đặc điểm chung ngành chân khớp

Chia sẻ bởi Lưu Thanh Thư | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: đặc điểm chung ngành chân khớp thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP
( ARTHROPODA)
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
Lớp : SP Sinh K2.
- Chân khớp là ngành rất lớn : Chiếm hơn 2/3 số loài của giới động vật (khoảng 1 triệu loài).

Giới thiệu chung về ngành Chân Khớp :
Nhóm 8 :
Phạm Thúy Hằng
Trương Bích Thủy
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Thu Thủy
Trịnh Xuân Thiệp
Chân khớp gồm 4 phân ngành chính :
Chân khớp gồm có 10 đặc điểm chung cơ bản sau đây :

Có cơ thể và phần phụ phân đốt.
Có bộ xương ngoài bằng cuticun, kết hợp cùng protein và kitin.
Cơ thể lớn lên qua các lần lột xác.
Hệ thần kinh kiểu Giun đốt nhưng não phân hóa hơn. Đa số có mắt kép, 1 số có mắt đơn.
Hệ cơ gồm các chùm cơ.
Thể xoang hỗn hợp.
Hệ tuần hoàn hở, tim có nhiều đôi lỗ tim.
Cơ quan hô hấp đa dạng : mang, phổi sách,….
Cơ quan bài tiết là các dạng biến đổi của hậu đơn thận hoặc các ống manpighi ( ở sâu bọ).
Hệ sinh dục là phần thể xoang thu hẹp lại. Trứng phân cắt bề mặt phát triển thường qua giai đoạn ấu trùng và có biến thái.
II . Đặc điểm chung của ngành Chân Khớp :

Có cơ thể và phần phụ phân đốt :
- Đều có cơ thể phân đốt :
+ Phân đốt đồng hình
+ Phân đốt dị hình và tập trung đốt
- Phần phụ phân đốt :
+ Kiểu cấu tạo 2 nhánh
+ Kiểu cấu tạo 1 nhánh
- Giữa các đốt phần phụ và đốt thân đều có khớp giúp ĐV di chuyển dễ dàng.
Phần phụ của Chân khớp
(A, B) và sơ đồ khớp nối giữa các đốt
Kiểu hai nhánh (chân hàm của Tôm);
Kiểu 1 nhánh (chân sâu bọ)
1.Nhánh trong; 2. Nhánh ngoài; 3. Mang; 4. Đốt chân; 5. Cơ duỗi chi; 6. Thành cơ thể
7. Cơ gập chi; 8. Màng khớp; 9. Chiều gập của chi khi cơ gập co
2. Có bộ xương ngoài :
- Có lớp vỏ cứng bọc ngoài lớp này là tầng cuticun có kitin bao bọc bên ngoài ( sản phẩm tiết của mô bì ) :
+ Tầng mặt ( epticuticun) : bản chất là lipoprotein
+ Tầng dưới ( procuticun) : có 2 thành phần chính là kitin và protein
Ở 1 số Chân Khớp vỏ còn ngấm thêm các muối khoáng nên rất cứng.
Các TB biểu bì còn sinh ra các lông, tơ, gai, vảy, màu sắc.
- Bộ xương ngoài còn tạo mấu lồi bên trong là chỗ bám của cơ và là điểm tựa của đòn bẩy khi vận động các đốt.
Sơ đồ cấu trúc tầng cuticun và mô bì của Sâu bọ (A) và giáp xác (B)
1. Tầng mặt; 2. Tầng ngoài; Tầng trong; 4. TB mô bì cơ; 5. TB tuyến đơn bào; 6. Lớp không Canxi; 7. Lớp canxi; 8. Lớp sắc tố; 9. Procuticun
3. Cơ thể lớn lên qua các lần lột xác :
Sau từng đợt , tế bào mô bì lại tiết lớp vỏ mới cùng với tiết dịch lột xác chứa enzim hòa tan edocuticun của lớp vỏ cũ.
Chuẩn bị lột xác Chân Khớp nuốt căng không khí hoặc nước , tạo sức ép cho cơ thể phình lên làm vỡ lớp vỏ cũ rồi chui ra ngoài. Sau khi lột xác lớp vỏ mới sẽ cứng dần lại và con non lớn nhanh rồi ngừng lại chờ lần lột xác mới.
Cơ chế lột xác được điều khiển bằng cơ chế thần kinh – hoocmon.
Thiêu thân đang lột xác (A) và cơ chế thần kinh - hocmôn điều khiển lột xác (B)
4. Hệ thần kinh và giác quan :
a. Hệ thần kinh :
Hệ thần kinh của chân khớp gồm có não và Chuỗi hạch thần kinh bụng:

