Đa dạng Thực Vật - Lớp 10C22 trường THPT Trần Phú - TP. Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Lê Uy Võ |
Ngày 10/05/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: Đa dạng Thực Vật - Lớp 10C22 trường THPT Trần Phú - TP. Hồ Chí Minh thuộc Sinh học 10
Nội dung tài liệu:
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục – Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Cây nắp ấm Nepenthes villosa, một loài thực vật ăn thịt.
Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh):
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
Thực vật có nguồn gốc từ một loài tảo lục đa bào nguyên thuỷ. Thực vật rất đa dạng, phân bố khắp nơi trên Trái Đất, tuỳ theo mức độ tiến hoá trong cấu trúc cơ thể cũng như các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn mà giới Thực vật được chia thành các ngành là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi.
Thụ tinh nhờ nước
Rêu sợi nhìn giống như những sợi chỉ dày, có một hoặc hai nhánh cho đến đầu sợi rêu. Màu sắc: xanh dương - xanh lá cây - màu xám, và trông có vẻ nhầy nhụa khi chạm vào. Sinh trưởng trong vùng có ánh sáng mạnh và nơi có dòng chảy chậm.
Tuỳ vào khu vực phát triển mà nó có dạng như búi tóc đen, hay tấm thảm đen (như hình), từng sợi rêu không khi nào dài, chỉ khoảng chừng 1cm. Nó thường xuất hiện trên các cây mọc chậm như Anubias, nhưng nó cũng có thể mọc trên sỏi, cát.
Có dạng là những đốm màu xanh lá cây, bám trên kính hoặc trên lá. Những cây phát triển nhanh ít bị loại rêu này hơn là cây phát triển chậm.
Có dạng là những tế bào nhỏ li ti màu xanh trôi dạt trong nước. Nó phát triển đến độ có thể làm cho hồ được bao trùm bởi một màu xanh của nó.
Có hệ mạch. Tinh trùng có roi.
Thụ tinh nhờ nước
Đại diện: dương xỉ
Dương xỉ Xmas
Dương xỉ sừng hươu
Có hệ mạch.
Tinh trùng không roi.
Thụ phấn nhờ gió.
Hạt không được bảo vệ.
Đại diện: Thông, tuế
Có hệ mạch. Tinh trùng không roi.
Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng.
Thụ tinh kép. Hạt được bảo vệ trong quả.
Đại diện: một lá mầm, hai lá mầm.
Thực vật một lá mầm (Liliopsida) là một nhóm các thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái Đất. Tầm quan trọng kinh tế của chúng không phải là sự đánh giá quá cao. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 50.000-60.000 loài trong nhóm này (có khoảng 59.300 loài).
Họ lớn nhất trong nhóm này cũng là họ lớn nhất trong thực vật có hoa là họ Lan (danh pháp khoa học Orchidaceae), nhưng họ này đôi khi được coi như một bộ, với khoảng trên 20.000 loài. Chúng có hoa rất phức tạp (và nổi bật), đặc biệt thích hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng.
Họ có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong nhóm này (và trong thực vật có hoa) là họ Hòa thảo (hay Cỏ, Lúa), với danh pháp khoa học là Gramineae hay Poaceae. Họ này bao gồm các loại ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngô v.v.), các loài cỏ trên các bãi chăn thả gia súc cũng như các loại tre, lứa, trúc, giang, luồng v.v. Họ cỏ (thực thụ) này đã tiến hóa theo hướng khác và trở thành đặc biệt thích nghi với phương thức thụ phấn nhờ gió. Các loài cỏ sinh ra nhiều hoa nhỏ và các hoa này tập hợp lại với nhau thành bông rất dễ thấy (cụm hoa).
Một họ khác cũng đáng chú ý về mặt kinh tế là họ Cau (hay Cọ) với danh pháp khoa học là Palmae hay Arecaceae
Hoa c?a cy hoa hin (chi Hemerocallis), v?i ba ph?n hoa trong m?i vịng
Lúa mì, một loài thực vật một lá mầm có tầm quan trọng kinh tế
Hypoxis decumbens L. với bao hoa và gân lá song song điển hình của thực vật một lá mầm
Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) là tên gọi cho một nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớp mà hạt thông thường chứa hai lá trong phôi hay hai lá mầm. Có khoảng 199.350 loài trong nhóm này. Thực vật có hoa mà không phải là thực vật hai lá mầm thì thuộc thực vật một lá mầm, thông thường có một lá mầm.
