Đa dạng sinh học ở Việt nam và sự baot tồn

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Khoa | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Đa dạng sinh học ở Việt nam và sự baot tồn thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ SỰ BẢO TỒN
SV lớp k52A sinh học
GV : PGS.TS. Trịnh Đình Đạt
Nội dung
4
Đặc điểm & tình trạng hiện nay về đa dạng sinh học ở Việt Nam
1
2
3
5
Các cảnh quan,hệ sinh thái & sự phân vùng địa lý SH Việt Nam
Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
Sự suy thoái rừng ở Việt Nam
Bảo tồn sự đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học Việt Nam

SV : Nguyễn Như Trang
1, Đặc điểm thiên nhiên Việt Nam
Vị trí địa lý : Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 329.314 km² , đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo
Địa hình đa dạng, chiều cao thay đổi từ 0 đến 3134m
Khí hậu nhiệt đới gió mùa phức tạp, thay đổi từ nhiệt đới nóng ẩm => nhiệt đới ôn hòa, nhiệt độ từ 21 – 27oC, độ ẩm 84%, lượng mưa tb từ 1200- 3000 mm/ năm, phân phối không đều theo vùng và mùa . Mạng lười sông ngòi dày đặc .
Nằm trên con đường di cư của nhiều loài động vật .
1, Đặc điểm đa dạng sinh học Việt Nam
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (xếp thứ 16/25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .
Theo Lê Trọng Cúc ( 2002) : đa dạng sinh học là sự giàu có, phong phú và đa dạng
Nguyên liệu di truyền, loài và các hệ sinh thái .

+ HST trên cạn (đặc trưng là rừng với hơn 36% diện tích tự nhiên) .


a, Đa dạng hệ sinh thái:

HST đất ngập nước (30 kiểu loại tự nhiên và nhân tạo)
HST biển (20 kiểu điển hình có tính ĐDSH và năng suất sinh học cao)


C, đa dạng loài

Đa dạng động vật :

+ có tính đa dạng loài cao thành phần loài phong phú, có nhiều nét độc đáo và đặc trưng cho vùng Đông Nam Á.
+ tổng số loài là 11000 loài trong đó có 2600 loài cá ( 2000 loài cá biển ) , 82 loài lưỡng cư,260 loài bò sát,828 loài chim, 275 loài thú và 7000 loài côn trùng .
+ có nhiều loài đặc hữu độc đáo : 100 loài và phân loài chim đặc hữu, 70 loài và phân loài thú đặc hữu …vv
+ có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn cao .
Giới thiệu một số bộ thú ở Việt Nam
Chồn bay – bộ cánh da
Tê tê – bộ tê tê
Đon – bộ gặm nhấm
Dơi chó – bộ cánh dơi
Thỏ - bộ thỏ
Bò tót – bộ guốc chẵn
Tê giác – bộ guốc lẻ
Báo lửa – bộ ăn thịt
Voi – bộ có vòi
Trong 30 năm qua, nhiều loài động vật mới được phát hiện và bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả
Khướu kon ka kinh
Khướu ngọc linh
Sao La
Thỏ Vằn Trường Sơn
chà vá chân xám
Năm 2008, đã có 26 loài động vật có xương sống được khám phá tại Việt Nam . Một trong số đấy là một loài thằn lằn chân ngón trong hang sâu ở đảo Hòn Tre, vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.
Thằn lằn chân ngón
Một loài chuồn chuồn hiếm mới được phát hiện tại Phú Quốc
Năm 2009 , phát hiện ra 11 loài mới
Rắn nguyễn văn sáng Coluberoelaps nguyenvansangi
Đa dạng thực vật
Gồm có 11000 loài, 2428 chi và 395 họ ( trong đó họ Lan chiếm 800 loài )
Do ¾ diện tích cả nước là đồi núi, nên Việt Nam có 1 hệ thực vật vô cùng phong phú,nhiều loài đặc hữu và quý hiếm cần được bảo tồn
Trầm hương
Hoàng đàn
Quả cây thông đỏ
Bách xanh

Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Ngành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới lần đầu tiên phát hiện trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật của Việt Nam.