+ Não: Cấu tạo phức tạp gồm não trước, não giữa và não sau.
� Não trước (protocerebrum): Gồm một thể trung tâm, một cầu não trước, một hay hai thể nấm (là trung khu thần kinh điều
 khiển các hoạt động bản năng phức tạp (nhất là ở nhóm côn trùngcó đời sống xã hội)).
� Não giữa (meso- hay deuterocerebrum): Gồm các hạch râu, từ đó có các dây thần kinh điều khiển đôi râu thứ nhất, là trung khu khứu giác và có cầu nối trên hầu.
� Não sau (trito- hay metacerebrum): Gồm 2 hạch não có cầu nối dưới hầu, là trung khu điều khiển đôi râu thứ 2 của Giáp xác và đôi kìm của Có kìm. Não sau còn có hệ thần kinh giao cảm miệng - dạ dày, điều khiển phần trước ống tiêu hoá.

+ Chuỗi hạch thần kinh bụng: 
Chuỗi thần kinh bụng có nguồn gốc độc lập với não. Mỗi đôi hạch ứng với một đốt. 

Từ một đôi hạch có 3 đôi dây thần kinh: 
Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở mặt lưng là đôi dâythần kinh vận động, còn đôi thứ 2 ở mặt bụng là dây cảm giác.
4. Hệ thần kinh và giác quan :
b. Giác quan :
 
+ Mắt kép: Là sản phẩm riêng của chân khớp. Cấu tạo mỗi mắt kép có nhiều ô mắt (ommatidium). Mỗi ô mắt có phần bao ngoài là màng sừng trong suốt, hình lục giác, tiếp theo là thuỷ tinh thểhình côn, cả 2 bộ phận tạo thành thấu kính của ô mắt. 
Bên trong làchùm tế bào màng lưới có chức năng cảm nhận ánh sáng liên hệ với trungtâm thần kinh thị giác. Các tế bào này xếp hình hoa thị, baoquanh thể quedo chúng tiết ra, nằm dọc theo trục ô mắt… Bờ bên của từng ô mắt là tế bào sắc tố. Chúng có thể xếp theo 2 kiểu, phù hợp với 2 lối nhìn khác nhau của chân khớp: nhìn chập và nhìn lốm đốm. 

Ví dụ như mắt của côn trùng hoạt động ban ngày thường có kiểu nhìn lốm đốm, mắt côn trùng hoạt động ban đêm thường có kiểu nhìn chập nên ảnh sẽ rõ ràng và sắc nét hơn.
Cấu tạo mắt kép của Chân khớp
   * Mắt kép của chân mang: A. Cắt dọc mắt; B. Cấu tạo 4 ô mắt
   * Mắt kép của sâu bọ: C. Sơ đồ chung; D. Ổ mắt sâu bọ HĐ ban ngày  (D) và ban đêm (E)

1. Cuticun, 2. Côn thủy tinh thể; 3. Phần ngọn TB mạng lưới; 4. TB mạng lưới; 5. Màng đáy
6. Sợi thần kinh, 7. Lớp sắc tố đệm giữa; 8-9. Hạch TK thị giác; 10. Sợi TK thị giác; 11. Cơ co cuống mắt; 12. Dây TK thị giác; 13. Não; 14. TB sắc tố;15. Thể que, 16. TB cảm giác
5. Hệ cơ gồm các chùm cơ :

