Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946).

Chia sẻ bởi Lê Thị Chinh | Ngày 09/05/2019 | 246

Chia sẻ tài liệu: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946). thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Chương III. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946).
Bài 8: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946).
Bài 8: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946).
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.

? Sau khi thành lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gặp phải những khó khăn như thế nào?
1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
a. Khó khăn:
* Chính trị:
- Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, cùng với các thế lực tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) => Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ của ta.
+ Miền Nam: Thực dân Pháp được Anh giúp đỡ, quay lại xâm lược Việt Nam.

* Kinh tế:
- Nạn đói 1944- 1945 chưa khắc phục được.
- Lụt lớn tháng Tám 1945, đê điều ở 9 tỉnh Bắc Bộ bị sạt lở, khiến cho mùa màng thu được rất thấp.
- Công- thương nghiệp đình trệ, nạn đói mới đe doạ.
- Tài chính, tiền tệ thiếu hụt, ngân sách Nhà nước trống rỗng (có 1 230 000đ, rách nát hơn 1 nửa).

* Văn hoá:
- Hơn 90% dân số trong cả nước mù chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... Còn rất phổ biến.
=> Tình thế nước ta như "ngàn cân treo sợi tóc.?

b. Thuận lợi:
- Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ và bước đầu được hưởng những quyền lợi do chính quyền cách mạng đem lại, nên vô cùng phấn khích, và gắn bó với chế độ mới.
- Có Đảng Và Bác Hồ được nhân dân tin tưởng.
- Chủ nghĩa xã hội sắp trở thành hệ thống thế giới.
2. Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nền móng của chế độ mới.
? Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công tác xây dựng, củng cố chính quyền trung ương diễn ra như thế nào?
- Nhóm 2: Công tác xây dựng, củng cố chính quyền ở cấp địa phương như thế nào?
- Nhóm 3: Nêu ý nghĩa chính trị của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
a. Chính quyền Trung ương.
- Ngày 20/9/1945, chính phủ ra sắc lệnh số 34, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến Pháp.
- Ngày 6/1/1946, bầu cử Quốc Hội.
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách chính phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Nhân dânNam Kỳ nô nức đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6/1/1946).
Quốc hội họp phiên đầu tiên (2/3/1946)
Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

b. Chính quyền địa phương:
- Sau ngày bầu Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
- Uỷ ban hành chính các cấp cũng được thành lập, thay thế cho các Uỷ ban nhân dân.
* ý nghĩa:
- Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là đòn giáng nặng nề vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của Đế quốc và tay sai.
- Góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên trường quốc tế, khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ và nghĩa vụ của mỗi người công dân đối với nhà nước cách mạng.
- Là cuộc vận động chính trị rộng lớn, mặt khác tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.


3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

? Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có những biện pháp nào
để tiêu diệt giặc đói, giặc dốt
và giải quyết khó khăn về tài chính?
a. Diệt giặc đói:
- Biện pháp trước mắt: Thực hành tiết kiệm, cứu đói.
- Nhiệm vụ lâu dài: Tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.
b. Diệt giặc dốt:
- Biện pháp trước mắt: Thành lập ?Nha bình dân học vụ? => xoá mù.
- Nhiệm vụ lâu dài: Thành lập các trường tiểu học, trung học...
c. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp.
- Nhiện vụ lâu dài: Ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

Lớp Bình dân học vụ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Chinh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)