Cúm A H1N1
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Hưng |
Ngày 09/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: Cúm A H1N1 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH CÚM H1N1/09
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
Bs Phan Công Hùng
Khoa Y tế công cộng – Viện Pasteur TP HCM
Thế nào là đại dịch?
Khi có một bệnh mới xuất hiện trong cộng đồng
Tác nhân gây bệnh ở người , gây bệnh nặng và;
Tác nhân lan truyền dễ dàng và tồn tại được ở người
Đại dịch cúm là gì?
Đại dịch là một vụ dịch xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
Đại dịch cúm xuất hiện khi có một vụ dịch do một chủng vi rút cúm mới gây ra, làm ảnh hưởng tới phần lớn thế giới.
Đặc điểm và thách thức của đại dịch
Lây truyền nhanh khắp thế giới
Quá tải cho hệ thống y tế
Cung cấp các trang thiết bị y tế không đáp ứng đầy đủ
Phá vỡ kinh tế xã hội
Orthomyxoviridae
Influenza A virus
Nguồn bệnh tự nhiên: th?y c?m
Có nhiều phân týp dựa vào protein của virút
Gây dịch và đại dịch trên người
Influenza B virus
Thường chỉ có ở người, có ở vài động vật khác như
chó mèo
Có dịch nhưng không gây đại dịch
Influenza C virus
Chỉ có ở người
Bệnh nhẹ, không gây dịch l?n
THE LANCET . Vol 362 . November 22, 2003 . www.thelancet.com
Các đại dịch cúm trong thế kỷ 20
Cúm A (H1N1)
Cúm A (H2N2)
Cúm A (H3N2)
1918: “ĐD cúm Tây Ban Nha”
1957: “ĐD cúm Châu Á”
1968: “Hong Kong Flu”
20-40 triệu người chết
1-4 triệu người chết
1-4 triệu người chết
Credit: US National Museum of Health and Medicine
1968: “ĐD cúm Hồng Kông”
Chu kỳ của đại dịch
2009
1847
1889
1918
1957
1968
1847
1889
1918
1957
1968
11 năm
42 năm
Không có đại dịch >40 năm
Chu kỳ 30-40 năm
29 năm
39 năm
Ước lượng của WHO ảnh hưởng của đại dịch
Tö vong 1-2%
1.638.000
Tử vong 1%
820,000
Thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội
ước tính tác động của đại cúm ở việt nam
Cảnh báo của WHO
“Những diễn biến tại Mexico và Mỹ đã đặt cộng đồng quốc tế trước một tình trạng y tế khẩn cấp có quy mô toàn cầu.”
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan
11
Diễn biến tình hình dịch
Ngày 18/3/2009 ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Mexico.
Ngày 25/4/2009 WHO thông báo dịch cúm A(H1N1) toàn cầu (ghi nhận bệnh nhân tại Mỹ và Mexico).
Ngày 27/4/2009 WHO cảnh báo đại dịch mức độ 4.
Ngày 30/4/2009 WHO cảnh báo đại dịch mức độ 5.
Ngày 11/6/2009 WHO cảnh báo đại dịch mức độ 6 là mức cao nhất.
Các giai đọan của đại dịch cúm
1 - 3
Lan truyền
từ người
sang người
Thời gian
Bệnh xảy ra ở động vật.
Hiếm lây nhiễm cho người
Lây lan giữa
các quốc gia
5 - 6
4
Sau đỉnh
đại dịch
Sau
đại dịch
1-2 năm
Các giai đoạn của đại dịch của Việt Nam
Giai đoạn 1:
Cảnh báo đại dịch
Thời gian
Dịch xảy ra ở nước khác, chưa ghi nhận ở Việt Nam
Ghi nhận trường hợp xâm nhập rải rác
Tình huống 1
Dịch lây lan trong cộng đồng
Tình huống 2
Giai đoạn 2:
Dịch xảy ra tại Việt Nam
Sau đại dịch
Việt Nam đang ở Tình huống 2, giai đoạn 2 của đai dịch
Tình hình thế giới
Theo thông báo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu (ECDC), đến 16/8/2009, toàn thế giới đã ghi nhận 227.562 trường hợp tại 178 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có 2.073 trường hợp tử vong. Hiện nay, dịch đang diễn biến phức tạp tại một số nước nam bán cầu nơi hiện giờ là mùa đông số TV: Argentina (404), Chi Lê (112), Brazil (192), Australia (102), Newzeland (14).