Lan nhẵn điệp
Các cảnh quan, các hệ sinh thái và sự phân vùng địa lý sinh học việt nam
là một dạng tài nguyên mới; nó tạo ra
không gian của môi trường bảo vệ,
môi trường nghỉ ngơi
là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài
(nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái chính
của địa hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình,
địa hình ven bờ, các kho nước lớn (biển, sông, hồ).
Có thể hiểu là một bức tranh thiên nhiên,
cảnh quan xếp hình phức tạp có nhiều
mảnh ghép chồng lên nhau
Cảnh quan việt nam
Edit your company slogan
Thay đổi khi thay đổi mục đích sử dụng
đât. Vd: rừng bị chặt đểlấy đất nông
Nghiệp
Nhu cầu cảnh quan nông thôn
Ngày càng nhiều và thường gây ra
Xung đột
Các chương trình phát triển quốc gia
cần dựng đập để sản xuất điện
Trổng rừng lấy gỗ làm giấy
Bảo tồn cảnh quan
Edit your company slogan
Thực trạng cảnh quan việt nam
Núi pắc tạ, KBTTN Na Hang
Vườn quốc gia Ba Bể
Vườn quốc gia Yok Đôn
Hệ sinh thái
Là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng
Đặc điểm
1
Luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh
3
Được đặc trưng bởi mức độ cấu trúc và các chức năng hoạt động của nó
2
Hoàn chỉnh và toàn vẹn như một cơ thể hệ cũng có một giới hạn sinh thái xác định
Cấu trúc theo chức năng
(Theo E.D. Odum)
Cấu trúc theo thành phần
Cấu trúc hệ sinh thái
Edit your company slogan
Cấu trúc theo thành phần
Sinh vật sản xuất (producer)
Sinh vật tiêu thụ (consumer)
Sinh vật phân huỷ (reducer)
Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCo3…)
Các chất hữu cơ (protein, lipit,gluxit, vitamin,enzym…)
Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng…)
Cấu trúc theo chức năng
Quá trình chuyển hoá năng lượng của hệ
Xích thức ăn hệ
Các chu trình sinh địa hoá diễn ra trong hệ
Các quá trình tự điều chỉnh
HST đất ngập nước
Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long v.v...
Hệ sinh thái biển

Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2.
Hệ sinh thái biển rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.
.
Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.
Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam
Hệ sinh thái rừng

Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi.
Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau
Theo thống kê năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976).
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%.
Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng nói chung.
Các ví dụ về hệ sinh thái
Hệ tự nhiên
rừng quốc gia cúc phương,
hồ tự nhiên
Hệ nhân tạo
Là những hệ do con người tạo ra
Edit your company slogan
Các hệ sinh thái tự nhiên: Rừng quốc gia cúc phương
Thành phần sinh giới rất đa dạng, gồm 1944 loài thuộc 908 chi của 229 họ thực vật; 71 loài và phân loài thú và hàng ngàn loài chân khớp và những động vật không xương sống khác
Thảm rừng gồm nhiều tầng, tầng vượt tán với cây cao 15-30m hay 40-50m
hồ tự nhiên là một ví dụ điển hình cho các hệ sinh thái ở nước
Biển và đại dương là những hệ sinh thái khổng lồ
Các hệ sinh thái nhân tạo
Do con người tạo ra, chúng đa dạng về kích cỡ và cấu trúc,…
+Lớn như các hồ chứa, đồng ruộng,
nương rẫy canh tác, các thành phố đô thị…
+Nhỏ như những hệ sinh thái thực
nghiệm: bể cá cảnh, một hệ sinh thái trong ống nghiệm…
Đặc tính chủ yếu cho phép phân chia và nhận dạng
các khu sinh học chính là các dạng sống của các
thảm thực vật ở trạng thái cao đỉnh khí hậu
Theo sườn núi, đi từ chân lên đỉnh, những điều kiện
môi trường vật lý thay đổi dầnquần xã biến đổi
theo hướng tương tự như ta đi từ xích đạo lên bắc cực
Trên mặt đất nước bao phủ 73%tổng diện tích
chiếm trên 97% tổng khối lượng nước. Ngăn cách giữa nước ngọt và nước biển là độ muối NaCl của nước lợ
sự phân vùng địa lý sinh học việt nam
ở trên cạn: Rừng mưa nhiệt đới được mệnh danh là lá phổi xanh của hành tinh
sự phân bố của thảm thực vật theo độ cao
ở dưới nước
Các hệ dòng chảy
Các vực nước tĩnh
Các hệ cửa sông
Biển
Đa dạng sinh học
ở Việt Nam và sự bảo tồn
III. Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
1. Dân số tăng

Dân số tăng  yêu cầu cung cấp động thực vật làm nguyên vật liệu cho con người tăng cao nên sự khai thác, tàn phá ngày càng dữ dội.
 sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người làm suy thoái đa dạng sinh học


2. Di dân
Di dân vào khu vực rừng núi  khai khẩn đất trồng  biến đất rừng thành nương rẫy  vùng rừng thu hẹp ngày càng nhiều.
- Mở rộng đất canh tác vào đất rừng là 1 trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng thành đất trống đồi trọc.


