Đ.A CHUYEN TB 14-15(chung)

Chia sẻ bởi Na na | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đ.A CHUYEN TB 14-15(chung) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH




KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN (CHUNG)
NĂM HỌC 2014-2015

A. Hướng dẫn chung.
- Người chấm cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thích hợp.
- Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý, không yêu cầu quá cao với mức điểm 9, 10; đặc biệt khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, người chấm cho đủ điểm như quy định.
- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong những người chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn.
B. Đáp án và thang điểm.
Câu 1 (2,0 điểm).
1. Tìm đúng từ Hán Việt 0,5 điểm
2. + Chỉ ra phép điệp ngữ 0,5 điểm
+ Phân tích hiệu quả: nhấn mạnh sự gắn bó, chở che của cây tre với đời sống con người Việt Nam; tạo tính nhạc và sức biểu cảm cho câu văn… 1,0 điểm
Câu 2 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đây là đề nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Thí sinh được tự do chọn lựa các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải khoa học, nhuần nhuyễn.
- Bài viết phải nêu được những suy nghĩ và nhận thức, tình cảm của cá nhân.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh tự do lựa chọn cách viết và xây dựng ý nhưng cần đạt được những nội dung sau:
1. Giải thích
- Từ ngữ: kiên nhẫn
- Khái quát: khẳng định ý nghĩa của đức tính kiên nhẫn với người học sinh.
2. Bình luận (có kèm dẫn chứng)
- Biểu hiện của đức tính kiên nhẫn ở người học sinh: trong học tập, sinh hoạt, ứng xử, …
- Kiên nhẫn là đức tính cần thiết vì: tạo ra hứng thú, niềm say mê; giúp ta vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt …
- Nếu không kiên nhẫn mà nôn nóng vội vàng, ta dễ gặp thất bại…
- Kiên nhẫn nhưng không có nghĩa là trông chờ ỷ lại mà phải linh hoạt, sáng tạo, có sự đột phá. …
3. Bài học
Cần rèn luyện tính kiên nhẫn bằng việc tránh xa các trò vô bổ, chuyên tâm học tập, đặt ra cho mình những mục tiêu tốt đẹp.

III. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không viết được gì.
Câu 3 (5,0 điểm).
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đây là kiểu bài nghị luận văn học có định hướng. Thí sinh cần phát huy năng lực phân tích tổng hợp, kĩ năng lập luận để giải quyết vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở định hướng của đề và những nội dung kiến thức từ văn bản, thí sinh có thể triển khai bài viết theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được những ý sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật và vấn đề cần nghị luận.
2. Trình bày suy nghĩ về hai ý kiến:
a. Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến 1.
- Cá tính mạnh mẽ của bé Thu thể hiện qua hành động, tâm lý của em trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép: (nói trống không; không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm; hất tung cái trứng cá, bỏ sang bà ngoại, cố tình khua dây cột xuồng kêu rổn rảng…).
- Phản ứng tâm lí của bé Thu được miêu tả tự nhiên, sinh động phù hợp với hoàn cảnh…
b. Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến 2.
- Tình yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc thể hiện cảm động nhất trong giờ phút chia tay: (tiếng gọi ba; hành động cuống quýt, vồ vập)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Na na
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)