, bao hàm thơ chống Mỹ.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
+) Chất giọng hào sảng được hiện lên ngay ở tiêu đề thi phẩm, từ Gió lộng, Ra trận, Hai đợt sóng, Hoa dọc chiến hào, Mặt đường khát vọng , Vầng trăng và quầng lửa… đến: Người con gái Việt Nam, Dáng đứng Việt Nam, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng…
+ Các nhà thơ như đều muốn vươn tới tầm không gian bao quát, cao rộng để:
“Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu”
(Tố Hữu).
Giọng trữ tình, thống thiết
+ Giọng trữ tình thống thiết được sản sinh từ bản chất thể loại và mỹ cảm của nhà thơ..
Giọng trữ tình thống thiết trước hết được xuất phát từ cảm hứng “rưng rưng” trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng thơ hào sảng, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như người mẹ nhân hậu, vị tha; giọng thơ trở về dịu êm, đằm thắm, chan chứa ân tình:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng.”
(Tố Hữu - Chào xuân 1967)
+ Nguyễn Đình Thi rất thành công trong thơ và nhạc, thể hiện khí thế sục sôi của cách mạng. Nhưng thơ ông cũng rất tâm tình, lắng sâu qua những cảm xúc về đất nước và con người Việt Nam trong những năm tháng đau thương mà anh dũng:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”
(Bài ca Hắc Hải)
-Thơ Huy Cận có đặc điểm ở tính bình dị, hồn hậu mà xúc động, lắng sâu, cũng ngợi ca nhưng trong nhiều trường hợp, chất giọng ngợi ca ấy thật điềm đạm, hợp với cái “tạng” của ông:
“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thật, sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.”
( Đi trên mảnh đất này)
Giọng triết lý, suy tưởng
+ Giọng điệu triết lý, suy tưởng giàu tính chính luận thường được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói, cấu trúc câu thơ thường theo hướng mở rộng
“Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
4.Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ
-Với tâm hồn giàu có suy nghĩ, sự phong phú cảm xúc, độ tinh nhạy trẻ trung của các giác quan của những nhà thơ trẻ đã giúp họ phát huy mạnh mẽ khả năng liên tưởng, xây dựng thành công phương thức chuyển nghĩa theo kiểu chuyển đổi cảm giác , chuyển đổi ấn tượng để sáng tạo hình ảnh thơ.
Trong sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Trần Đăng Khoa, âm thanh trở nên có hình khối:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng
Tiếng chim trên đòi chốt qua tâm hồn trẻ trung của Hoàng Nhuận Cầm lăn lăn như những vòng bi thuở nhỏ
Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng
Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm
Khả năng liên tưởng trong thơ trẻ thật phong phú. Những liên tưởng trong thơ Hữu Thỉnh thường nhằm cụ thể hóa, hữu hình hóa những cái vô hình: “ Đêm căng như tờ giấy”, “ chúng tôi bơi trong thương nhớ riêng mình”.
Trong cảm nhận của các nhà thơ trẻ, âm thanh, màu sắc quả là tương giao cùng nhau, chuyển đổi sắc thái cho nhau.
-Bìm bịp kêu trắng hàng bông so đũa
( Thanh Thảo)
-Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa hạ
(Thanh Thảo)
-Hoa bung biêng ơi, con lắc của mùa xuân
( Hữu Thỉnh)
-Tiếng vượn hú, tiếng voi đi, nai tác
Rừng – âm – thanh lấp lánh muôn cây
(Phạm Tiến Duật)
Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng thật phong phú: Bà mẹ, con suối, dòng sông, sóng, đất, cát… nhằm thể hiện sức mạnh của nhân dân trong thờ kì chống Mĩ cứu nước
Hình ảnh bà mẹ trong thơ:’’ Trở về quê nội’’ của Lê Anh Xuân:
- Mẹ lưng còng tóc bạc
-Tần tảo sớm hôm
-Nuôi các anh ta dưới hầm bí mật
-Cả đời mẹ hi sinh gan góc
-Mẹ là mẹ Việt Nam
KẾT LUẬN
Nghệ thuật thơ đã góp phần làm nên nét độc đáo, trường tồn của dòng thơ chống Mỹ. Trên cái nền âm hưởng sử thi, thơ chống Mỹ còn có những giọng điệu trữ tình thống thiết bên cạnh chất giọng triết lý, suy tưởng đậm chất chính luận.
