ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Minh Thu | Ngày 18/03/2024 | 1

Chia sẻ tài liệu: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỀU HỌC
Nhóm Mèo Con
1. Nghề dạy học và động cơ chọn nghề dạy học:
Có 5 động cơ chọn nghề dạy học:
+ Lòng yêu nghề.
+ Nguyện vọng truyền thụ nội dung kiến thức cụ thể.
+ Sự hứng thú và sự phấn chấn về việc cố gắng thay đổi xã hội.
+ Nguyện vọng phục vụ có giá trị đối với xã hội.
2. Nhà giáo và sự trau dồi nhân cách:
- Sản phẩm lao động của người giáo viên là nhân cách của học sinh.
- Trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ thầy cô giáo ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường => người GV là người quyết định trực tiếp chất lương đào tạo.
- Thầy giáo là “cầu nối” giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa đó ở trẻ.
=> Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của sinh viên trong trường sư phạm, mà là nhiệm vụ được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục và hệ thống trong chính nghề nghiệp của mình.
3. Đặc điểm của lao động sư phạm :
3.1. Mục đích lao động của giáo viên:
Mục đích lao động của giáo viên là tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Giáo viên tiểu học giữ vị trí quan trọng là xây dựng những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người lao động làm chủ tương lai.
=>Giáo viên TH phải đến với học sinh bằng tình thương yêu và lòng tin tưởng, sự chấp nhận và tôn trọng, sự tế nhị, nhạy cảm, văn minh nhưng kiên quyết.
3.2 Đối tượng lao động của giáo viên:
Con người - đối tượng lao động của giáo viên là con người mà nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ.

=> Giáo viên TH, hơn ai hết phải có ý thức và kỹ năng tự hoàn thiện mình để tạo ra được uy tín đối với học sinh bằng chính các sản phẩm chất và năng lực của mình.
3.3. Công cụ lao động của giáo viên:
Công cụ bên ngoài:
Công cụ bên trong: nhân cách của người GV

=>Người giáo viên TH phải luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy năng lực ở mỗi học sinh.
3.4 Tính chất lao động của giáo viên:
3.4.1 Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao:
- Tính khoa học của nghề dạy học thể hiện ở chỗ "giáo viên phải phát triển các quy tắc và quy trình rõ ràng có thể làm được để quản lý lớp học tốt".
- Tính nghệ thuật của dạy học thể hiện ở chỗ giáo viên vận dụng linh hoạt các quy tắc trong các tình huống dạy học và giáo dục học sinh, phối hợp các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học và giáo dục.
- Tính sáng tạo đòi hỏi người giáo viên tiểu học không được rập khuôn, máy móc trong việc sử dụng các tri thức mà phải vận dụng chúng một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, cải tiến sao cho phù hợp với từng tình huống và đối với từng học sinh cụ thể.
Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
3.4.2 Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp:
- Lao động của người giáo viên không chỉ tính theo tiết lên lớp hay tám giờ vàng ngọc, mà được tính theo khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo của công việc.
=> Người GV TH phải xây dựng cho mình một tinh thần trách nhiệm cao, một lương tâm nghề nghiệp cao thượng, một tâm hồn nhạy cảm cùng vốn kiến thức vững vàng, vốn văn hóa phong phú để có thể tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học,nghệ thuật và tính sáng tạo trong các hoạt động sư phạm của mình.
Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Minh Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)