Cuối kỳ 2 (2010-2011)

Chia sẻ bởi Phan Văn Lý | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: cuối kỳ 2 (2010-2011) thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA AN 3
THI ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2010 -2011
MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI 5
A/ KIỂM TRA VIẾT
I/ Đọc thành tiếng (5 điểm)
HS đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKII( GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai;ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đánh dấu), sau đó trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
II/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi( 5 điểm)
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng nói với các bô lão:
- Nước Đại Việt ta là một nước nhỏ ở phương Nam, luôn bị giặc ngoài nhòm ngó, xâm lăng. Nhưng dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Tuy vậy, chưa lần nào thế giặc mạnh và giặc hung hãn như lần này. Chúng định kéo năm mươi vạn quân sang làm cỏ nước ta. Tướng giặc ngạo mạn nói rằng: “ Vó ngựa Mông Cổ phi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy”. Xin các bô lão cho biết : Ta nên tính sao?
Các bô lão xôn xao:
- Xin bệ hạ cho đánh!
- Thưa, chỉ có đánh !
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa:
- Nên hòa hay nên đánh?
Tức thì muôn tiếng đồng thanh trả lời:
- Đánh ! Đánh !
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi. Nhà vua trẻ mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh đuốc bập bùng.
Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1/ Vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Diên Hồng nhằm mục đích gì?
a . Để thông báo về việc năm mươi vạn quân Nguyên kéo sang xâm lược nước ta.
b. Để nhắc lại truyền thống của dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục giặc ngoại xâm.
C . Để hỏi ý kiến các bô lão về việc đối phó với giặc, nhằm thống nhất ý chí quyết đánh của toàn dân.
2/ Các bô lão cho ý kiến như thế nào?
a . Các bô lão quyết đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc.
b . Các bô lão hỏi vua định hòa hay đánh.
c . Các bô lão xôn xao mỗi người một ý kiến
3/ Trong các câu văn sau câu nào là câu ghép?
a . NưỚC Đại Việt ta là một nước nhọ ở phương Nam, luôn bị giặc ngoài nhòm ngó, xâm lăng.
b . Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được chỗ ấy.
c . Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa.
4/ Trong hai câu “Tuy vậy, chưa lần nào thế giặc mạnh và giặc hung hãn như lần này”. Chúng định kéo năm mươi vạn quân sang làm cỏ nước ta”. Từ Chúng(ở câu 2) thay thế cho từ nào (ở câu 1) ?
a . Từ chúng thay thế cho từ thế giặc.
b. Từ chúng thay thế cho từ giặc.
c . Từ chúng thay thế cho từ thế .
5/ Các vế trong câu ghép “ Các cô y tá với vẻ mặt buồn buồn đến đưa đi và ông ta qua đời” được nối theo cách nào?
Nối bằng một quan hệ từ.
Nối bằng một cặp quan hệ từ
Nối bằng một cặp từ hô ứng.
B/ KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả( nghe viết )
Má nuôi tôi
Năm tôi lên tám, một chiều, có một người lạ dừng chân trước cổng nhà tôi, báo tin bố tôi, ông Giê-rôm,bị tai nạn:một giàn giáo đổ xuống, bố may mắn thoát chết nhưng bị gãy chân. Từ hôm ấy thỉnh thoảng má tôi lại gửi tiền lên Pa-ri. Vừa để bố tôi chữa bệnh, vừa để ông theo kiện, đòi chủ bồi thường tai nạn. Cuối cùng, má phải bán cả con bò sữa – tài sản nuôi sống cả nhà – nhưng rốt cuộc bố tôi vẫn thua kiện
II/ Tập làm văn:
Tả một người mà em yêu quý nhất.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I/ PHẦN ĐỌC
Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5đ( mỗi câu đúng 1đ)
Câu 1:Ý c
Câu 2:Ý b
Câu 3:Ý
Câu 4:Ý b
Câu 5:Ý a
II/ PHẦN VIẾT
1/ Chính tả: 5đ
Viết và trình bày đúng bài chính tả, chữ viết đẹp, sạch sẽ: 5đ
Sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh mỗi lỗi trừ 0.5 đ
Chữ viết cẩu thả, trình bày không sạch sẽ trừ 0.5đ toàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Lý
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)