Cuộc khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát Lịch sử 7

Chia sẻ bởi Trần Đình Chiến | Ngày 27/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Cuộc khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát Lịch sử 7 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Lớp 7/2-Tổ 4


Bài thuyết trình
Khởi nghĩa nông dân
Cao Bá Quát
Tiểu sử Cao Bá Quát
Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh

Cao Bá Quát
(1809-1855)
nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.
Ông là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc.
Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn tại Hà Nội, Bắc Ninh và miền trung du.
Ông mất năm 1855 tại Sơn Tây (Hà Nội).

2. Khởi nghĩa nông dân Cao Bá Quát
Nguyên nhân
Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, năm 1854 ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh.
Chuẩn bị
Chẳng bao lâu sau, ông tập hợp được một lực lượng đông đảo, chủ yếu là những nông dân nghèo khổ ở miền xuôi và trung du.
Ngoài ra, còn có mặt của giới trí thức, giới võ quan và lang đạo Mường, như: Đinh Nhật Thận (tiến sĩ, người Nghệ An, nguyên là Hàn lâm biên tu), Vũ Văn Đổng, Vũ Văn Ức (cả hai đều là người Hưng Yên, học trò của Cao Bá Quát), Nguyễn Kim Thanh (hào mục), Đinh Công Mỹ (lang đạo Mường), Nguyễn Hữu Vân (suất đội thủy vệ Hà Nội), Bạch Công Trân (suất đội cơ Sơn Dũng tỉnh Sơn Tây)...
Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi nghĩa sự sớm hơn dự định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh.

c) Diễn biến
Trận mở đầu xảy ra vào tháng 11 âm lịch (1854) tại Ứng Hòa. Sau khi đánh chiếm được phủ thành này, Cao Bá Quát cho quân tiến lên hướng Bắc đánh chiếm luôn huyện lỵ Thanh Oai (cả hai đều thuộc Hà Nội). Nhưng chiếm giữ hai lỵ sở trên chỉ trong mấy ngày, sau đó ông cho chuyển hướng tấn công nơi khác.
Tháng 12 âm lịch (1854), cánh trung quân do Đô thống Nguyễn Văn Tuân chỉ huy từ Thanh Oai tiến đến Hà Nội, thì gặp quân triều đón đánh ở khu vực xã Đồng Dương và Thạch Bích. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân của đôi bên đều bị chết nhiều. Nhưng vì yếu kém hơn về người và vũ khí, nên sau đó cả đoàn nghĩa quân bị đánh tan, các thủ lĩnh là Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Huấn, Hoàng Đình Nho... đều lần lượt bị bắt.


Còn Cao Bá Quát sau khi cho quân rút khỏi Ứng Hòa và Thanh Oai, liền tiến đánh huyện Yên Sơn và vây phủ thành Quốc Oai. Đốt phá phủ thành xong, nghĩa quân đón đánh quân triều do Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi chỉ huy. Cuộc giao tranh nổ ra ác liệt tại làng Sài Sơn, cách phủ thành 4 km. Rồi cũng vì không cân sức, quân khởi nghĩa buộc phải rút lui về huyện Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai. Bị truy đuổi, Cao Bá Quát lại cho quân vượt sông Hồng sang phủ Vĩnh Tưng.
Đầu năm 1855 cuộc đối đầu quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (Sơn Tây-Hà Nội), Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận, các tướng sĩ khác cũng bị hi sinh.
Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục nhưng tới cuối năm 1856, khi Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đổng (đều là học trò Cao Bá Quát) dẫn quân đi đánh phá huyện Phù Cừ bị thất bại, nghĩa quân tan rã dần.
d) Kết quả:
Khởi nghĩa thất bại.
e) Nguyên nhân thất bại
Cuộc nổi dậy mang đậm tính địa phương riêng rẽ, tổ chức chưa được chu đáo, chiêu bài phò Lê đã mất tính chất hấp dẫn, thiếu một phương thức chiến đấu, thế lực hào mục yếu ớt, vũ khí hãy còn thô sơ. Vì lẽ ấy, cuộc khởi nghĩa sớm bị đập tan bởi sự trấn áp mạnh mẽ bằng quân sự của triều Nguyễn.
f) Ý nghĩa lịch sử
  Là những cuộc đấu tranh thể hiện sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc.
Góp phần củng cố khối đại đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn
thầy cô và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đình Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)