Hiện nay nhờ các nghiên cứu của APG người ta chấp nhận rằng thực vật một lá mầm đã tiến hóa từ trong thực vật hai lá mầm, cũng như thực vật hai lá mầm tạo thành một nhóm cận ngành. Điều này có nghĩa là thực vật hai lá mầm sẽ không còn được coi là một nhóm "tốt", và tên gọi "thực vật hai lá mầm" (dicotyledons hay dicots) sẽ không còn được sử dụng nữa, ít nhất là trong ngữ cảnh phân loại học. Tuy nhiên, phần chủ yếu của thực vật hai lá mầm cũ sẽ tạo thành nhóm đơn ngành được gọi là thực vật hai l mầm thật sự (eudicots) hay ba lỗ chân lông (tricolpates) của phấn hoa. Chúng có thể phân biệt với tất cả các loài thực vật có hoa còn lại nhờ cấu trúc phấn hoa của chúng. Các loài thực vật một lá mầm và các loài còn lại của thực vật hai lá mầm có phấn hoa đơn rãnh, hoặc tạo thành các dạng tiến hóa từ chúng, trong khi thực vật hai lá mầm thực thụ có phấn hoa dạng ba lỗ chân lông hay các dạng tiến hóa từ chúng (phấn hoa có 3 hoặc nhiều hơn các bộ lỗ chân lông trong các rãnh gọi là colpi.
Thông thường, thực vật hai lá mầm từng còn có tên gọi khoa học khác là Dicotyledones (hay Dicotyledoneae), ở cấp độ bất kỳ. Nếu coi như là một lớp, như trong hệ thống Cronquist, chúng có thể gọi là Magnoliopsida theo chi điển đình là chi Mộc lan (Magnolia). Trong một số sơ đồ, thực vật hai lá mầm được coi như là một lớp riêng, là lớp Hoa hồng (Rosopsida theo chi điển hình: chi Hoa hồng - Rosa), hoặc coi như là các lớp riêng rẽ. Phần còn lại của thực vật hai lá mầm (thực vật hai lá mầm cổ-paleodicots) có thể giữ trong một lớp cận ngành duy nhất, gọi là Magnoliopsida, hoặc được phân chia tiếp.
Hoa Magnolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum):Plantae
Ngành (divisio):Magnoliophyta
Lớp (class):Magnoliopsida
Brongniart
Cây thầu dầu non, một chứng cứ rõ ràng về hai lá mầm của nó, khác với lá của cây trưởng thành
Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây.
Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.
Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét.
Cây đào chỉ trồng được ở miền Bắc, là loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng chơi hoa đào tết vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm.
Ðào có 4 giống: Giống "đào bích" có màu hồng thẫm, sai hoa là một loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. "Ðào phai" hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. "Ðào bạch" ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép.
Giống "đào thất thốn", cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế. Cành đào Nhật Tân là món quà quý cho những người thân sống ở phía Nam trong các dịp tết Nguyên đán. Ðào Việt Nam cũng đã có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Nếu như hoa đào, chi mai là đặc sản của miền Bắc vào ngày tết, thì hoa mai vàng lại là đặc sản của miền Nam.
Mai vàng thuộc họ hoàng mai, là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa Ðông, thân, cành mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoa màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Mai vàng còn có giống sau khi cho hoa còn kết quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc, là mai tứ quí và nhị độ mai.
Mai trồng để lấy hoa vào dịp tết Nguyên đán được trồng từ hạt hay triết cành. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết. Còn giống hoa nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa nhỏ mọc chùm trắng và thơm, thường trồng vào núi đá non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa lại thành cây thế.
Là một loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn, là một trong bốn cây điển hình của bốn mùa và là một trong bốn cây tượng trưng cho người quân tử: cúc, trúc, sen, lan.
Lan là một loại cây thường mọc trên những thân cây cao to, nơi vách đá ẩm ướt nhưng thoáng đãng nhiều ánh sáng. Có hai loại phong lan và địa lan. Phong lan là loại cây mà rễ thường bám vào các cây cao to rồi buông cành rủ thân xuống. Còn địa lan là loại cây rễ bám vào đất hoặc hốc đá có mùn rác.