Thể loại
NGHỆ THUẬT
P thức chuyển nghĩa và s tạo hình ảnh
Giọng điệu
Ngôn ngữ thơ
Thơ tự do
Sự cảm nhận tinh tế
Hào sảng, lạc quan
Khả năng tổng hợp, khái quát
Triết lí, suy tưởng
Khả năng liên tưởng
Trữ tình điệu nói
Trữ tình điệu hát
Trường ca
Thơ lục bát
Trữ tình,thống thiết
Có 4 nội dung chính:
Về mặt thể loại
Về ngôn ngữ thơ
Giọng điệu thơ
Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh
Thơ trẻ thời kì chống Mĩ sử dụng thành công thể lục bát với một số tác giả tiêu biểu như: Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa…
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
(Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Đặc biệt là sử dụng nhiều và có hiệu quả thơ tự do và trường ca.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi!
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
1.Về mặt thể loại
- Với thể trường ca, các nhà thơ có thể diễn tả được một cách sâu rộng, khái quát hiện thực cuộc sống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Thông qua thể trường ca, các nhà thơ đã thể hiện được năng lực khái quát , sự suy ngẫm của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Tiêu biểu là Trường ca Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay trường ca Những người đi tới biển của Thanh Thảo
- Sự phát triển của thể thơ tự do là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng những đổi thay và phát triển nội dung thơ trong thời đại mới.
2.Ngôn ngữ thơ
Trong quá trình hiện đại hóa văn học, thơ trữ tình điệu hát có xu hướng vận động, phát triển thành thơ trữ tình điệu nói.
Thơ trữ tình điệu nói có thể diễn đạt thoải mái những cảm nghĩ, câu thơ có thể kéo dài, linh hoạt hơn, ngữ điệu cũng đa dạng hơn.
Ngôn ngữ thơ trẻ thời kì chống Mĩ có khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ trở về gắn liền với ngôn ngữ đời sống.
Các nhà thơ trẻ có ý thức đưa ngôn ngữ đời sống , đưa khẩu ngữ vào làm thơ.Tiêu biểu là Phạm Tiến Duật với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’
- Không có kính không phải vì xe không có kính
- Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
- Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Chất trẻ trung, bung phá trong suy nghĩ cũng tạo nên một khuynh hướng của thơ trẻ là sử dụng nhiều những chi tiết cụ thể, thô nhàm của đời sống sinh hoạt và chiến tranh, mạnh dạn sử dụng những câu thơ văn xuôi:
- Nào cuốc nào chòong xoong nồi xủng xoảng
- Bếp tập thể đậu khô và rau muống
Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng…
- Mùi mồ hôi thật thà của lính
- Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt
Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc
Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng...
3. Giọng điệu thơ
Thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ lấy cảm hứng trữ tình - sử thi làm chủ đạo. Nó là sản phẩm tất yếu của thời đại cả nước ra trận.
Tương ứng với cảm hứng này là giọng điệu anh hùng ca. Có thể nói đây là chủ âm trong dàn đồng ca thơ chống Mỹ.
Giọng thơ hào sảng, lạc quan
+) Hào hùng, sảng khoái, lạc quan là âm hưởng chủ đạo của nền thơ ca cách mạng, bao hàm thơ chống Mỹ.
Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
( Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
+) Chất giọng hào sảng được hiện lên ngay ở tiêu đề thi phẩm, từ Gió lộng, Ra trận, Hai đợt sóng, Hoa dọc chiến hào, Mặt đường khát vọng , Vầng trăng và quầng lửa… đến: Người con gái Việt Nam, Dáng đứng Việt Nam, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng…
+ Các nhà thơ như đều muốn vươn tới tầm không gian bao quát, cao rộng để:
“Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu”
(Tố Hữu).
Giọng trữ tình, thống thiết
+ Giọng trữ tình thống thiết được sản sinh từ bản chất thể loại và mỹ cảm của nhà thơ..