Tình hình thế giới
Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tình hình dịch diễn biến phức tạp: Nhật Bản có 03 trường hợp TV, ước tính có khoảng 60.000 người nhiễm; Hàn Quốc (TV: 02); Philippine (TV: 08); Singapore (TV: 11); Brunei (TV: 01); Malaysia (TV: 67); Lào (TV: 01); Indonesia (TV: 03). Thái Lan (TV:111).
BẢN ĐỒ DỊCH TỄ TRÊN THẾ GiỚI
Tình hình dịch tại Việt Nam
Trường hợp đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại TP HCM vào ngày 30/5/2009 là một du học sinh từ Wisconsin, Mỹ về đến Việt Nam vào 16 giờ ngày 26/5/2009 trên chuyến bay số hiệu UA 869 tại sân bay Tân sơn Nhất
Tình hình dịch tại Việt Nam
19
Tình hình dịch
Có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn xâm nhập - bệnh là những người nhập cảnh đến từ vùng dịch: 30/5/2009-16/7/2009.
+ Giai đoạn 2: bệnh lây lan trong cộng đồng: từ ngày 17/7/2009 - ????
Tình hình dịch tại khu vực phía Nam
+ Giai đoạn 1: giai đoạn xâm nhập - bệnh là những người nhập cảnh đến từ vùng dịch: 30/5/2009-16/7/2009.
- Bệnh nhân chủ yếu đến từ các quốc gia đang có dịch (người nước ngoài: Mỹ, Úc…, Việt kiều, Việt Nam đi công tác, học tập, du lịch…)
- Có một số rất ít bệnh nhân là người Việt Nam không đi nước ngoài nhưng có tiếp xúc với người từ nước ngoài về.
Tình hình dịch tại khu vực phía Nam
+ Giai đoạn 2: bệnh lây lan trong cộng đồng: từ ngày 17/7/2009 - ????
Xuất hiện các chùm ca bệnh tại các cộng đồng,trường học, công ty,…
- Chùm ca bệnh tại Ấp Việt kiều-Xuân Hiệp-Xuân Lộc-Đồng Nai: 23 ca
- Chùm ca tại Trường Ngô Thời Nhiệm Q9, TPHCM: 104 ca (02 ca phát hiện tại Đắk Lắk, 01 Khánh Hòa)
Tình hình dịch tại khu vực phía Nam
+ Giai đoạn 2: bệnh lây lan trong cộng đồng: từ ngày 17/7/2009 - ????
- Chùm ca tại Trường Nguyễn Khuyến- Q Tân Bình, TPHCM: 23 ca (có 4 ca phát hiện tại BR-VT, Đắk Lắk, Hải Phòng )
- Chùm ca tại trường RMIT: >20 ca
- Một số cơ quan, doanh nghiệp…
- Bắt đầu có các ca bệnh không rõ nguồn tiếp xúc.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS
Tháng 9/1988: Wisconsin, phụ nữ chết vì vì viêm phổi do virus cúm heo.
Thankgiving 2005: cậu bé 17 tuổi giúp anh giết mổ lợn, nuôi gà trong nhà để ăn lễ bị cúm 07/12/05 virus gây bệnh lai giữa 3 loại gia cầm + heo + người : ít ai chú ý !
10/3/2009 : cậu bé Édgar Enrique Hernández ở La Gloria, Mexico, bị một cơn cúm, 10 ngày sau virus được phân lập là A/H1N1 tương tự như virus cúm ở Wisconsin 4 năm trước.
Ngược dòng thời gian
Cúm người H3N2 (PB1)
Cúm heo cổ điển (H1, NP, NS)
Cúm gia cầm Bắc Mỹ (PA)
Cúm gia cầm Âu Á
NGUỒN GỐC VIRUS A(H1N1) TỪ 4 CHỦNG
Sự tái tổ hợp và lây truyền trực tiếp
Vi rút cúm người
Vi rút tái tổ hợp
Vi rút cúm gia cầm
27
Cơ chế lan truyền đại dịch cúm
Cúm lây lan trong quần thể chim hoang dã, gia cầm và lợn.