Ðịa lan với các loài "bạch cập", "mạc lan", "tố tâm", "hoàng vũ", "ánh kim", "hạc đỉnh", "loan điểm"... màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh thoát. Phong lan với những cánh hoa mỏng manh nhưng sắc hoa lại bền với thời gian. Hương phong lan dịu nhẹ và vô cùng thanh khiết. Chính vì vẻ đẹp đáng yêu kiều diễm mà từ các vùng rừng núi, phong lan đã có mặt ở các làng hoa nổi tiếng ở đồng bằng. Vườn hoa Ðà Lạt là một sưu tập khá đầy đủ về các loại hoa lan quí hiếm của Việt Nam.
Cây súng là một giống cây sống ở dưới nước (ao, hồ, đầm, phá). Thân củ to bằng quả trứng dưới mặt đất, lá nổi trên mặt nước.
Hoa súng màu tím có nhiều lá noãn gắn vào nhau thành một bầu nhiều ô, hoa có 4 lá dài, 10 - 30 cánh hoa, 10 - 50 nhị. Trồng hoa súng làm cảnh trong các bể trước chùa hay ao đình. Những gia đình có bể nước với hòn non bộ, người ta hay trồng hoa súng. Trên một gốc súng, bao giờ cũng có một cặp hai bông súng mọc và tàn cùng. Vì hoa mọc trong nước nên khi cắt hoa để cắm vào lọ sẽ không được bền lâu. Có hai loại cây súng: súng sen được trồng ở trong các hồ nước ở đình, chùa, ao làng, cho hoa tím đỏ và to; súng dại là loại cho hoa màu trắng hoặc tím. Cây súng dại cuống lá nhỏ, hoa nhỏ mọc dại ở các đầm, phá, mương nước (có vùng gọi cây này là cây trang). Người miền Nam hay dùng thân cây súng sen làm rau sống. Củ súng sen là một vị thuốc bổ thận có tên là khiếm thực, có thể luộc ăn rất ngon và bùi.
Dáng hoa rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành. Vào ngày Tết, ngày lễ hoa cúc cắm trên bàn thờ. Cúc có nhiều loại : trong nước, có loại cúc thường, cúc gấm, cúc móng rồng, cúc đại đoá, cúc nước ngoài trồng ở Việt Nam, các giống hoa cúc đều có màu sắc thanh nhã và dịu dàng.
Người ta phân loại cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Có giống hoa màu vàng, màu trắng, loại hoa nhỏ thường có nhiều cành hoa và mỗi cành cho nhiều bông. Cây hoa cúc được trồng quanh năm.
Hoa cúc được chơi theo nhiều cách, có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để tran g trí trong nhà, đặt trên đôn ghế hay ở ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công.
Cúc là một loài hoa đẹp, thơm, hoa cúc thường dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt. Hoa cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học.
Song người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những nhười muốn xa lánh vòng danh lợi. Ngày nay vẻ đẹp của hoa cúc cũng làm trào dâng bao cảm xúc của các thế hệ các nhà thơ Việt Nam.
Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp bông ngắn và thưa; huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.
Bon sai
Mai kiểng
Mai kiểng
Lan hài (loài lan đặc hữu tại Việt Nam)
Một tay săn gỗ mừng vì mua được khúc gỗ sưa quý
Tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép vẫn diễn ra dai dẳng ở nhiều địa phương. Một điều hết sức khó hiểu là, mặc dù trong những bản báo cáo về công tác bảo vệ rừng, tình hình phá rừng dường như đã được ngăn chặn, vậy nhưng gỗ rừng vẫn ngày ngày được chuyển về xuôi.
Gần 50% loài thực vật trên trái đất có nguy cơ tuyệt chủng
Con số các loài thực vật trên thế giới có nguy cơ biến mất thực tế lớn hơn nhiều so với những nhận định thông thường, nếu tính cả các loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học vừa công bố tin xấu này trên tạp chí Science.
Cùng với cộng sự, Peter Jorgensen, một nhà nghiên cứu tại Vườn Bách thảo Missouri ở St Louis (bang Mississipi, Mỹ), đã tổng hợp số liệu của 189 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Kết luận của ông là có khoảng 310.000-422.000 loài thực vật (chiếm 22-47% tổng số loài) đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Con số này cao gấp nhiều lần so với dự báo 13% trong một nghiên cứu trước đây. Theo các nhà khoa học, đó là vì trước kia, người ta không đánh giá được hết số loài đang sống ở các quốc gia nhiệt đới, như Ecuador và Colombia, trong khi chính tại các vùng này, hệ sinh thái đang bị phá hủy cực kỳ nhanh chóng.
