đa dạng động vật
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn |
Ngày 24/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: đa dạng động vật thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Động vật là những vật tiến hóa cao,có lối sinh dưỡng dị dưỡng (nghĩa là sinh vật tiệu thụ) và có khả năng chủ động di chuyển được trên các môi trường khác nhau. Tuy nhiên để tiện nghiên cứu, chúng ta có thể sắp xếp các ngành động vật vào hai nhóm:
Nhóm động vật bậc thấp. Đượng chia thành ba giới phụ như: giới phụ động vật đơn bào (protozoa), giới phụ động vật đa bào trung gian hay cân đa bào(parazoa), giới phụ động vật đa bào (Metazoa),
Riêng giới phụ động vật đa bào chỉ đến những động vật có xoang cơ thể nguyên sinh.
Nhóm động vật có xoang thứ sinh: gồm giới phụ động vật đa bào kể từ những động vật có xoang cơ thể chính thức.
Động vật bậc thấp:
1. Giới phụ (protozoa).
1.1. Đặc điểm chung cua protozoa: Nguyên sinh động vật có khoảng 20.000 - 25.000 loài, bao gồm những sinh vật đơn bào nhân thật và có khả năng chuyển động (một khác biệt chính so với thực vật).
Một số loài nguyên sinh động vật vừa có cơ quan tử để vận chuyển vừa có cơ quan tử để thực hiện chức năng quang hợp nên có thể xem chúng là nguyên sinh động vật hoặc nguyên sinh thực vật. Trước đây, các nguyên sinh động vật được xếp vào một ngành duy nhất và ngành này có bốn lớp chính là Mastigophora, Sarcodina, Sporozoa và Ciliata. Ðến nay, các nhà sinh vật học chia giới phụ Protozoa thành 4 liên ngành với 12 ngành.
Các nguyên sinh động vật có cấu tạo cơ thể đơn giản, mặn dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như cơ thể đa bào hoàn chỉnh như: tiêu hoá, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hoà các ion và điều hoà áp xuất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản.
1.2. Các cơ quan tử
Các nguyên sinh động vật có hai loại cơ quan tử là cơ quan vận chuyển và không bào tiêu hoá.
1.2.1. Cơ quan tử vận chuyển.
Để phân loại nguyên sinh động vật có thể dựa vào các kiểu vận chuyển của chúng: như vân chuyển bằng chân giả, bằng chiêm mao và bằng tiêm mao.
Vận chuyển bằng chân giả: như trùng chân giả thuộc ngành thứ nhất của ngành Sarcomastigophora, ngành chân giả được chia ra thành 4 loại khác nhau là hình sợi (filopodia)hình rể cây (rhizopodia) hình tia (axopodia) và hình chùy có đầu tròn.
Một số hình ảnh của trùng thân lỗ;
Chiêm mao trùng (Trùng roi) có cơ quan tử vận chuyển bằng tiêm mao
Tiêm mao trùng (Trùng lông bơi) vận chuyển nhờ lớp tiêm mao bao phủ quanh cơ thể.
ô
1.2.2. Không bào tiêu hóa:
1.3. Sự trao đổi khí,bài tiết và sự điều hoà áp xuất:
Trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường theo hình thức khuếch tán đơn thuần. Sự bài tiết ammonia cũng theo kiểu khuếch tán đó. Tuỳ từng loại protozoa nó thích nghi trong môi trường khác nhau.
1.4. Các protozopa tiêu biểu:
1.4.1.Trùng roi (Msatighora)
Hình dạng: hìmh cầu, hình trứng, hình thoi, hình trụ ngoài ra còm một số hình đặc sắc khác.
Thường sống cộng sinh hay hoại sinh
Hình thức sinh sản: sinh sản vô sinh và sinh sản hửu sinh.
1.4.2. Trùng chân giả (Sarcodica):
Trùng chân giả bao gồm các động vật nguyên sinh có kiểu vận chuyển là chân giả, cơ thể có thể chỉ là một khối chất nguyên sinh trần hoặc có vỏ bảo vệ cơ thể. Chúng có đời sống tự do hoặc ký sinh, cơ thể chỉ là một khối chất nguyên sinh trần hoặc có vỏ bảo vệ cơ thể. Các chân giả trùng sống ký sinh trong cơ thể của người và các động vật như Entamoeba histolytica, E. dysenteriae. gây bệnh kiết lỵ và viêm ruột, Phần lớn chân giả trùng sinh sản vô tính, tuy nhiên, cũng có một số ít sinh sản hữu tính.
