Cuộc đời và sự nghiệp của HCM

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiền | Ngày 26/04/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: cuộc đời và sự nghiệp của HCM thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890-1969)

THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(1890-1911)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho.

    Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học. Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm 1929, thọ 67 tuổi.
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi.
    Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổi.
    Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN  VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(1911-1920)
    Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường Cứu nước.
    Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây anh được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.
    Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây ( Versailles ). Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn A`i Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam .

    Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L`Humanité) Pháp, Nguyễn A`i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.
   Nguyễn A`i Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua ( Tours ). Tại Đại hội này Anh đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)