Cuộc đời và sự nghiệp Issac Newton

Chia sẻ bởi Jany Kim | Ngày 23/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: cuộc đời và sự nghiệp Issac Newton thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC BẠN
ĐẾN VỚI TỔ 3
I.Isaac Newton,cuộc đời và sự nghiệp
1.Hoàn cảnh lịch sử
2.Cuộc đời và sự nghiệp
II.Ảnh hưởng của Newton đến vật lý học
III.Các định luật Newton trong chương trình vật lý phổ thông
IV.Kết
I.Isaac Newton,cuộc đời và sự nghiệp
1.Hoàn cảnh lịch sử
Isaac Newton sống và làm việc ở thời kì thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh.Sau cuộc nội chiến ác liệt,chế độ phong kiến bị lật đổ,vua Anh bị xử tử.
Giai cấp tư sản bắt tay với quý tộc mới .Chế độ cộng hòa ra đời với nền quân chủ lập hiến.
Nước Anh trở thành một cường quốc hàng hải,và tiến mạnh trên con đường TBCN.



.
Giai cấp tư sản chống lại Giáo hội Thiên chúa,chống Giáo hoàng,nhưng bắt tay với phái Canvin của Giáo hội Tin lành.
Giai cấp tư sản Anh muốn làm dịu mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo,gắn liền khoa học với đức tin đối với Chúa.
Những hoàn cảnh trên đã ảnh hưởng nhiều đến thế giới quan và sự sáng tạo khoa học của I.Newton.
2.Cuộc đời và sự nghiệp
2.1.Cuộc đời
Isaac Newton sinh ngày
25/12/1642,vài tháng sau
khi G.Glilei qua đời,và một
thế kỉ sau khi N.Copernicus (1473-1543) qua đời.
Cha ông mất trước khi ông sinh ra.Lúc mới sinh,Newton ốm yếu,quặt quẹo.
Năm 12 tuổi, Isaac được vô trường trung học Grantham. Newton là một học sinh lơ đãng và học được 4 năm thì mẹ gọi về Woolstorpe để trông coi nông trại.Nhưng sau một thời gian, mẹ Isaac thấy con trai bà có năng khiếu về cơ học hơn là coi sóc gia súc nên bà đã quyết định cho con tiếp tục đi học để lên đại học .
Năm 18 tuổi,Newton đậu vào đại học Cambridge.Ông thích môn Toán Descartes, Thiên văn,và bắt đầu tìm hiểu các công trình của Edmund Halley(1656-1742)
Tại Cambridge,trong 3 năm đầu tiên,Newton học Số học,Hình học của Euclide và lượng giác rồi trở thành học trò của giáo sư Isaac Barrow (1630-1677). Ngạc nhiên về trí thông minh của Newton, ông đã từ chức để nhường chỗ cho Newton.
Năm 23 tuổi,Newton nhận bằng Bachelor of Arts, tương đương với cử nhân hiện nay. Lúc bấy giờ bệnh dịch hạch lan tràn khắp Âu châu,đại học đóng cửa và Newton về quê.Trong suốt hai năm,ông không ngừng làm việc,suy nghĩ và nghiên cứu khoa học.



Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn.Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước.
Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705.
Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn,được an táng tại tu viện Westminter,bên cạnh các vua Anh quốc.