Nhánh thần kinh điều khiển hoạt động của cơ ở chân khớp cũng cósai khác với các nhóm động  vật khác: Một cơ chỉ có 1 hay rất ít nơron, trong khi đó mỗi sợi cơ lại liên kết  với 5 kiểu nơron khác nhau(nơron gây co cơ nhanh chóng,nơron gây co cơ chậm nhưng bền,  nơrôn gây ức chế...) và mỗi nơron phát nhánh tới nhiều sợi cơ.
- Từ bao cơ của tổ tiên đã hình thành các bó cơ vận động từng phần hoặc từng đốt của cơ thể .
- Cơ của Chân khớp là cơ vân điển hình giúp Chân khớp phản ứng nhanh hơn.
6. Thể xoang hỗn hợp :
- Thể xoang chính thức và nhu mô đệm ở thể xốp lấp đầy trong xoang.
Thể xoang điển hình chỉ còn lại 1 phần quanh hệ sinh dục và hệ bài tiết , phần còn lại của tế bào thành thể xoang chuyển thành mô liên kết. Cẫu trúc này được coi là thể xoang hỗn hợp (mixocoelum) có liên quan đến cấu trúc của hệ tuần hoàn , còn gọi là xoang máu.
7. Hệ tuần hoàn hở :
 - Hệ tuần hoàn hở có bộ xương ngoài làm vô hiệu hoá hoạt động của cơ. Trong khi tim chưa chuyên hóa đủ mạnh.
-Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn của chân khớp là mạch chạy dọc sống lưng được gọi là "tim" với các đôi lỗ tim (có van) ở hai bên.
- Hệ tuần hoàn hở là do có thời kì máu tràn vào xoang cơ thể. Ngoài ra còn có van tin để máu di chuyển 1 chiều.
Là 1 mạch chạy dọc sống lưng gọi là “tim” với các đôi lỗ tim ở 2 bên.
Máu chứa huyết sắc tố hemoglobin (màu đỏ) hoặc hemocyanin (màu xanh) tùy nhóm.
8. Cơ quan hô hấp
Các kiểu hô hấp ở Chân khớp :
+ ĐV ở nước : mang, mang sách.
+ ĐV ở cạn : phổi sách, ống khí ( là dạng phố biến nhất).
+ 1 số ĐV ( kể cả ở nước, ở cạn hoặc kí sinh ) : qua da
Mang :
- Là các nhánh nằm ở gốc phần phụ, thường nằm trong khoang mang
b. Mang sách :
Gồm các tấm xếp chồng lên nhau ở dưới phần phụ bụng.
c. Phổi sách :
Trong khoang phổi có các tấm xếp chồng lên nhau ( là dạng biến đổi của mang sách)
d. Ống khí :
- Là 1 hệ thống ống có khung cuticun nâng đỡ ở mặt trong phân nhánh nhiều lần và kết thúc trong các mô của cơ thể
Ống khí thông với ngoài qua lỗ thở thường có van khép mở
e. Hô hấp qua bề mặt cơ thể : Qua da.
Ống khí của sâu bọ
A. Sơ đồ ống khí của sâu bọ; B. Sơ đồ các phần của ống khí; C. Phần phía ngoài gắn với lỗ thở
D. Phần phía trong gắn với TB cơ; E. Mang ông khí của ấu trùng chuồn chuồn kim;
G. Mang ông khí của ấu trùng thiêu thân.
9. Cơ quan bài tiết :
Có 2 nhóm cơ quan bài tiết có nguồn gốc khác nhau :
+ Là dạng biến đổi của hậu đơn thận chỉ còn giữ lại ở một số đốt : tuyến hàm hoặc tuyến râu, thận môi hoặc thận hàm, tuyến háng.
+ Ống malpighi nằm chìm trong dịch thể xoang và đổ vào vùng ranh giới của ruột giữa và ruột sau.
Cơ quan bài tiết có gốc là hậu đơn thận
10. Tuyến sinh dục và đặc điểm phát triển:
a. Tuyến sinh dục :
Tuyến sinh dục là phần thu hẹp của thể xoang.
Sản phẩm sinh dục đổ trực tiếp vào các ống dẫn.
Noãn trung hoàng.
 Lỗ sinh dục không cố định. 
Ví dụ như ở giáp xác thì ở cuối ngực, nhện ở gần giữa cơ thể, nhiều chân thì ngay sau đầu,  còn côn trùng thì ở cuối cơ thể.
10. Tuyến sinh dục và đặc điểm phát triển:
b. Đặc điểm phát triển:
 Trứng nhiều thể vàng và thuộc loại trung noãn hoàng, phân cắt trứng theo bề mặt.
- Phôi vị được hình thành theo lối lõm vào hay di nhập.