Cúm ở động vật
Lây nhiễm cho người hiếm khi xảy ra – Những trường hợp tiếp xúc gần với lợn
Nếu vi rút này tái tổ hợp với vi rút trên người, đây là nguyên nhân gây đại dịch cúm tòan cầu
Vi rút cúm A H1N1/09:
Miễn dịch trong cộng đồng:
Không xác định được
Hiệu quả của vắc xin cúm mùa:
Không xác định được, chưa có bằng chứng về đáp ứng miễn dịch chéo.
Thuốc kháng vi rút:
Kháng với Amantadines
Nhậy cảm với Oseltamivir (tamiflu) và Zanamivir (relenza).
29
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VIRUS
Qua tiếp xúc
Qua giọt bắn
Lây 1 ngày trước khi khởi bệnh và 7 ngày sau
ĐƯỜNG LÂY
Sự phát tán các hạt hô hấp trong không khí
Giọt HH > 5 àm Giọt HH < 5 àm
30-80cm/sec
0.06-1.5cm/sec
Nước
Bốc hơi
Giọt nhỏ
Không khí
around 1 m
Có thể > 50 m
Influenza, Pertussis
Tuberculosis, Measles, Chicken pox, SARS,
35
Các nguy cơ lây nhiễm
qua tiếp xúc trực tiếp
CONTACT
Credit Alison Mc Geer
37
Các nguy cơ lây nhiễm
qua tiếp xúc gián tiếp
Lây truyền gián tiếp
Qua bàn tay
Ai sẽ là người tiếp theo động chạm vào bàn phím, bệnh án, núm cửa, điện thoại bị ô nhiễm?
...và làm lan truyền tác nhân gây bệnh tới đâu?
“Computer Keyboards
Spread More Than Words”
Diễn biến lâm sàng
- Triệu chứng cúm A H1N1/09 cũng giống với cúm mùa: sốt, ho, đau họng, đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh, và mệt mỏi.
- Một số người có thể tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
- Bệnh có thể nhẹ hoặc rất nặng.
Những trường hợp bị viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp không có triệu chứng nhưng XN dương tính NGUY CƠ RẤT CAO
41
Triệu chứng cúm ở heo
Tiêu chảy
Ho
Lờ đờ
Sổ mũi
Chảy nước bọt
Sốt,Bỏ ăn
Không tăng trọng
PHÒNG NGỪA
Qua tiếp xúc
????
Qua giọt bắn ????
Lây 1 ngày trước khi khởi bệnh và 7 ngày sau
Các biện pháp phòng chống trong giai đoạn mới
Multi - Sectoral Preparedness “Readiness Framework”
1
2
Preparedness at ALL levels
Whole of Society Approach
Các chiến lược giảm nhẹ tác động của đại dịch
Các biện pháp ứng phó không dùng thuốc
Các biện pháp ứng phó dùng thuốc
Nông nghiệp và thực phẩm
Nước uống và vệ sinh
Năng lượng/Điện
Vận tải
Viễn thông
Các dịch vụ thiết yếu khác
Truyền thông
Vệ sinh cá nhân
Quy định hạn chế đi lại
Kiểm dịch
Không tập trung đông người
(đóng cửa trường học, vv)
Các thuốc kháng siêu vi
Vắc-xin
Kiểm soát lây nhiễm, thiết bị bảo hộ cá nhân
Chăm sóc y tế
Các biện pháp y tế công cộng
Các dịch vụ thiết yếu
(Duy trì xã hội sinh hoạt bình thường)
Các biện pháp
Các biện pháp giám sát phòng chống:
Mục tiêu:
Hạn chế số mắc, chết, biến chứng và tử vong;
Giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch đến kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân tại nơi xảy ra dịch.