Di dân tự do
Phá rừng làm nương rẫy
3. Ô nhiễm môi trường
Rác thải sinh hoạt, chất thải và nước thải công nghiệp không được thu gom xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất  Môi trường sống bị suy thoái nhiều loài sinh vật không có nơi cư trú, sinh sốngchết
ô nhiễm khí quyển
Ô nhiễm nguồn nước
Bãi rác thải
.
4. Khai thác rừng bừa bãi
Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu sinh hoạt con người làm rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quý còn lại không đáng kể.
Khai thác lâm sản (song mây, tre, nứa, lá, cây dược liệu) buôn bán và xuất khẩu.
Khu hệ động vật bị khai thác bừa bãi làm nghèo tính đa dạng.
Nhiều loài động vật quý hiếm bị săn bắn, mua bán trái phépsố lượng giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng,cần được bảo vệ.
Khai thác gỗ lậu
Buôn bán thịt động vật hoang dã
Buôn bán thịt động vật hoang dã
Vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn, quai đê lấn biển lấy đất trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm làm cho diện tích nhiều rừng ngập mặn bị biến mất.
Phá rừng phòng hộ ven biển
Phá rừng làm vuông nuôi tôm
Hiện tượng cháy rừng ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau huỷ hoại nhiều diện tích rừng.
Cháy rừng tái sinh
5. Công nghiệp, cây công nghiệp phát triển
Công nghiệp phát triển:
- nhiều diện tích rừng tự nhiên bị phát quang để khai thác khoáng sản.
- khí thải chất thải gây ô nhiễm môi trường
Cây công nghiệp phát triển các rừng cây công nghiệp không có tính đa dạng sinh học cao
Khai thác khoáng sản
6. Sự biến đổi khí hậu
Sự tàn phá rừngmất cân bằng hệ sinh thái, làm giảm khả năng hấp thụ CO2, gián tiếp làm tăng lượng khí CO2 thải vào khí quyểnnhiệt độ trái đất tăng, khí hậu biến đổi, tác động trở lại các sinh vậtvùng phân bố, tập tính, đặc điểm sinh học thay đổi.
7. Chiến tranh
Sử dụng các loại vũ khí, bom đạn, thuốc diệt cỏ, chất độc đioxin…huỷ hoại môi trường sống của động thực vật.
Trong suốt cuộc chiến quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc màu da cam, 45 triệu lít được bí mật trải xuống miền Nam, gần biên giới giáp với Campuchia.


rải chất độc đioxin
Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết.

Tác hại của chất độc này còn ảnh hưởng đến các vùng nước khác nhau…
các vùng đất chết.



SUY THOÁI RỪNG Ở VN
ĐA DẠNG SINH HỌC VIỆT NAM
SUY THOÁI RỪNG Ở VN
1. Hiện trạng
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam . Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau
rừng thông, rừng hỗn loại lá kim và lá rộng chiếm ưu thế ở vùng á nhiệt đới, rừng thưa cây họ dầu, rừng thường xanh ưu thế cây họ đậu ở địa hình thấp, rừng ngập mặn chiếm ưu thế ở ven biển châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, rừng tràm ở Đồng bằng Nam Bộ, rừng tre nứa thuần loại, và hỗn giao gỗ, tre, nứa ở nhiều nơi
Việt Nam , cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn về vấn đề môi trường. Để nuôi sống khoảng 80 triệu dân và chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới, chúng ta đã và đang phải khai thác một cách ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, biển, động vật, thực vật làm cho các loại tài nguyên quý giá này bị cạn kiệt một cách nhanh chóng
Diện tích rừng ở Việt Nam ngày càng bị thu hẹp
Tỷ lệ rừng trên đầu người VN thấp nhất thế giới
Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng trong cả nước khoảng 10,9 triệu ha.
Như vậy tỷ lệ diện tích rừng bình quân của Việt Nam mới đạt 0,14ha/người, trong khi bình quân  chung của thế giới là 0,97ha/người.
Chức năng phòng hộ và cung cấp sản vật của rừng Việt Nam đang giảm sút rõ rệt. Đó là chưa kể đến việc các loài thực vật và động vật rừng quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo sự đe dọa tuyệt chủng của một số loài động vật
Trong 4 thập kỷ qua theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim đã bị tuyệt chủng và 120 loài thú đã bị diệt vong
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SUY THOÁI
7 nguyên nhân tiêu biểu sau đóng vai trò chính của việc góp phần làm suy thoái tài nguyên rừng Việt Nam, và những nguyên nhân trên tương đương với mức độ quan trọng của chính bản thân nó:

1.Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
2.Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép
3.Cháy rừng
4.Sức ép dân số
5.Nghèo đói
6.Hậu qủa của cuộc chiến tranh để lại
7.Tập quán du canh du cư
Theo EAA (European Aluminium Association, Hiệp hội Nhôm Âu Châu) diện tích rừng nhiệt đới suy thoái vì những lý do trình trên hình 
Giải pháp cho tình trạng suy thoái rừng
Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Mai Ái Trực nhấn mạnh: "Phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong quản lý và sử dụng khôn khéo các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu của đất nước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế để không làm mất đi tính đa dạng sinh học giàu có của quốc gia, giữ gìn và bảo tồn bền vững các di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước".
Để bảo vệ diện tích rừng hiện có và khắc phục tình trạng suy thoái của rừng, phấn đấu nâng độ che phủ lên 43% vào năm 2010, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên toàn quốc, xây dựng tổng vốn rừng lên tới 16 triệu ha, bao gồm 6 triệu ha rừng phòng hộ, 2 triệu ha rừng đặc dụng và 8 triệu ha rừng sản xuất.
Việt Nam sẽ tập trung phát triển lâm nghiệp trên 7 vùng sinh thái là vùng núi, trung du phía Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài việc đổi mới hệ thống quản lý rừng và đất lâm nghiệp của các địa phương, đẩy mạnh hơn nữa công tác giao đất, giao rừng, ngành lâm nghiệp đã và đang xác định lại cơ cấu cây trồng cho từng vùng và cụ thể hóa loài cây trồng chính cho điều kiện lập địa đến từng huyện, xã.
Bên cạnh đó, ngành cũng đang tiến hành xây dựng các khu rừng giống và cơ sở sản xuất cây giống có chất lượng cao cho một số vùng trọng điểm như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Bắc Trung bộ.
Có các chế tài xử lý nghiêm khắc những hành động chặt phá và khai thác rừng trái phép
Vấn đề đặt ra cho các ban ngành kiểm lâm cần có những chính sách tác động để bảo vệ tài nguyên rừng, có sự kiểm soát chặt chẽ với những hành động khai thác trộm bừa bãi các động thực vật quý hiếm. Cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại của vấn đề tàn phá rừng để tăng ý thức bảo vệ cộng đồng làm cho rừng Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.
Bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam
Nội dung
1.Bảo tồn- Tại sao chúng ta cần?
Bảo tồn- tại sao chúng ta cần?

Vì chính chúng ta
Bảo tồn?
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”.
Khái niệm “Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) “là biện pháp đặc biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Bảo tồn chuyển vị.
Bảo tồn nguyên vị
Giải pháp nào cho bảo tồn?
Bảo tồn nguyên vị
(in situ; on-site preservation)
Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình.
Là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang
Rhinopithecus avunculus
Vườn quốc gia
Vườn Quốc gia nằm trrong: Bảo tồn các hệ sinh thái và giải trí theo phân hạng hiện thời của IUCN và WCPA (World Commission on Protected Areas) về các khu bảo vệ và các mục tiêu quản lý.
Diện tích đất liền hay biển được chọn để bảo vệ tính thống nhất sinh thái của 1 hay nhiều hệ sinh thái cho hiện tại và các thế hệ tương lai, ngăn chặn việc khai thác hay chiếm cứ gây hại đến mục tiêu đề ra và tạo cơ sở về tinh thần, khoa học, giáo dục, nghỉ ngơi và các cơ hội cho du khách, tất cả các điều đó phải tương thích với môi trường và vănhoá.
Ba Bể, Bái tử Long, Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Xuân Sơn
Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thuỷ
Bạch Mã, Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng,Pù Mát, Vũ Quang
Núi Chúa, Phước Bình
Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Xin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn
Bù Gia Mập, Cát Tiên, Côn Đảo, Lò Gò- Xa Mát
Mũi Cà Mau, Tràm Chim, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ
Miền bắc
Vườn Quốc gia Ba Bể
Toạ độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ ( Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Vườn có diện tích 7.610 ha(30 km²),
600 loài cây thân gỗ (thuộc 300 chi, 114 họ khác nhau).
65 loài thú (22 loài- sách đỏ Việt Nma).
214 loài chim thuộc 17 bộ,47 họ (7 loài- sách đỏ Việt Nam)
46 loài Bó sát và động vật lưỡng cư.
87 loài cá (11 loài – sách đỏ Việt Nam)
Một số loài quý hiếm như: Boá hoa mai, gấu ngựa Hai loài đặc hữu của vùng này là cấy vằn (Hemigalus owstoni) và voọc đen (Presbytis francoisi).
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
Toạ độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch ( Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)
Tổng diện tích là 85.754 ha
Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Chò đãi (Annamocarya spp.), Chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài – sách đỏ Việt Nam và 25 loài- Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam.
140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và Bò tót,
302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài - SĐVN và 19 loài -SĐTG;
81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài -SĐVN và 6 loài -SĐTG);
259 loài Bướm
72 loài Cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam .
Voọc Hà Tĩnh, Sao la, Mang
Các hình thức bảo tồn nguyên vị khác