- Lá phôi giữa hình thành theo lối đoạn bào từ tế bào 4d.
- Phát triển trực tiếp hay gián tiếp qua các dạng ấu trùng khác nhau.
- Ấu trùng thường khác trưởng thành về nhu cầu thức ăn và môi trường sống.
- Con trưởng thành có hành vi hoạt động sinh dục rất phức tạp và hiệu quả như nhện, côn trùng...
Có 2 dạng biến thái :
+ Biến thái hoàn toàn : Trứng  Ấu trùng  Nhộng  Con trưởng thành.
+ Biến thái không hoàn toàn : Trứng  Ấu trùng  Con trưởng thành.
- 1 số loài phát triển trực tiếp không qua giai đoạn ấu trùng. VD : Nhện, cua…
Biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
Hệ thống phân loại Chân khớp
PHÂN NGÀNH TRÙNG BA THÙY (TRILOBITHOMORPHA)
Lớp trùng 3 thùy
( Trilobita)
Lớp Trùng ba thùy (trilobita)
Đã tuyệt chủng, hiện nay chỉ còn 1 vài hóa thạch còn sót lại
Thời kì cực thịnh của Trùng ba thùy vào nguyên đại Cổ sinh
PHÂN NGÀNH CÓ KÌM (CHELICERATA)
Lớp Hình lưỡi
( Linguatulida)
Lớp giáp cổ
( Merostomata)
Lớp Hình nhện
( Arachnida)
Lớp Nhện biển
( Pantopoda)
Lớp giáp cổ
( Merostomata)
Lớp Hình nhện
( Arachnida)
Lớp Nhện biển
( Pantopoda)
Lớp Hình lưỡi
( Linguatulida)
PHÂN NGÀNH CÓ MANG (BRANCHIATA)
Lớp giáp xác
(Crustacea)
Lớp giáp xác
(Crustacea)
Phân lớp Chân chèo (Remipedia)
Phân lớp Chân hàm (Maxillopoda)
Phân lớp Giáp đầu (Cephalocarida)
Phân lớp Chân mang (Branchiopoda)
Phân lớp Giáp trai (Ostracoda)
Phân lớp Giáp xác lớn (Malacostraca)
Lớp giáp xác (Crustacea):
Tôm hùm
Protura
Con vật kỳ lạ có hình dạng khá giống loài chân giống khổng lồ Bathynomus giganteus
PHÂN NGÀNH CÓ ỐNG KHÍ (TRACHEATA)
Lớp nhiều chân
( Myriapoda)
Lớp sâu bọ
( Insecta)
Lớp Giáp xác
LỚP NHIỀU CHÂN ( MYRIAPODA)
Phân lớp Rết tơ
( Symphyla)
Phân lớp Râu chẻ (Pauropoda)
Phân lớp Chân kép (Diplopoda)
Phân lớp Chân môi (Chilopoda)
LỚP SÂU BỌ (INSECTA)
Phân loại
Bộ Đuôi nguyên thủy (Protura)
Bộ Hai đuôi ( Diplura)
Bộ Bọ nhảy ( Collembola)
Bộ Ba đuôi (Thysanura)
Bộ Phù du (Ephemeroptera)
Bộ Chuồn chuồn (Odonata)
Bộ Cánh thẳng (Orthoptera)
Bộ Cánh da (Dermaptera)
Bộ Plecoptera
Bộ Cánh đều (Isoptera) hoặc mối
Bộ Embioptera
Bộ Psocoptera hoặc Copeognatha
Bộ Zoraptera
Bộ Ăn lông (mallophaga)
Bộ Chấy rận (Anoplura)
Bộ Thysanoptera
Bộ Cánh nửa (Hemiptera)
Bộ Cánh giống (Homoptera)
Bộ Cánh cứng (Coleoptera)
Bộ Strepsiptera
Bộ Mecoptera
Bộ Cánh phấn (Lepidoptera) hoặc bộ Bướm
Bộ Hai cánh (Diptera)
Bộ Trichoptera
Bộ Bọ chét (Aphaniptera)
Bộ Cánh màng (Hymenoptera)
Bộ cánh cứng
Bộ bướm
Bộ chuồn chuồn
Bộ cánh thẳng
Bọ chét
Branchinecta
Bộ cánh da
Bộ cánh nửa
Bộ 2 cánh
Anoplura
Bộ ăn lông
Branchiopoda
Mối
Bộ homoptera
Lớp Hình nhện
Vai trò thực tiễn của Chân khớp
Lợi ích :
- Có giá trị xuất khẩu. VD : Tôm hùm, sú, he, ….
Chế biến thực phẩm ( Khô, đông lạnh), làm mắm.
Làm cảnh, đồ dùng trang trí.
Làm thuốc chữa bênh. VD : Ong mật.
Giúp thụ phấn cây trồng.
Diệt các sâu hại.
2. Tác hại :
Một số gây hại.
+ Truyền bệnh giun sán.
+ Kí sinh gây hại. VD : Chân kiếm.
+ Hại cho giao thông đường thủy. VD : Sống bám vào vỏ thuyền, làm giảm tốc độ của tàu thủy và các công trình ở dưới nước.
+ gây bệnh cho người và động vật
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thanh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)