Các biện pháp cụ thể:
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Lập kế hoạch theo kế hoạch đã duyệt (2088/QĐ-BYT ngày 12/6/2009)
- Chuẩn bị hậu cần
Các biện pháp
Các biện pháp cụ thể:
- Giám sát chặt chẽ các chùm ca bệnh tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt đối tượng người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người mang bệnh mãn tính, tiếp tục kiểm soát các cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là các cửa khẩu với các nước đã ghi nhận cúm AH1N1/09 tại cộng đồng;
Các biện pháp
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và sự biến đổi của vi rút để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng chống dịch phù hợp không để dịch lan rộng và tử vong
Thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A H1N1/09 tại các địa phương trên cả nước, đặc biệt tại các địa phương tập trung đông dân, nơi có nguy cơ bùng phát dịch, chú ý các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Các biện pháp
Các biện pháp cụ thể:
1. HS,SV, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học chủ động theo dõi sức khoẻ hàng ngày để phát hiện triệu chứng cúm. Nếu có biểu hiện bệnh (sốt, ho, đau hong…) nên ở nhà, không đến trường ít nhất là 7 ngày sau khi bị bệnh, kể cả nếu khỏi sớm hơn; đồng thời thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết để được tư vấn.
2. HS,SV, cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học nếu phát hiện triệu chứng cúm khi đang ở trường thì chủ động cách ly vào phòng riêng, thông báo cho Ban giám hiệu, cơ quan y tế tại trường học biết và nên về nhà ngay
Các biện pháp
3.Người dân sinh sống và làm việc tại các khu vực tập trung đông người như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, ký túc xá...nếu có biểu hiện cúm hay nghi ngờ bệnh cúm thì cần chủ động cách ly và thông báo cho đơn vị và y tế cơ quan biết để được tư vấn và hỗ trợ
4.Những người mắc bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, SDD, bệnh nhân AIDS...), PNCT, người già, TE cần đặc biệt quan tâm tới tình trạng sức khỏe của mình, tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh, khi có biểu hiện bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, chữa kịp thời, hạn chế biến chứng nặng và tử vong.
Các biện pháp
5.Mọi người dân tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,
- Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường,
- Che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi. (khẩu trang)
Các biện pháp
Đặc biệt, để tránh các biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách, người dân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng vi rút (Tamiflu) khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.
Tamiflu có tác dụng tốt nhất trong 24 giờ đầu
Thời gian tác dụng sau 3-4 g
Thời gian bán hủy 7-8 g
Cách ly bệnh nhân
Giảm thiểu tối đa tiếp xúc với người lành;
Sử dụng đồ dùng sinh hoạt riêng và rửa sạch hoặc tiêu hủy sau khi sử dụng
Hạn chế sử dụng và sờ nắm các vật dụng mọi người cùng dùng chung.
Mang khẩu trang liên tục (ngoại trừ khi ăn,uống)
Theo dõi tình trạng sức khỏe: sốt, ho, đau họng, hắt hơi, tiêu chảy, buồn nôn, nôn… nếu xuất hiện phải báo ngay cho y tế.
Cách ly bệnh nhân
Uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ, nếu có những thay đổi bất thường phải báo ngay cho bác sỹ kê đơn thuốc.
Không nên tự ý thay đổi thuốc hay tăng liều hoặc bỏ uống thuốc
Ăn các thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước đặc biệt những người đang sốt hoặc có tiêu chảy.
Khuyến cáo cho cộng đồng
1. Che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi, nên có khẩu trang bảo vệ cá nhân.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
3. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, phòng làm việc; lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
4. Nếu có triệu chứng ho, sốt, đau họng, mệt mỏi cần tự cách ly và khai báo y tế ngay để được tư vấn và điều trị sớm.
5. Hạn chế tập trung đông nguời khi không cần thiết.
Toàn dân hãy chủ động tham gia phòng chống dịch cúm A(H1N1).
Phòng chống cúm tại nơi làm việc
1. Nguyên tắc chung
Được hiểu biết cơ bản về cúm:(Triệu chứng, đường lây và các biện pháp phòng chống)
Tránh triếp xúc với người có triệu chứng “giống cúm” hoặc phải đeo khẩu trang
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Trang bị bảo hộ cá nhân:
- Khẩu trang
- Nước sát khuẩn thông thường- Nước súc họng
Mỗi cơ quan tổ chức phải xây dựng kế hoạch cụ thể đáp ứng với từng tình huống cụ thể.
57
Phòng chống cúm tại nơi làm việc
(tiếp theo)
58
2. Tại nơi làm việc
Có điều kiện mở rộng số phòng làm việc, càng ít người làm việc trong cùng phòng càng tốt.
Sắp xếp lại các chỗ ngồi trong phòng, tránh ngồi gần nhau, đối diện nhau.
Bảo đảm thông thoáng khí trong phòng làm việc.Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ, tăng cường sử dùng quạt.