Chỉ tính riêng tại Ecuador, Jorgensen và cộng sự đã tính được có tới 83% số loài thực vật đang ở bờ vực tuyệt chủng (là những loài chỉ còn quần thể nhỏ hoặc chỉ phân bố trong những vùng địa lý hẹp). Cũng theo các nhà nghiên cứu, vì Ecuador là một trong những nước có dữ liệu về các loài thực vật đầy đủ nhất, nên kết quả trên có thể áp dụng được với các quốc gia láng giềng như Peru và Colombia, là những nước có cùng điều kiện địa lý, nhưng số liệu lại rất hạn chế.
Cũng theo Jorgensen, việc xác định được các loài bị đe dọa có vai trò quyết định trong những kế hoạch bảo tồn chúng. Tuy nhiên, những dự án như vậy sẽ tốn kém không nhỏ. Ước tính, muốn duy trì được mạng lưới dữ liệu toàn cầu về các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, thế giới sẽ phải chi 12,1 triệu USD mỗi năm.
Cẩm báo tím - Vandopsis parishii, một trong những loài lan hiếm có
Một loài hoa có mùi đặc biệt chỉ mọc ở công viên quốc gia Yosemite, Mỹ, và được tìm thấy đầu tiên vào năm 1923, đã được công bố là một loài phong lan mới.
Scarlet Fuchsia
Reticulated Holly
Paphiopedilum Vietnamese
Cây hoàng đàn
Quang hợp và cố định điôxít cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần ôxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường kỵ khí.
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và câ thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
Do khai thác không hợp lý, một số loài nhanh chóng giảm số lượng và có thể bị tuyệt chủng . Để bảo tồn tính đa dạng sinh học chúng ta cần có sự phát triển bền vững, có nghĩa là khai thác mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy chúng ta cần:
Chấm dứt tình trạng khai thác và buôn bán bất hợp pháp
Áp dụng tiến bộ khoa học, tổ chức nhân nuôi các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Giáo dục công dân ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cây nắp ấm Nepenthes villosa, một loài thực vật ăn thịt.
Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh):
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.
Thực vật có nguồn gốc từ một loài tảo lục đa bào nguyên thuỷ. Thực vật rất đa dạng, phân bố khắp nơi trên Trái Đất, tuỳ theo mức độ tiến hoá trong cấu trúc cơ thể cũng như các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn mà giới Thực vật được chia thành các ngành là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
Chưa có hệ mạch. Tinh trùng có roi.
Thụ tinh nhờ nước
Rêu sợi nhìn giống như những sợi chỉ dày, có một hoặc hai nhánh cho đến đầu sợi rêu. Màu sắc: xanh dương - xanh lá cây - màu xám, và trông có vẻ nhầy nhụa khi chạm vào. Sinh trưởng trong vùng có ánh sáng mạnh và nơi có dòng chảy chậm.
Tuỳ vào khu vực phát triển mà nó có dạng như búi tóc đen, hay tấm thảm đen (như hình), từng sợi rêu không khi nào dài, chỉ khoảng chừng 1cm. Nó thường xuất hiện trên các cây mọc chậm như Anubias, nhưng nó cũng có thể mọc trên sỏi, cát.
Có dạng là những đốm màu xanh lá cây, bám trên kính hoặc trên lá. Những cây phát triển nhanh ít bị loại rêu này hơn là cây phát triển chậm.
Có dạng là những tế bào nhỏ li ti màu xanh trôi dạt trong nước. Nó phát triển đến độ có thể làm cho hồ được bao trùm bởi một màu xanh của nó.
Có hệ mạch. Tinh trùng có roi.
Thụ tinh nhờ nước
Đại diện: dương xỉ
Dương xỉ Xmas
Dương xỉ sừng hươu
Có hệ mạch.
Tinh trùng không roi.
Thụ phấn nhờ gió.
Hạt không được bảo vệ.
Đại diện: Thông, tuế
Có hệ mạch. Tinh trùng không roi.
Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng.
Thụ tinh kép. Hạt được bảo vệ trong quả.
Đại diện: một lá mầm, hai lá mầm.
Thực vật một lá mầm (Liliopsida) là một nhóm các thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái Đất. Tầm quan trọng kinh tế của chúng không phải là sự đánh giá quá cao. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 50.000-60.000 loài trong nhóm này (có khoảng 59.300 loài).
