CUỐI KỲ 2 (2022-2023)

Chia sẻ bởi Huỳnh Thừa | Ngày 19/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: CUỐI KỲ 2 (2022-2023) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Mã đề 134

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
ĐỀ……………………
(Đề kiểm tra có 03 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: Lịch sử - Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút

không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh:………………………….

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm)
Câu 1: Tại sao nói nền độc lập, tự chủ là cơ sở của nền văn minh Đại Việt?
A. Vì nền độc lập, tự chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Đại Việt.
B. Vì chỉ có nền độc lập, tự chủ thì mới có thể tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
C. Vì không có độc lập, tự chủ thì nhân dân Đại Việt không thể đánh thắng giặc ngoại xâm.
D. Vì nền độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển nền văn hóa
dân tộc rực rỡ.
Câu 2: Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Toàn bộ các tỉnh duyên hải miền Trung.
B. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
D. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
Câu 3: Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật
A. làm đồ gốm và xây dựng đền tháp.
B. đúc đồng và làm thuốc súng.
C. đúc đồng và kĩ thuật in.
D. rèn sắt và làm thuốc súng.
Câu 4: Các tầng lớp trong xã hội của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. vua, quý tộc, nô lệ, thị dân.
B. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.
C. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
D. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.
Câu 5: Nội dung nào là đúng về văn minh Đại Việt?
A. Chỉ tiếp thu văn minh Trung Hoa.
B. Không tiếp thu văn minh phương Tây.
C. Chỉ tiếp thu văn minh Đông Nam Á và Trung Hoa.
D. Tiếp thu văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Câu 6: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
B. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
D. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
Câu 7: Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học gì cho nền giáo
dục Việt Nam hiện nay?
A. Phải duy trì nền giáo dục Nho học.
B. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.
C. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.
D. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.
Câu 8: Ngành kinh tế nào phát triển mạnh ở quốc gia Phù Nam?
A. Đánh bắt hải sản.
B. kinh tế nông nghiệp.
C. Ngoại thương đường biển.
D. Phát triển các ngành thủ công.
Câu 9: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Óc Eo.
B. Đông Sơn.
C. Đồng Nai.
D. Sa Huỳnh.
Câu 10: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?
A. Có cội nguồn từ nền văn hóa ở khu vực Nam Bộ.
B. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
C. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.
Câu 11: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Cổ là
A. sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
B. thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc và những người có công với đất nước.
Trang 1/3 - Mã đề thi 134

C. thờ thần Mặt Trời, người chết, những người có công khai phá đất đai.
D. thờ thần sông, thần núi, những người có công khai phá đất đai.
Câu 12: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên địa bàn chủ yếu
A. Vùng đồng bằng Trung Bộ.
B. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng.
D. Vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 13: Các quốc gia cổ đại Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam ra đời là do
A. yêu cầu trị thủy để phát triển nông nghiệp.
B. yêu cầu trị thủy, quản lý xã hội, chống ngoại xâm.
C. sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc.
D. yêu cầu liên kết lại để chống xâm lược.
Câu 14: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt Cổ
A. phát triển mạnh mẽ các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt.
B. khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
C. khai phá đồng bằng châu thổ ven sông để phát triển nghề nông trồng lúa nước.
D. sống định cư lâu dài trong các làng bản, phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 15: Đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa, Phù Nam có gì khác so với cư dân Văn Lang –
Âu Lạc?
A. Sùng tín Hin-đu giáo, Phật giáo.
B. Chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
C. Có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn.
D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Câu 16: Lễ hội truyền thống nào thuộc văn minh Chăm-pa?
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Lễ hội Cơm mới.
C. Lễ hội thượng điền.
D. lễ hội Oóc Om Bóc.
Câu 17: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt Cổ là
A. làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
B. đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
C. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, dệt vải.
D. đóng tàu, đánh cá, làm đồ gốm, đệt vải.
Câu 18: Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ và hoàn chỉnh trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X –
XV?
A. Hình Thư.
B. Hình Luật.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Quốc triều hình luật.
Câu 19: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có đặc điểm chung là gì?
A. Hình thành ở lưu vực các con sông.
B. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
C. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
D. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
Câu 20: Nền văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào?
A. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Trung Hoa.
B. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Đại Việt.
C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ.
D. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Phù Nam.
Câu 21: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa trên lĩnh vực
nào để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, chữ viết, Đạo giáo.
B. Quan chế, luật pháp, tiếng nói, giáo dục, khoa cử, hệ thống thủy lợi.
C. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử.
D. Bộ máy nhà nước, tín ngưỡng cổ truyền, Nho học, kĩ thuật canh tác lúa nước.
Câu 22: Một số tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc
từ
A. những ảnh hưởng của văn hóa Chăm-pa, Phù Nam.
B. những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.
C. sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.
D. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biết ơn anh hùng dân tộc.
Câu 23: Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là
A. trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước.
B. hoạt động thương mại đường biển phát triển từ rất sớm.
Trang 2/3 - Mã đề thi 134

C. các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.
D. kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Câu 24: Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hóa
A. Đồng Nai.
B. Sa Huỳnh.
C. Đông Sơn.
D. Óc Eo.
Câu 25: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?
A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.
Câu 26: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện
điều gì?
A. Ý thức tự tôn dân tộc.
B. Tính ưu việt của ngôn ngữ.
C. Sự suy thoái của Nho giáo.
D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Câu 27: Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ tịch điền” nhằm mục đích gì?
A. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
B. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Khuyến khích bảo vệ, tôn tạo đê điều.
D. Khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 28: Xã hội Phù Nam gồm các tầng lớp
A. quý tộc, bình dân, nô lệ.
B. quý tộc, địa chủ, nông dân.
C. quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Nêu thành tựu tiêu biểu về giáo dục của văn minh Đại Việt. Vì sao các vương triều
Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử? (2đ)
Câu 2: Trình bày nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và của các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam. (1đ)
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 134
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thừa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)