Lau bàn làm việc, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, điện thoại bàn hàng ngày bằng nước sát khuẩn thông thường…
Phòng chống cúm tại nơi làm việc
(tiếp theo)
59
Đối với khách
Có quy định nơi giao dịch cụ thể. Hạn chế khách tiếp xúc với nhiều người trong cơ quan.
Tiếp xúc thường xuyên phải có kính chắn
Đối với nhân viên
Hàng ngày súc họng, vệ sinh mũi
Khi có triệu chứng giống cúm:
- Cần được cách ly
- Không đến cơ quan
- Báo cho y tế.
- Biết cách chăm sóc sức khỏe trước khi y tế đến
Phòng chống cúm tại nơi làm việc
(tiếp theo)
60
Thực hiện nhiệm vụ:
Sắp xếp các nhiệm vụ ưu tiên.
Bảo đảm nhiều nhân viên có thể thay thế để bảo đảm công việc quan trọng nhất (tập huấn, trao đổi, làm thử…)
Có phương án làm việc không tập trung
- Làm việc tại nhà qua internet, telephone …
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT CÚM A(H1N1)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1846/QĐ-BYT ngày 27/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Giám sát ca bệnh
Định nghĩa ca bệnh:
1. Ca bệnh nghi ngờ:
- sốt
- ho, viêm long đường hô hấp, đau họng…
- yếu tố dịch tễ: trong vòng 7 ngày tiếp xúc gần với BN (+) hoặc sống hay đến vùng dịch.
Tiếp xúc gần: sống chung, chăm sóc bệnh nhân, ôm hôn…với bệnh nhân trong thời kỳ lây truyền.
Giám sát ca bệnh
2.Ca bệnh có thể:
Là ca bệnh có hội chứng cúm, có XN dương tính với cúm A, nhưng không xác định được phân típ bằng các XN phát hiện nhiễm các vi rút cúm thường.
3.Ca bệnh xác định:
ca dương tính cúm A(H1N1) bằng một trong các XN sau:
- Xét nghiệm Real-time RT-PCR
- Nuôi cấy vi rút
Giám sát ca bệnh
Chùm ca bệnh:
Một chùm ca bệnh được định nghĩa là khi có ít nhất 2 trường hợp xác định là cúm A(H1N1) mới trong vòng 14 ngày và ở trong cùng một địa điểm (thôn xóm, tổ dân phố, đơn vị…) hoặc có liên quan dịch tễ học.
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG LÂY NHIỄM
CÚM A(H1N1)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2762/QĐ-BYT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1).
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H1N1).
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt.
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.+ Đau họng.+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
I. CHẨN ĐOÁN
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
- X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
I. CHẨN ĐOÁN
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- XN dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
c) Người lành mang vi rút:
Không có biểu hiện lâm sàng nhưng XN có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
II. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung:
- Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
- Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng.
- Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.
II. ĐIỀU TRỊ
2. Điều trị thuốc kháng vi rút:
- Thuốc kháng vi rút:
+ Oseltamivir (Tamiflu):
* Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg 2 lần/ngày 5 ngày.
* Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể
<15 kg: 30 mg x 2 lần>16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày 5 ngày.
24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày 5 ngày.
> 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
* Trẻ em dưới 12 tháng:
< 3 tháng: 12 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
3-5 tháng: 20 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
6-11 tháng: 25 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
II. ĐIỀU TRỊ
+ Zanamivir: dạng hít định liều. Sử dụng trong các trường hợp: Không có oseltamivir, trường hợp chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir.
Liều dùng:
* Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg x 2 lần/ngày.
* Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày.
+ Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir.
+ Trường hợp đáp ứng chậm với thuốc kháng vi rút: thời gian điều trị có thể kéo dài đến khi xét nghiệm hết vi rút.
II. ĐIỀU TRỊ
3. Điều trị hỗ trợ
a) Hạ sốt.
Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39oC (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).
b) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
Dinh dưỡng:
+ Người bệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng.
+ Người bệnh nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày.
+ Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
II. ĐIỀU TRỊ
c) Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩn
d) Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp:
- Nằm đầu cao 30-450.
- Cho người bệnh thở oxy với lưu lượng thích hợp.
- Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập.
e) Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
g) Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A (H5N1) nặng đã được Bộ Y tế ban hành.