Họ lớn nhất trong nhóm này cũng là họ lớn nhất trong thực vật có hoa là họ Lan (danh pháp khoa học Orchidaceae), nhưng họ này đôi khi được coi như một bộ, với khoảng trên 20.000 loài. Chúng có hoa rất phức tạp (và nổi bật), đặc biệt thích hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng.
Họ có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong nhóm này (và trong thực vật có hoa) là họ Hòa thảo (hay Cỏ, Lúa), với danh pháp khoa học là Gramineae hay Poaceae. Họ này bao gồm các loại ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngô v.v.), các loài cỏ trên các bãi chăn thả gia súc cũng như các loại tre, lứa, trúc, giang, luồng v.v. Họ cỏ (thực thụ) này đã tiến hóa theo hướng khác và trở thành đặc biệt thích nghi với phương thức thụ phấn nhờ gió. Các loài cỏ sinh ra nhiều hoa nhỏ và các hoa này tập hợp lại với nhau thành bông rất dễ thấy (cụm hoa).
Một họ khác cũng đáng chú ý về mặt kinh tế là họ Cau (hay Cọ) với danh pháp khoa học là Palmae hay Arecaceae
Hoa c?a cy hoa hin (chi Hemerocallis), v?i ba ph?n hoa trong m?i vịng
Lúa mì, một loài thực vật một lá mầm có tầm quan trọng kinh tế
Hypoxis decumbens L. với bao hoa và gân lá song song điển hình của thực vật một lá mầm
Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) là tên gọi cho một nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớp mà hạt thông thường chứa hai lá trong phôi hay hai lá mầm. Có khoảng 199.350 loài trong nhóm này. Thực vật có hoa mà không phải là thực vật hai lá mầm thì thuộc thực vật một lá mầm, thông thường có một lá mầm.
Hiện nay nhờ các nghiên cứu của APG người ta chấp nhận rằng thực vật một lá mầm đã tiến hóa từ trong thực vật hai lá mầm, cũng như thực vật hai lá mầm tạo thành một nhóm cận ngành. Điều này có nghĩa là thực vật hai lá mầm sẽ không còn được coi là một nhóm "tốt", và tên gọi "thực vật hai lá mầm" (dicotyledons hay dicots) sẽ không còn được sử dụng nữa, ít nhất là trong ngữ cảnh phân loại học. Tuy nhiên, phần chủ yếu của thực vật hai lá mầm cũ sẽ tạo thành nhóm đơn ngành được gọi là thực vật hai l mầm thật sự (eudicots) hay ba lỗ chân lông (tricolpates) của phấn hoa. Chúng có thể phân biệt với tất cả các loài thực vật có hoa còn lại nhờ cấu trúc phấn hoa của chúng. Các loài thực vật một lá mầm và các loài còn lại của thực vật hai lá mầm có phấn hoa đơn rãnh, hoặc tạo thành các dạng tiến hóa từ chúng, trong khi thực vật hai lá mầm thực thụ có phấn hoa dạng ba lỗ chân lông hay các dạng tiến hóa từ chúng (phấn hoa có 3 hoặc nhiều hơn các bộ lỗ chân lông trong các rãnh gọi là colpi.
Thông thường, thực vật hai lá mầm từng còn có tên gọi khoa học khác là Dicotyledones (hay Dicotyledoneae), ở cấp độ bất kỳ. Nếu coi như là một lớp, như trong hệ thống Cronquist, chúng có thể gọi là Magnoliopsida theo chi điển đình là chi Mộc lan (Magnolia). Trong một số sơ đồ, thực vật hai lá mầm được coi như là một lớp riêng, là lớp Hoa hồng (Rosopsida theo chi điển hình: chi Hoa hồng - Rosa), hoặc coi như là các lớp riêng rẽ. Phần còn lại của thực vật hai lá mầm (thực vật hai lá mầm cổ-paleodicots) có thể giữ trong một lớp cận ngành duy nhất, gọi là Magnoliopsida, hoặc được phân chia tiếp.
Hoa Magnolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum):Plantae
Ngành (divisio):Magnoliophyta
Lớp (class):Magnoliopsida
Brongniart
Cây thầu dầu non, một chứng cứ rõ ràng về hai lá mầm của nó, khác với lá của cây trưởng thành
Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây.
Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.
Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét.
