Đ Ề THI HỌC KÌ II. NH . 2009.2010
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tâm |
Ngày 18/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đ Ề THI HỌC KÌ II. NH . 2009.2010 thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
PGD CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK II NH: 2009 - 2010
TRƯỜNG THCS SONG LỘC Môn : SINH HỌC 6
Ngày thi:
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1đ)
Vì sao Thực vật hạt kín lại có thể phát triển phong phú như ngày nay ?
Câu 2: (2đ)
Tại sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng ?
Câu 3: (2đ)
Muốn bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần phải thực hiện các biện pháp nào ?
Câu 4: (2đ)
Vi khuẩn ccó vai trò gì trong tự nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp ?
Câu 5 (3đ)
Mốc trắng và Nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? Chúng sinh sản bằng gì ?
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1đ)
Thực vật hạt kín có thể phát triển phong phú như ngày nay vì:
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, các mạch dẫn phát triển, hoa quả rất đa dạng, hạt được bảo vệ tốt trong quả (chính nhờ đó mà thực vật hạt kín có thể thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 2: (2đ)
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí (0.5đ)
- Giảm ô nhiễm môi trường (0.5đ)
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn (0.5đ)
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người. (0.5đ)
Câu 3: (2đ)
Muốn bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần phải thực hiện các biện pháp:
- Chống gia tăng dân số, trồng cây gây rừng (0.5đ)
- Trồng và bảo vệ các cây đạngtrên bờ vực tuyệt chủng (0.5đ)
- Khi khai thác rừng nên chọn các cây đúng tuổi, không nên khai thác triệt để (0.5đ)
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia (0.5đ)
Câu 4: (2đ)
Vi khuẩn có những vai trò trong tự nhiên, trong nông nghiệp và công nghiệp:
- Trong tự nhiên:
Phân hủy các hợp chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng. Do đó đảm bảo được nguồn vật chất trong tự nhiên (1đ)
- Trong nông nghiệp và công nghiệp:
Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu hỏa, phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ là nguồn phân bón cho cây trồng. (1đ)
Câu 5 (3đ)
* So sánh đặc điểm cấu tạo của Mốc trắng và Nấm rơm
Mốc trắng Nấm rơm
- Cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều - Gồm hai phần sợi nấm và mũ nấm, có nhiều tế
(0.25đ) bào (0.25đ)
- Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân - Mỗi tế bào có 2 nhân (0.25đ)
(0.25đ)
- Không có vách ngăn giữa các tế bào - Giữa các tế bào có vách ngăn (0.25đ)
(0.25đ)
- Bào tử nằm trên sợi mốc (0.25đ) - Bào tử nằm dưới mũ nấm (0.25đ)
* Mốc trắng và Nấm rơm đều sinh sản bằng bào tử (1đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)