Cuong che thi hanh an

Chia sẻ bởi Trần Văn Tùng | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Cuong che thi hanh an thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Mở Đầu

Theo quy định của Điều136 Hiến pháp năm 1992 “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị vũ trang nghiêm chỉnh thi hành”.
Trong tiến trình thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước thì việc phát hiện, xét xử các vụ án của Toà án mới là bước đầu còn kết quả của tiến trình này phải được đánh giá bằng việc các quyết định của Toà án có được thực hiện trên thực tế hay không và nó được thực hiện đến đâu. Pháp luật của một nước chỉ có ý nghĩa khi những quyết định của Toà án được thực hiện một cách triệt để.
Từ năm 1993 khi hệ thống cơ quan Thi hành án được tách khỏi Toà án thì nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án được chuyển giao cho cơ quan Thi hành án. Trong thực tế không phải khi nào các đương sự cũng tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của mình, trong nhiều trường hợp do nguyên nhân chủ quan mà các cơ quan, tổ chức , cá nhân cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự và cho việc thực hiện các phán quyết của Toà án, tính nghiêm minh của pháp luật cơ quan Thi hành án phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế thi hành án do pháp luật quy định.
Như vậy đề tài cưỡng chế thi hành án dân sự không phải là một đề tài mang tính lý luận mà mang tính thực tế cao. Công tác cưỡng chế thi hành án phụ thuộc vào tình hình thực tế của các địa phương. Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật cơ quan Thi hành án của các địa phương khác nhau lựa chọn các biện pháp cưỡng chế thi hành án phù hợp với điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.Về đề tài của mình tôi chọn viết về cưỡng chế thi hành án dân sự của huyện Bình Giang qua thực tế nghiên cứu tìm hiểu được trong quá trình được phân công thực tập tại cơ quan Thi hành án dân sự của huyện.

b. Nội dung
I. Khái quát chung
1. Các khái niệm
Trước khi đi vào nghiên cứu tìm hiểu thực tế cần phải làm rõ các khái niệm cần dùng trong quá trình nghiên cứu.
Đầu tiên là khái niệm về Thi hành án dân sự: Thi hành án dân sự là thi hành các bản án, quyết định của Toà án dân sự xét xử đã có hiệu lực thi hành nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm kỉ cương pháp luật, pháp chế XHCN.
Khái niệm thứ hai được đề cập đến là khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự thì: Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp bắt buộc của cơ quan Thi hành án thực hiện quyền lực Nhà nước do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền của mình buộc các đương sự (người phải thi hành án ) phải thực hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)