Cây đào chỉ trồng được ở miền Bắc, là loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng chơi hoa đào tết vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm.
Ðào có 4 giống: Giống "đào bích" có màu hồng thẫm, sai hoa là một loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. "Ðào phai" hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. "Ðào bạch" ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép.
Giống "đào thất thốn", cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế. Cành đào Nhật Tân là món quà quý cho những người thân sống ở phía Nam trong các dịp tết Nguyên đán. Ðào Việt Nam cũng đã có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Nếu như hoa đào, chi mai là đặc sản của miền Bắc vào ngày tết, thì hoa mai vàng lại là đặc sản của miền Nam.
Mai vàng thuộc họ hoàng mai, là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa Ðông, thân, cành mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoa màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Mai vàng còn có giống sau khi cho hoa còn kết quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc, là mai tứ quí và nhị độ mai.
Mai trồng để lấy hoa vào dịp tết Nguyên đán được trồng từ hạt hay triết cành. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết. Còn giống hoa nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa nhỏ mọc chùm trắng và thơm, thường trồng vào núi đá non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa lại thành cây thế.
Là một loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn, là một trong bốn cây điển hình của bốn mùa và là một trong bốn cây tượng trưng cho người quân tử: cúc, trúc, sen, lan.
Lan là một loại cây thường mọc trên những thân cây cao to, nơi vách đá ẩm ướt nhưng thoáng đãng nhiều ánh sáng. Có hai loại phong lan và địa lan. Phong lan là loại cây mà rễ thường bám vào các cây cao to rồi buông cành rủ thân xuống. Còn địa lan là loại cây rễ bám vào đất hoặc hốc đá có mùn rác.
Ðịa lan với các loài "bạch cập", "mạc lan", "tố tâm", "hoàng vũ", "ánh kim", "hạc đỉnh", "loan điểm"... màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh thoát. Phong lan với những cánh hoa mỏng manh nhưng sắc hoa lại bền với thời gian. Hương phong lan dịu nhẹ và vô cùng thanh khiết. Chính vì vẻ đẹp đáng yêu kiều diễm mà từ các vùng rừng núi, phong lan đã có mặt ở các làng hoa nổi tiếng ở đồng bằng. Vườn hoa Ðà Lạt là một sưu tập khá đầy đủ về các loại hoa lan quí hiếm của Việt Nam.
Cây súng là một giống cây sống ở dưới nước (ao, hồ, đầm, phá). Thân củ to bằng quả trứng dưới mặt đất, lá nổi trên mặt nước.
Hoa súng màu tím có nhiều lá noãn gắn vào nhau thành một bầu nhiều ô, hoa có 4 lá dài, 10 - 30 cánh hoa, 10 - 50 nhị. Trồng hoa súng làm cảnh trong các bể trước chùa hay ao đình. Những gia đình có bể nước với hòn non bộ, người ta hay trồng hoa súng. Trên một gốc súng, bao giờ cũng có một cặp hai bông súng mọc và tàn cùng. Vì hoa mọc trong nước nên khi cắt hoa để cắm vào lọ sẽ không được bền lâu. Có hai loại cây súng: súng sen được trồng ở trong các hồ nước ở đình, chùa, ao làng, cho hoa tím đỏ và to; súng dại là loại cho hoa màu trắng hoặc tím. Cây súng dại cuống lá nhỏ, hoa nhỏ mọc dại ở các đầm, phá, mương nước (có vùng gọi cây này là cây trang). Người miền Nam hay dùng thân cây súng sen làm rau sống. Củ súng sen là một vị thuốc bổ thận có tên là khiếm thực, có thể luộc ăn rất ngon và bùi.
Dáng hoa rất đẹp, mùi thơm dịu dàng và kín đáo, thơm cả lá và cành. Vào ngày Tết, ngày lễ hoa cúc cắm trên bàn thờ. Cúc có nhiều loại : trong nước, có loại cúc thường, cúc gấm, cúc móng rồng, cúc đại đoá, cúc nước ngoài trồng ở Việt Nam, các giống hoa cúc đều có màu sắc thanh nhã và dịu dàng.
Người ta phân loại cúc theo dạng hoa đơn và hoa kép. Có giống hoa màu vàng, màu trắng, loại hoa nhỏ thường có nhiều cành hoa và mỗi cành cho nhiều bông. Cây hoa cúc được trồng quanh năm.