2.2 Sự nghiệp khoa học
Về toán học :tìm ra nhị thức Newton, phát minh ra phép tính vi tích phân.
Về cơ học :đã định nghĩa các khái niệm cơ bản của cơ học :khối lượng,động lượng và lực.Ông đã quan niệm được động lượng là một đại lượng vectơ.Ông nhận xét rằng quán tính tỉ lệ với khối lượng .Đồng thời chỉ ra hệ quy chiếu để nghiên cứu chuyển động. Ông tìm ra 3 định luật cơ bản của cơ học dưới dạng 3 tiên đềxây dựng cơ sở của cơ học cổ điển.
Về quang học: Từ 1665,ông đã dùng lăng kính để thực hiện sự tán sắc ánh sáng và nghiên cứu tính chất của quang phổ. Thay các thấu kính trong kính thiên văn bằng gương cầu phản xạ. Khi nghiên cứu những “ vành tròn Newton”, ông là người đầu tiên phát hiện được tính tuần hoàn trong các hiện tượng quang học
Ông nêu thuyết hạt ánh sáng và chỉ xem đó như là một giả thuyết.Nhưng những người kế tục ông đã cho thuyết hạt ánh sáng một ý nghĩa tuyệt đối.
Ông cũng có nhiều nghiên cứu về hóa học, thuật giả kim, lịch sử và tôn giáo.
II. Ảnh hưởng đến vật lý.
Mùa hè năm 1666 tại Woolsthorpe,Newton làm thí nghiệm và phát hiện ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.Đây là nguồn gốc của tất cả những lý thuyết hiện đại về ánh sáng và màu sắc .
Những công trình về ánh sáng của ông nổi tiếng ngay lập tức .Nhưng những tranh cãi về quyền phát minh làm cho ông ghê sợ. Nhiều năm trời ông và Robert Hooke (1635–1703) tranh luận về vấn đề ánh sáng và lực hấp dẫn.
Để tránh tranh cãi với Robert Hooke , ông chỉ in bài Quang học và hai bài khảo luận về toán sau khi Hooke mất.
Toán vi tích phân do ông khám phá ra đồng thời với Gottfried Leibniz (1646-1716) đã trở thành công cụ không thể thiếu của cơ học giải tích

Định luật vạn vật hấp dẫn là nguyên lí cơ sở cho những phát minh vật lý học,cơ học,thiên văn học trong nhiều thế kỉ ,đã ” giải thích hệ Mặt Trời rành mạch đến mức làm cho tất cả các học thuyết và các triết học của người Hy Lạp

cổ đại liên quan tới bầu trời khi đem so sánh với nó trở thành những đồ vật phức tạp một cách vô nghĩa”.




Năm 1687 ông xuất bản quyển Principia. Trong đó,ông trình bày phương pháp luận của mình thành bốn quy tắc tổng quát :
Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.

Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của G.Glilei,tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học.

III.Các định luật Newton trong chương trình vật lý phổ thông
Định luật 1: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không có ngoại lực tác dụng lên vật.
Định luật 2: Biến thiên động lượng của một vật theo thời gian tỉ lệ với tổng lực tác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực.
Định luật 3: Các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều
Ba định luật này là những tiên đề của cơ học cổ điển.Chúng được sử dụng để khảo sát các chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu tuyệt đối,với những vận tốc không quá lớn.
Ngày nay, ba định luật này được giảng dạy rộng rãi trong chương trình vật lý trung học phổ thông của các nước trên thế giới.
Định luật vạn vật hấp dẫn: Hai vật bất kì hút nhau bởi một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 vật đó.

IV.Kết
I.Newton được thế giới tôn là “Người sáng lập vật lý học cổ điển”
Những phát kiến về thiên văn học của Newton dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn đã giáng đòn chí mạng vào uy tín của Giáo hội.Tôn giáo đã phản ứng một cách quyết liệt và căm phẫn trước những phát minh mới của Newton.Nhiều trường đại hoc ở châu Âu vẫn cấm dạy môn cơ học và những vấn đề liên quan đến định luật vạn vật hấp dẫn đến tận thế kỉ XIX.

Khối lượng trong định luật 2 Newton đặc trưng cho quán tính của vật,và cũng có mặt trong định luật vạn vật hấp dẫn,đặc trưng cho tính hấp dẫn của vật.Newton không giải thích được vì sao khối lượng lại đồng thời đặc trưng cho hai tính chất rất khác nhau của vật chất.Ông đành bỏ qua không bàn đến.Và phải đợi đến thế kỉ XX,thuyết tương đối rộng của Anhxtanh mới đưa ra được câu trả lời.

Bốn quy tắc cho nghiên cứu khoa học trong cuốn Principia là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ.Thực hiện các quy tắc này,ông đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được hầu hết các bài toán khoa học vào thời ông. Không chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận,ông còn miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể.
Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người.Ông đã vượt lên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại,tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn,đẹp,và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước.
Newton sống một cuộc đời độc thân và đặc biệt,ông là một con người rất đãng trí.Tính đãng trí của ông đã trở thành những câu chuyện được kể lại cho đến ngày nay.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Jany Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)