CỤM TÍNH TỪ TV3

Chia sẻ bởi Lương Nhung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: CỤM TÍNH TỪ TV3 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Nhóm 5
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC
1
Lương Thị Nhung
Hoàng Thị Mỹ
Nguyễn Thị Tuyết Ngân
Lê Thị Thúy Ninh
Đào Như Mai
Nguyễn Thị Ánh Mái
2
CỤM TÍNH TỪ
3
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM TÍNH TỪ
1. Phần trung tâm.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
CỤM TÍNH TỪ
2. Phần phụ trước.
3. Phần phụ sau.
II. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP
4
5
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM TÍNH TỪ
Cụm tính từ là cụm từ chính phụ có tính từ làm thành tố trung tâm. ở dạng đầy đủ, cụm tính từ gồm ba phần:
6
Trong thực tế, cụm tính từ có thể chỉ có một từ trung tâm thành và một thành tố phụ trước hoặc một thành phố phụ sau
Ví dụ: - rất tốt
đẹp người
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM TÍNH TỪ
7
Giống như tính từ trung tâm, cụm tính từ có thể đảm nhận chức năng của nhiều thành phần trong câu:
-Làm vị ngữ. Ví dụ: + Cô ấy đẹp hẳn lên
-Làm định ngữ. Ví dụ: + Cô bé xinh như hoa
-Làm bổ ngữ. Ví dụ: + Cậu bé chạy nhanh như một con sóc.
-Làm trạng ngữ. Ví dụ: + Nhanh như một con sóc, nó chạy biến vào nhà
-Làm chủ ngữ. Ví dụ: +Rất thông minh là một đặc điểm nổi bật của Toàn.
II. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP
8
Mọi tiểu loại tính từ đề có thể đóng vai trò thành tố trung tâm.
Ví dụ : nhanh như một con sóc, tròn như hạt mít, đang đỏ lên, rất đẹp.
1. Phần trung tâm
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
9
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
2. Phần phụ trước.
Giống như động từ, phần phụ trước ở cụm tính từ thường do các phụ từ đảm nhận. tuy nhiên tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ, và rất ít khi kết hợp với phụ từ cầu khiến.
Ví dụ :
+ rất đẹp , nhanh lắm, chậm quá…
Ít sử dụng : + hãy đẹp, đừng nhanh …
10
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
2. Phần phụ trước.
Về khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ của tính từ, cần chú ý:
Các tính từ chỉ tính chất không có mức độ có thể kết hợp được một số phụ từ chỉ mức độ ở trước( rất, hơi, quá, khá, cực, cực kỳ).
Ví dụ : trẻ quá, lém lắm, hãy chân thật, hãy nhanh lên..
-Các tính từ chỉ tính chất có mức độ tuyệt đối hoặc không phân biệt theo mức độ thì không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ.
Ví dụ: không sử dụng “rất đen sì”, “ nhỏ xíu lắm”, “đừng đẹp”, “ đừng trắng ngà”
11
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
3.3.1 Về từ loại.
Thành phần phụ sau của cụm tính từ có thể do nhiều từ loại khác nhau đảm nhiệm :
Phụ từ chỉ mức độ.
Ví dụ
lạnh quá
thông minh cực kỳ
12
3.3.1 Về từ loại.
-Danh từ .Ví dụ:Lộng lẫy như bà hoàng , dữ như cọp, trắng như bột
-Đại từ. (Hạn chế) Ví dụ: dốt như hắn, thông minh như nó
-Tính từ (Hạn chế).
Sáng dạ một cách bất ngờ, sòng phẳng một cách lạnh lùng
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
13
3.2 Về cấu tạo.
Thành tố phụ sau của cụm tính từ có thể là từ (như các ví dụ trên), là cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập hoặc cụm từ chủ vị.Ví dụ:
- Cụm từ chính phụ: Ví dụ: thích tiểu thuyết tình cảm
- Cụm từ đẳng lập . Ví dụ: yếu ngoai ngữ và tin học
- Cụm từ chủ vị.Ví dụ: xinh như cô tiên vừa giáng trần.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
14
3.3 Về phương thức liên kết với tính từ trung tâm
Thành tố phụ có thể liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp với tính từ trung tâm.
Liên kết trực tiếp ( không thể dùng quan hệ từ nối thành tố phụ và trung tâm )
Ví dụ: rộng bát ngát, sâu thăm thẳm, xa vời vợi …
Liên kết gián tiếp ( có thể dùng quan hệ từ nối thành tố phụ với trung tâm ).
Ví dụ: đẹp như tiên, vắng như chợ chiều
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
15
3.4. Về quan hệ chế định của thành tố trung tâm với thành tố phụ sau.
Có thể phân biệt hai trường hợp sau:
Loại thành tố phụ sau do tính từ trung tâm chế định gồm có:
a. Thành tố phụ sau chỉ phạm vi, phương diện thể hiện của đặc điểm, tính chất.
VD: + yếu về kinh nghiệm thực tiễn.
+ xấu người đẹp nết.
Có thể dùng quan hệ từ về, trong, ở,… để nối thành tố phụ với trung tâm.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
16
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
Thành tố phụ sau có thể hiện lượng cụ thể, do cụm là số từ + danh từ đơn vị đảm nhiệm. Chúng có sau các tính từ chỉ đặc điểm về lượng, và liên kết trực tiếp với tính từ trung tâm.
VD: + rộng ba mẫu.
+ dày 500 trang.
17
Thành tố phụ định vị, do danh từ đảm nhiệm. Chúng có thể chỉ đặc điểm về khoảng cách không gian.
VD: + xa trường.
+ gần chợ.
Loại thành tố phụ này liên kết trực tiếp với tính từ trung tâm. Có khi thành tố phụ sau chỉ đặc điểm về khoảng cách thời gian.
VD: + gần Tết Nguyên tiêu.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
18
Thành tố phụ so sánh.
Loại thành tố phụ này có thể thuộc các từ loại khác nhau, hoặc là các kiểu cụm từ khác nhau. Quan hệ từ thường được sử dụng: như, tựa, hệt.
VD: + đẹp như tiên giáng trần.
+ trong sáng tựa pha lê.
+ đông như kiến cỏ.
Loại thành tố phụ sau không do danh từ trung tâm chế định. Loại thành tố phụ này có thể có ở mọi loại tính từ.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
19
Thành tố phụ sau chỉ sắc thái của đặc điểm, tính chất. Loại thành tố phụ này liên kết trực tiếp với thành tố trung tâm.
VD: + đỏ chon chót.
+ dày cộm.
+ thông minh cực kỳ.
Vì cụm tính từ ít khi có nhiều thành tố phụ sau cho nên vấn đề trật tự thành tố phụ sau của cụm tính từ không phức tạp.
III. CẤU TẠO CỦA CỤM TÍNHTỪ
3. Phần phụ sau.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Tiếng Việt 3, GS.TS Lê A (chủ biên), TS. Phan Phương Dung – TS. Đặng Kim Nga – Nhà xuất bản ĐH Sư phạm.
Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nguyễn Thị Ly Kha – Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
CẢM ƠN THẦY VÀ CẢ LỚP ĐÃ LẮNG NGHE !!!
21
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)