Hoa cúc được chơi theo nhiều cách, có thể cắm bình, lọ, bát hoặc trồng trong bồn chậu để tran g trí trong nhà, đặt trên đôn ghế hay ở ngoài sân, ngoài hiên, trên ban công.
Cúc là một loài hoa đẹp, thơm, hoa cúc thường dùng ướp trà, lấy hương pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa nhức đầu, sáng mắt. Hoa cúc vừa có ý nghĩa về cả mặt nghệ thuật và y học.
Song người xưa ví cúc như một biểu tượng tâm hồn thanh cao của những nhười muốn xa lánh vòng danh lợi. Ngày nay vẻ đẹp của hoa cúc cũng làm trào dâng bao cảm xúc của các thế hệ các nhà thơ Việt Nam.
Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp bông ngắn và thưa; huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài.
Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.
Bon sai
Mai kiểng
Mai kiểng
Lan hài (loài lan đặc hữu tại Việt Nam)
Một tay săn gỗ mừng vì mua được khúc gỗ sưa quý
Tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép vẫn diễn ra dai dẳng ở nhiều địa phương. Một điều hết sức khó hiểu là, mặc dù trong những bản báo cáo về công tác bảo vệ rừng, tình hình phá rừng dường như đã được ngăn chặn, vậy nhưng gỗ rừng vẫn ngày ngày được chuyển về xuôi.
Gần 50% loài thực vật trên trái đất có nguy cơ tuyệt chủng
Con số các loài thực vật trên thế giới có nguy cơ biến mất thực tế lớn hơn nhiều so với những nhận định thông thường, nếu tính cả các loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Các nhà khoa học vừa công bố tin xấu này trên tạp chí Science.
Cùng với cộng sự, Peter Jorgensen, một nhà nghiên cứu tại Vườn Bách thảo Missouri ở St Louis (bang Mississipi, Mỹ), đã tổng hợp số liệu của 189 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Kết luận của ông là có khoảng 310.000-422.000 loài thực vật (chiếm 22-47% tổng số loài) đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Con số này cao gấp nhiều lần so với dự báo 13% trong một nghiên cứu trước đây. Theo các nhà khoa học, đó là vì trước kia, người ta không đánh giá được hết số loài đang sống ở các quốc gia nhiệt đới, như Ecuador và Colombia, trong khi chính tại các vùng này, hệ sinh thái đang bị phá hủy cực kỳ nhanh chóng.
Chỉ tính riêng tại Ecuador, Jorgensen và cộng sự đã tính được có tới 83% số loài thực vật đang ở bờ vực tuyệt chủng (là những loài chỉ còn quần thể nhỏ hoặc chỉ phân bố trong những vùng địa lý hẹp). Cũng theo các nhà nghiên cứu, vì Ecuador là một trong những nước có dữ liệu về các loài thực vật đầy đủ nhất, nên kết quả trên có thể áp dụng được với các quốc gia láng giềng như Peru và Colombia, là những nước có cùng điều kiện địa lý, nhưng số liệu lại rất hạn chế.
Cũng theo Jorgensen, việc xác định được các loài bị đe dọa có vai trò quyết định trong những kế hoạch bảo tồn chúng. Tuy nhiên, những dự án như vậy sẽ tốn kém không nhỏ. Ước tính, muốn duy trì được mạng lưới dữ liệu toàn cầu về các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, thế giới sẽ phải chi 12,1 triệu USD mỗi năm.
Cẩm báo tím - Vandopsis parishii, một trong những loài lan hiếm có
Một loài hoa có mùi đặc biệt chỉ mọc ở công viên quốc gia Yosemite, Mỹ, và được tìm thấy đầu tiên vào năm 1923, đã được công bố là một loài phong lan mới.
Scarlet Fuchsia
Reticulated Holly
Paphiopedilum Vietnamese
Cây hoàng đàn
Quang hợp và cố định điôxít cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần ôxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường kỵ khí.
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và câ thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
Do khai thác không hợp lý, một số loài nhanh chóng giảm số lượng và có thể bị tuyệt chủng . Để bảo tồn tính đa dạng sinh học chúng ta cần có sự phát triển bền vững, có nghĩa là khai thác mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy chúng ta cần:
Chấm dứt tình trạng khai thác và buôn bán bất hợp pháp
Áp dụng tiến bộ khoa học, tổ chức nhân nuôi các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Giáo dục công dân ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Uy Võ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)