1.4.3. Opalinatea:
Opalinatea: là ngành phụ thứ ba của ngành Sarcomastigophora.
1.4.4. Trùng bào tử:
Bao gồm hầu hết các động vật nguyên sinh ký sinh và có sự hình thànhbào tử trong chu kỳ đời sống
Chu kỳ sinh sản của trùng sốt rét xâm nhận vào máu của người qua vết chích của muỗi truyền nhiễm. Qua hai giai đoạn là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. (Hình 17.12)
1.4.5. Trùng lông bơi (Ciliata).
Là loài động vật nguyên sinh tiến hoá nhất trong giới phụ protozoa. Cơ quan vận chuyển là các tiêm mao, phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau.
Chúng có khả năng sinh sản vô tính và sinh sản hửu tính. (Hính 17.17)
2. Giới phụ parazoa – ngành porifera (thân lỗ)
2.1. Cấu tạo tổ chức cơ thể thân lỗ.
Phân loại thân lỗ: gồm 3 lớp. Lớp Thân lỗ đá vôi (Calcarea), Lớp Thân lỗ sáu tia (Thân lỗ thủy tinh –Hexatinellida), Lớp Thân lỗ sừng (Demospongia).
2.2. Tính động lập và hợp tác của thân lỗ
Thí nghiệm của H.V. Wilson:
H. V. Wilson (1907) đã làm thí nghiệm chứng minh tính độc lập và cộng tác của các tế bào trong cơ thể Thân lỗ: Cắt Thân lỗ thành nhiều mảnh nhỏ và nghiền nhẹ các mảnh này để cho các tế bào rời ra, sau đó dùng rây để lượt lấy các tế bào và cho vào môi trường nước biển, sau một thời gian nuôi nhận thấy các tế bào hợp lại với nhau hình thành cơ thể Thân lỗ mới (hình17.21).
2.3. Sự sinh sản và phát triển của thân lỗ:
Thân lỗ vừa có kh năng sinh sản vô tính vừa có khả năng sinh sản hữu tính,tinh sản vô tính giống như động vật bậc thấp con sinh sản hưũ tính giống những động vật đa bào bậc cao.
2.3.1. sự sinh sản vô tính: sự nảy chồi, sự sinh mầm trong.
2.3.2. Sự sinh sản hửu tính:
3. Giới sự Metazoa (Động vật đa bào chính thức)
Ðộng vật đa bào chính thức là những động vật đa bào có tổ chức hình thành mô và cơ quan của cơ thể.
Động vật đa bào chính thức được phân thành nhiều ngành khác nhau.
3.1. Ngành ruột khoang (Coelenterata hay Cnidaria).
3.1.1 Đặc điểm chung của dạng Thuỷ Tức và Sứa.
Các sinh vật thuộc Ruột khoang có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh bước đầu ở động vật đa bào, bao gồm những động vật có đối xứng tỏa tròn và có xúc tu, có sự hình thành miệng và túi tiêu hóa, có tế bào chứa chất độc dùng để tấn của ruột khoang.
ư
Phân loại:
Ngành Ruột khoang được chia thành ba lớp là lớp Thủy tức (Hydrozoa), lớp Sứa (Scyphozoa) và lớp San hô (Anthozoa).
a) lớp thuỷ tức (Hydrozoa).
b) Lớp sứa: (scyphozoa) cơ thể trưởng thành có dạng sứa và trong chu kỳ phát triển có trải qua dạng thủy tức, hiện tại có 200 loài sông trong các biển
C. Lớp san hô: (Anthozoa) lớp này bao gồm các loaì sinh vật có dạng hình hoa, sống thành tập đoàn, chúng tiết ra ngoài tạo nên bộ xương của tập đoàn
3.2. Ngành sứa lược.(Ctenophora) là ngành nhỏ
có quan hệ gần gủi với ruột khoang
3.3. Ngành giun dẹp (platyhelminthes)
Ngành Giun dẹp được chia thành ba lớp:
Turbellaria (Sán tơ), Trematoda (Sán lá) và
Cestoda (Sán dây).
Lớp sán lông (tubellaria).
Lớp sán lá (tremtoda).
Vòng đời của sán là gan trong cơ thể người.
