đã phá pass giúp bạn

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Vy | Ngày 26/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: đã phá pass giúp bạn thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Chương I - Điện tích điện trường
Chuyên đề 1: Tương tác điện và cân bằng điện tích
1. Điện tích
+ là thuộc tính cuả các vật
+ có hai loại điện tích: Điện tích âm và điện tích dương.
+ Tương tác giữa hai điện tích: Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
+ kí hiệu điện tích thường là q,Q
+ Đơn vị đo điện tích là culông( C)
2. Điện tích điểm và định luật culông.
+ vật nhiễm điện có kích thước nhỏ gọi là điện tích điểm.
+ Lực tương tác giữa hai điện tích điểm: có phương là đường thẳng nối hai điện tích, có chiều là các lực hút và lực đẩy, có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích, tỉ lệ nghich với bình phương khoảng cách giữa chúng.

+ Nếu các điện tích đặt trong môi trường bất kì, lực điện sẽ giảm đi ( lần. Hệ số ( gọi là hằng số điện môi của môi trường.

3. Lực tổng hợp tác dụng lên điện tích.
+ Nếu điện tích điểm đồng thời chịu tác dụng của nhiều điện tích khác. Ta có

+ Trường hợp hai lực thì :
 và độ lớn 
Hai lực vuông góc thì: 
4. Điều kiện cân bằng của điện tích.
+ Một điện tích đứng cân bằng khi và chỉ khi tổng các véc tơ lực tác dụng lên điện tích phải bằng không.

+ Trường hợp hai lực thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
+Trường hợp có ba lực thì tổng hai lực bất kì phải cân bằng với lực thứ ba.
Trong trường hợp điện tích điểm còn chịu tác dụng của lực acximet và trọng lực.
5. Thuyết electron cổ điển.
+ Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ, gọi là các hạt sơ cấp : electron và prôntôn, nơtrôn.
+ Electron mang điện âm. e= -1,6.10-19 C; khối lượng m = 9,1.1031kg.
+ Proton mang điện dương p = +1,6.10-19 C; khối lượng m = 1,67.1027kg.
+ Hạt nơtron không mang điện.
+ Bình thường trong nguyên tử có số e bằng số p nên nguyên tử trung hoà về điện. Nếu số e không bằng số p thì nguyên tử nhiễm điện, gọi là các iôn.
+ Iôn dương: Nguyên tử thiếu electron ( Mất bớt e)
+ Iôn âm: Nguyên tử thừa electron ( nhận thêm e)
+ Vật nhiễm điện dương là vật mất bớt electron, số e nhỏ hơn số p.
+ Vật nhiễm điện âm là vật nhân thêm electron, số e lớn hơn số p.
6. Giải thích 3 hiện tượng nhiễm điện bằng thuyết electron.
+ Nhiễm điện do hưởng ứng.
+Nhiễm điện do cọ xát.
+ Nhiễm điện do tiếp xúc.
7. Định luật bảo toàn điện tích.
Trong một hệ cô lập về điện, không có trao đổi điện tích với các vật khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.

Chuyên đề số 2: Điện trường và cường độ điện trường
1. Điện trường là môi trường bao quanh hạt mang điện, tính chất cơ bản của điện trường là luôn tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong đó. Tính chất này giúp chúng ta nhận biết sự có mặt của điện trường.
2. Về mặt tác dụng lực của điện trường, điện trường được đặt trưng bởi cường độ điện trường. Cường độ điện trường được xác định bằng thương số:


q là điện tích thử điện trường, có thể thay đổi. Khi q tăng thì F tăng lên và E không đổi tại vị trí xác định.
Cường độ điện trường đo bằng vôn trên mét. V/m
3. Về mặt hướng của điện trường là hướng của véc tơ cường độ điện trường. Được đặc trưng bởi đường sức điện vẽ trong điện trường.
+ Đường sức điện là đường vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó, chiều của véc tơ cường độ điện trường quy định chiều các đường sức.
+ Các tính chất của đường sức là: Qua bất kì điểm nào ta cũng vẽ được một đường sức. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau. Các đường sức điện có chiều đi ra ở điện tích dương, đi vào ở điện tích âm. Các đường sức điện mau và dày đặc ở nơi có điện trường mạnh, thưa ở nơi có điện trường yếu.
4. Điện trường do một điện tích đểm gây ra có cường độ :

+ Véc tơ  hướng ra xa điện tích nếu điện tích dương.
+ Véc tơ  hướng về điện tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)