5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Ph­ước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

4 khu di sản thiên nhiên của Asean: VQG Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)

Bảo tồn chuyển vị
(ex-situ; off-site preservation)
Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD]
Là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [theo GBA]
Bảo tồn nguyên vị
Bảo tồn chuyển vị
Bổ sung cho nhau
Click to edit text styles
Edit your company slogan
Bảo tồn ngoại vi gồm những gì?
1. Vườn thú
2. Bể nuôi
3. Vườn thực vật và vườn ươm cây
4. Ngân hàng giống- gen
Vườn thú
Mục tiêu hiện nay của hầu hết các vườn thú lớn là lập được quần thể nuôi của các loài động vật hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Ở Việt Nam số lượng vườn thú ít, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân
Áp dụng các kỹ thuật nhân tạo để tăng tỷ lệ sinh sản của các loài:
Ấp và vú nuôi
Thụ tinh nhân tạo
Cấy phôi
Ấp trứng
2. Bể nuôi
Áp dụng đối với các loài thuỷ sinh, thú biển san hô…tại thuỷ cung hay các bể nuôi.
Có tiến hành áp dụng các biện pháp kích thích sinh sản.
Có sự thả lại các loài được nhân giống ra tự nhiên
3. Vườn thực vật, vườn ươm cây
Vườn thực vật là nơi lưu giữ các quần thể thực vật dễ dàng hơn so với động vật.
Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen
Cung cấp cho ngiên cứu và nuôi trồng
Về đặc trưng phân loại, khả năng cung cấp của các vườn thực vật là cao hơn.
Cần chú ý tới các vườn cây thuốc
Vườn cây thuốc
▪ Việt Nam có tới 3.800 cây thuốc thuộc khoảng 270 họ thực vật (Lã Đình Mỡi, 2001).
▪ Trong số 848 loài cây thuốc được xác định cần bảo tồn mới chỉ có 120 loài, dưới loài.
▪ Một số vườn cây thuốc hiện có:
- Trạm cây thuốc Sa Pa có 63 loài, bảo vệ ở độ cao 1.500m.
- Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m.
- Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài.
- Vườn trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài.
- Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài.
- Trung tâm giống cây Đà Lạt sưu tầm 88 loài ở độ cao 1500 m.
- Trung tâm Sâm Việt Nam bảo quản 6 loài v.v.
Vườn thực vật hoàng gia Melbourne
Vườn thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương
Ngân hàng hạt giống- gen
Ngân hàng hạt giống lưu trữ các mẫu hạt- bảo tồn các nguồn gen.
Phải đáp ứng được nhưng điều kiện lưu trữ đặc biệt
Chú trọng tới cây lương thực, nông nghiệp
Việt Nam chưa có ngân hàng hạt giống
Thực trạng bảo tồn
Con khỉ bị 1 cô giáo cắm bản ở xã Mù cả, Mường Tè, Lai Châu bắt về nuôi nhốt
Từ 1/7/2009, Luật Đa dạng sinh học sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Với 8 chương, 78 điều
Bộ luật được đánh giá là đầy đủ và thống nhất về đa dạng sinh học như các quy định về hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn - phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền
Nhóm 4 :
Tạ Thị Lương
Phạm Kim Dung
Tạ Thị Ngọc Thành
Vũ Văn Thuân
Nguyễn Như Trang
Nguyễn Thanh Thủy
Dương Nhật Huy
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)