Hầu hết Sán lá có đời sống ký sinh và trải qua
hai hoặc nhiều ký chủ. Chẳng hạn như ở Sán lá
gan nhỏ (Opisthonorchis sinensis), sống ký sinh
trong gan của người
Ðể có thể bám chặt vào ký chủ tất cả Sán lá đều có cơ quan bám nằm ở mặt bụng gọi là hấp khẩu bụng.
II. Động Vật Có Xoang Thứ Sinh:
1. Động vật có miệng sinh trước (Protostomia). Củng được phân thành nhiều ngành khác nhau.
1.1. Ngành giun đốt (Annelida):
Ngành giun đốt bao gồm các loài giun, cơ thể có hình trụ và phân đốt đồng hình
Hiện nay đã mô tả được khoảng 85.000 loài
mà phần lớn được biết rõ nhất là giun đất. Giun
đốt được chia thành ba lớp.
a). Sơ đồ tạo chung của giun đốt:
Cơ thể giun đốt có hình trụ và phân đốt đồng
hình (metamerism), mỗi đốt đều có mang một
đôi phần phụ vận chuyển gọi là chân bên
(parapodia). Giữa các đốt có vách ngăn mỏng
chia xoang cơ thể thành những ngăn nhỏ.
b). Các cơ quan của giun đốt.
Cơ quan vận chuyển: giun đốt là nhóm động
vật đầu tiên có cơ quan vận chuyển. Mổi lớp
trong ngành giun đốt có cơ quan vận chuyển
riêng phù hợp với điều kiện sống của chúng.
hệ tiêu hoá chạy dọc theo chiều dài của cơ thể và xuyên qua các vách đốt, bắt đầu từ lỗ miệng
nằm ở đốt đầu cho đến hậu môn nằm ở đốt
cuối cùng của cơ thể.
Một số đặc điểm chung của ngành:
Hệ tuần hoàn kín và khônh có tim:
- Hệ bài tiết: Ở ngành nay xuất hiện hệ bài tiết là bằng chứng về sự tiên hoá.
Hệ thân kinh và cơ quan cảm giác:Hệ thân kinh ở giun đốt phát triển cao hơn sán.
Hệ sinh dục và sinh sản: Tùy theo mỗi loài trong từng lớp mà giun đốt có thể đơn tính hay lưỡng tính, các tuyến sinh dục phân bố ở tất cả các đốt, hoặc ở một số đốt nhất định.
c) Vị trí của giun đốt trong quá trình tiến hoá
Trong giới động vật, sự xuất hiện của giun đốt đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình tiến hóa ở động vật đa bào. Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, là đặc điểm quan trọng trong sự tiến hóa.
2.2. Ngành thân mềm (Mollusca)
Ðây cũng là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong phân giới động vật đa bào. Hiện có khoảng 100.000 loài đã được mô tả và khoảng 35.000 loài hóa thạch. Thân mềm là nhóm động vật xuất hiện rất sớm từ đầu kỷ Cambri và các nhóm lớn vẫn còn sống đến ngày nay.
a) Sơ đồ cấu tạo của các lớp thân mềm.
Thân mềm có nguồn gốc từ một nhóm của giun
đốt. Tiến hoá hình thành một ngành động vật
bao gồm các loài sò, ốc,mực bạch tuộc, chúng
đều có một số đặc điểm chung là cơ thể đều
được chia làm 3 phần: đầu, chân và khối ngủ
tạng.
Lớp thân mềm được chia thành 7 lớp nhưng có 4 lớp quan trọng và trong đó có lớp chân đầu rất phát triển
2.3.Ngành chân khớp (Arthopoda)
Ngành Chân khớp chiếm một vị trí quan trọng của giới động vật. Trong gần 1, 2 triệu loài động vật đã được mô tả thì đã có khoảng 1 triệu loài thuộc ngành Chân khớp, trong đó có hơn 900.000 loài thuộc lớp Côn trùng. Nó có mặt ở hầu hết các môi trường. ở chân khớp có một số đặc điểm chung trong cấu tạo như: động vật đa bào có đối xứng hai bên, cơ thể chia đốt dị hình, có vỏ bảo vệ cơ thể, giữa các đốt có khớp nối với nhau, phần phụ phân đốt và có khớp động,
xoang cơ thể thu hẹp thành xoang máu (hemocoel) không liên tục chứa đầy huyết sắc tố có nhiệm vụ như máu. Cơ thể hoàn toàn thiếu tiêm mao. Quá trình phát triển có xen kẽ nhiều lần lột xác.
a) Vỏ cơ thể: Ơ tế báo biểu mô tiết ra một lớp cutin có chứa chitin để bảo vệ cơ thể.
b) Hiện tượng lọt xác và sự biến thái.