Giọng trữ tình thống thiết trước hết được xuất phát từ cảm hứng “rưng rưng” trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng thơ hào sảng, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như người mẹ nhân hậu, vị tha; giọng thơ trở về dịu êm, đằm thắm, chan chứa ân tình:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng.”
(Tố Hữu - Chào xuân 1967)
+ Nguyễn Đình Thi rất thành công trong thơ và nhạc, thể hiện khí thế sục sôi của cách mạng. Nhưng thơ ông cũng rất tâm tình, lắng sâu qua những cảm xúc về đất nước và con người Việt Nam trong những năm tháng đau thương mà anh dũng:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”
(Bài ca Hắc Hải)
-Thơ Huy Cận có đặc điểm ở tính bình dị, hồn hậu mà xúc động, lắng sâu, cũng ngợi ca nhưng trong nhiều trường hợp, chất giọng ngợi ca ấy thật điềm đạm, hợp với cái “tạng” của ông:
“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thật, sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.”
( Đi trên mảnh đất này)
Giọng triết lý, suy tưởng
+ Giọng điệu triết lý, suy tưởng giàu tính chính luận thường được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói, cấu trúc câu thơ thường theo hướng mở rộng
“Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá
Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
4.Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh thơ
-Với tâm hồn giàu có suy nghĩ, sự phong phú cảm xúc, độ tinh nhạy trẻ trung của các giác quan của những nhà thơ trẻ đã giúp họ phát huy mạnh mẽ khả năng liên tưởng, xây dựng thành công phương thức chuyển nghĩa theo kiểu chuyển đổi cảm giác , chuyển đổi ấn tượng để sáng tạo hình ảnh thơ.
Trong sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Trần Đăng Khoa, âm thanh trở nên có hình khối:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng
Tiếng chim trên đòi chốt qua tâm hồn trẻ trung của Hoàng Nhuận Cầm lăn lăn như những vòng bi thuở nhỏ
Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng
Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm
Khả năng liên tưởng trong thơ trẻ thật phong phú. Những liên tưởng trong thơ Hữu Thỉnh thường nhằm cụ thể hóa, hữu hình hóa những cái vô hình: “ Đêm căng như tờ giấy”, “ chúng tôi bơi trong thương nhớ riêng mình”.
Trong cảm nhận của các nhà thơ trẻ, âm thanh, màu sắc quả là tương giao cùng nhau, chuyển đổi sắc thái cho nhau.
-Bìm bịp kêu trắng hàng bông so đũa
( Thanh Thảo)
-Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa hạ
(Thanh Thảo)
-Hoa bung biêng ơi, con lắc của mùa xuân
( Hữu Thỉnh)
-Tiếng vượn hú, tiếng voi đi, nai tác
Rừng – âm – thanh lấp lánh muôn cây
(Phạm Tiến Duật)
Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng thật phong phú: Bà mẹ, con suối, dòng sông, sóng, đất, cát… nhằm thể hiện sức mạnh của nhân dân trong thờ kì chống Mĩ cứu nước
Hình ảnh bà mẹ trong thơ:’’ Trở về quê nội’’ của Lê Anh Xuân:
- Mẹ lưng còng tóc bạc
-Tần tảo sớm hôm
-Nuôi các anh ta dưới hầm bí mật
-Cả đời mẹ hi sinh gan góc
-Mẹ là mẹ Việt Nam
KẾT LUẬN
Nghệ thuật thơ đã góp phần làm nên nét độc đáo, trường tồn của dòng thơ chống Mỹ. Trên cái nền âm hưởng sử thi, thơ chống Mỹ còn có những giọng điệu trữ tình thống thiết bên cạnh chất giọng triết lý, suy tưởng đậm chất chính luận.
Thể loại
NGHỆ THUẬT
P thức chuyển nghĩa và s tạo hình ảnh
Giọng điệu
Ngôn ngữ thơ
Thơ tự do
Sự cảm nhận tinh tế
Hào sảng, lạc quan
Khả năng tổng hợp, khái quát
Triết lí, suy tưởng
Khả năng liên tưởng
Trữ tình điệu nói
Trữ tình điệu hát
Trường ca
Thơ lục bát
Trữ tình,thống thiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thúy Ba
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)