đặc điểm cải cách ở Trung Quốc

Chia sẻ bởi Trần Văn Thuật | Ngày 10/05/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: đặc điểm cải cách ở Trung Quốc thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:



ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC
1978 đến nay.
1.Cải cách được tiến hành dần dần, cải cách chậm rãi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
 Cải cách dần dần đựơc tiến hành từ đơn lẻ đến tổng thể (ban đầu chỉ là những đơn vị, khu vực nhỏ lẻ, sau đó bằng thực tế thấy thích hợp thì cho tiến hành tổng thể nền kinh tế. Hay là đi từ thí điểm đến đại trà).
 Cải cách Trung Quốc là một quá trình “dò đá qua sông” đến “ ngồi thuyền qua sông”.
Chu Hải
Thâm Quyến
Hạ Môn
2. Cải cách được tiến hành theo đường lối lãnh đạo nhất quán của Đảng và Đặng Tiểu Bình
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, lý luận Đặng Tiểu Bình và sự ủng hộ của nhân dân, cuộc cải cách là sự xuyên suốt các chính sách chỉ đạo của Đảng trước sau vì mục tiêu phát triển đất nước.
 Dựa vào thực tế, Đảng cộng sản Trung Quốc đã sửa đổi, hoàn thiện phương pháp cho phù hợp với quá trình phát triển.
3. Cải cách ở Trung Quốc được thực hiện theo một cơ sở lý luận hoàn chỉnh, mang đặc sắc Trung Quốc
 Tiếp thu kinh nghiệm của thế giới (John Keynes, Roton)
 Rút kinh nghiệm lý luận của thời kì điều chỉnh Tôn Dã Phương.
 Lý luận của Đặng Tiểu Bình là định hướng của cuộc cải cách. Với phương châm là một trung tâm hai điểm cơ bản
4. Cải cách ở Trung Quốc là cuộc cải cách toàn diện, trong đó cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm
 Dù chọn ngay từ khi tiến hành cải cách chỉ là “dò đá qua sông” chỉ thực hiện thí điểm, đơn lẻ nhưng dần dần đó lại là một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các phương diện về kinh tế - từ chế độ sở hữu, chính sách giá cả, ngân hàng….Và cải cách cả về chính trị, văn hóa, chú trọng văn minh tinh thần, làm cho xã hội Trung Quốc phát triển một cách hài hòa, cân đối.
 “Cải cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác”.Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện,song khi thực hiện phải có trọng điểm để tập trung sức lực.Trọng điểm chính là cải cách thể chế kinh tế.Trọng điểm đó được xây dựng bởi phương châm chung là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, nhằm không ngừng phát triển sức sản xuất nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước.
5. Cải cách gắn liền với ổn định và phát triển.
 Cải cách để phát triển, muốn phát triển thì phải ổn định vững chắc đã trở thành điều kiện tiên quyết làm cho cách mạng thắng lợi.
 Cải cách toàn diện chứ không phải đảo lộn vô nguyên tắc.
 Duy trì thường xuyên 4 nguyên tắc ( vì không có nguyên tắc nhất quán trong khi tiến hành cải cách nên Liên Xô và các nước Đông Âu đã bị sụp đổ chế độ CNXH).
-
 Không đảo lộn nên phải tiến hành cải cách dần dần: sau 6 năm mới cải cách chính trị, 13 năm mới đi vào thế chế kinh tế thị trường.
Cải cách là đã phá cái cũ: thể chế kinh tế tập trung quan liêu, kế hoạch hóa cao độ
=> Xây dựng cái mới: nền kinh tế thị trường XHCN có sự quản lí của nhà nước.

KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa toàn diện đất nước, bộ mặt của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn. Trung Quốc đã là một cường quốc đáng nể của thế giới, có thể làm đối trọng với Mỹ, Nhật ở châu Á.
Với những gì đã đạt được trong suốt 30 năm qua, công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc đã được các nhà nghiên cứu xem là một trong mười sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc trong thế kỉ XX, cùng với cuộc cách mạng Tân Hợi và sự thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa.
Từ những đặc điểm của công cuộc cải cách ở Trung Quốc sẽ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. PTS. Đinh Công Tuân, “Quá trình cải cách kinh tế-xã hội của CHND Trung Hoa (từ 1978 đến 1998)”. NXB Khoa học xã hội, năm 1998.
2. TS Nguyễn Thế Tăng (chủ biên), “Trung Quốc: cải cách và mở cửa (1978-1998)”. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 2000
3. “Quan điểm lý luận khoa học xã hội Trung Quốc”.NXB Thông tin lý luận.
4. “ Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng cộng sản Trung Quốc”. Tài liệu tham khảo số 11/2007.
5. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(91)/2009, tr. 69-74.
6. Http://www.google.com.vn.
7. Http://www.vietnamnet.vn.
8. Http://vietbao.com.vn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Thuật
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)