Biến thái không hoàn toàn là quá trình chỉ xảy ra biến thái ở một giai đoạn nào đó.
Biến thai hoàn toàn là quá trình biến thái xảy ra ở các
giai đoạn
Một số cấu tạo của ngành chân khớp
III. Động Vật Có Miệng Sinh Sau (Deuterotstomia)
3.1. Ngành da gai (Echinodermata)
Là ngành động vật có miệng sinh sau. trong quá
trình phát triển phôi thì phôi khẩu bị bít kín do sự
hình thành thể xoang chính thức, sau đó ngoại
phôi bì lại lõm vào đúng ở vị trí của phôi khẩu để
thông với ruột nguyên thủy hình thành nên hậu
môn của sinh vật.
Sơ đồ hình thành miệng của sinh vật trưởng thành trước khi hình thành hậu môn
a) Hình thái học và sự đối xứng toả tròn của cơ thể
Hình dạng: hình bán cầu, hình sao, hình hoa
huệ tuỳ theo từng ngành. Sự đối xứng tỏa tròn
của cơ thể có nguồn gốc thứ sinh từ đối xứng
hai bên, sự phân cắt trứng hoàn toàn theo kiểu
phóng xạ và xác định, sự hình thành thể
xoang chính thức... đủ để chứng tỏ rằng da gai có
quan hệ họ hàng với các ngành động vật Có dây
sống (Chordata).
b) Sinh sản và phát triển.
Hầu hết các da gai đều sinh sản phân tính, trứng
và tinh trùng phóng ra ngoài và thụ tinh ngoài
môi trường, khi phát triển, phôi bịt kín lại trong
quá trình hình thành ngay vị trí của phôi khẩu,
hình thành hậu môn của ấu trùng và của sinh vật
trưởng thành. Và miệng hình thành ở cực đối
diện với hậu môn. Túi thể xoang bao quanh ruột
bắt đầu chia thành ba đôi túi thể xoang:đôi túi
trứơc, đôi túi sau, và đôi túi sau
Một số đại diện củađộng vật Da gai
Hinh 19.8 Lớp cầu gai
3.2. Ngành có Dây sống (Chordata)
3.2.1 Đặc điểm của ngành dây sống
Động vật có dây sống có tổ tiên là Da gai vì chúng có điểm như có thể xoang chính thức, đối xứng hai bên và miệng thứ sinh.
Đặc trưng:
Có hệ thần kinh phát triển
Kích thước
Có nhiều kiểu khe mang
Ngành Ngành dây sống chia thành ba ngành
phụ: Ngành phụ Sống đuôi (Urochordata),
Ngành phụ Sống đầu (Cephalochordata) và
ngành phụ Có xương sống (Vertebrata).
3.2.2 Đặc điểm của các ngành phụ có dây sống.
a) Ngành phụ Sống đuôi (Urochordata): là
động vật Có bao (Tunica), gồm khoảng 2.000
loài sống ở biển. Hầu hết các loài thuộc sống
đuôi đều có ba đặc điểm chung như có mang
ở vùng hầu và thông ra ngoài bằng các khe
mang, có dây sống và có ống thần kinh đuôi.
b) Ngành phụ sống đầu (cephlodata)
c) Ngành phụ có xương sống: Bao gồm các dây sống
có mức tiến hóa cao nhất, mặc dù chúng chỉ chiếm 5%
tổng số các loài động vật hiện sống. Cấu tạo cơ thể
đồng nhất. Và ngành được chia làm tám lớp:Không
hàm (Agnatha), Cá Giáp (Placodermi), Cá Sụn
(Chondrichthyes), Cá Xương (Osteichthyes), Lưỡng cư
(Amphibia), Bò sát (Reptilia), Chim (Aves) và Thú
(Mammalia). Trong đó lớp Cá giáp (sống ở kỷ
Devonien) đã bị tuyệt chủng rất sớm trong quá trình
tiến hóa của các động vật có xương sống.
Ếch cây cỏ
IV. Kết luận:Sự tiến hóa của sinh vật trải qua hàng triệu năm rất phu và đa dạng, bên cạng đó còn rất nhiều sinh vật chưa một lần xuất hiện củng như phát hiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)