TIÊU CHUẨN RA VIỆN
Nơi không có xét nghiệm:
- Sau khi hết sốt 3 ngày;
- Tình trạng lâm sàng ổn định.
Nơi có xét nghiệm:
- Sau khi hết sốt 3 ngày;
- Tình trạng lâm sàng ổn định.
- XN lại vào ngày thứ 4 (-), nếu (+) thì XN lại vào ngày thứ 6.
Điều trị trong trường hợp dịch lây lan trong cộng đồng, không chẩn đoán xác định bằng XN:
- Các trường hợp nghi ngờ trong vùng dịch đã xác định, có biểu hiện lâm sàng cần cách ly, mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp, rửa tay…:
+ Cách ly và điều trị triệu chứng;
+ Các trường hợp diễn biến nặng, người già, TE<5 y, pnct, người có bệnh mãn tính: các ly, điều trị tại viện theo hướng dẫn trên.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
1. Nguyên tắc:
Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ mắc cúm A (H1N1) phải khám, phân loại và cách ly kịp thời.
2. Tổ chức khu vực cách ly trong bệnh viện:
- Tổ chức các khu vực cách ly như đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm khác.
+ Bố trí phòng khám sàng lọc phát hiện người bệnh nghi nhiễm cúm ở khu vực khám bệnh.
+ Bố trí buồng bệnh riêng cho các trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh tại khoa truyền nhiễm và các khu điều trị riêng.
- Hạn chế và kiểm soát người ra vào khu vực cách ly.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
3. Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm:
- Tất cả người bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh phải mang khẩu trang ngoại khoa khi ở trong buồng bệnh cũng như khi đi ra ngoài buồng bệnh. Người bệnh cần được hướng dẫn vệ sinh đường hô hấp.
- Khi vận chuyển người bệnh cần báo trước cho nơi tiếp đón. Người bệnh và người chuyển người bệnh cần mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. Khử khuẩn các phương tiện vận chuyển sau khi dùng.
- Trường hợp người nhà chăm sóc người bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh phải được hướng dẫn, đăng ký và áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm như nhân viên y tế.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
4. Phòng ngừa cho nhân viên y tế:
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm: Khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng. Phương tiện phòng hộ phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
- Bệnh phẩm xét nghiệm: Phải đặt trong túi nilon hoặc hộp vận chuyển đóng kín theo quy định đến phòng xét nghiệm.
- Giám sát: lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm. Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Những nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính tránh tiếp xúc với người bệnh.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
5. Xử lý dụng cụ y tế, đồ vải và dụng cụ dùng cho người bệnh:
- Lau và khử khuẩn bề mặt buồng bệnh hai lần mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn.
- Dụng cụ y tế: Những dụng cụ dùng lại phải khử khuẩn ngay tại khu vực cách ly, sau đó chuyển về khu vực quy định để cọ rửa và tiệt khuẩn.
- Phương tiện dùng cho người bệnh: phải tẩy uế và cọ rửa bằng xà phòng và hoá chất khử khuẩn. Người bệnh dùng dụng cụ phục vụ vệ sinh và dinh dưỡng riêng.
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
- Đồ vải: Áp dụng phương pháp vận chuyển và xử lý như đồ vải nhiễm khuẩn nguy hiểm (thu gom đồ vải trong túi nilon màu vàng trước khi vận chuyển xuống nhà giặt. Không ngâm đồ vải tại khu vực cách ly. Giặt đồ vải trong các dung dịch khử khuẩn. Trong trường hợp phải giặt bằng tay thì trước khi giặt đồ vải phải ngâm khử khuẩn).
III. PHÒNG LÂY NHIỄM
6. Xử lý người bệnh tử vong:
- Người bệnh tử vong phải được khâm liệm theo quy định phòng chống dịch, phải khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn.
- Chuyển tử thi đến nơi chôn cất hoặc hoả táng bằng xe riêng và đảm bảo đúng quy định phòng lây nhiễm.
- Tử thi phải được chôn cất hoặc hoả táng trong vòng 24 giờ.
Kết luận
Theo WHO đây mới là giai đoạn đầu của đại dịch, sẽ tăng mạnh vào mùa đông
Vắc xin theo dự kiến tháng 9-10 , tuy nhiên số lượng ít, các nước nghèo khó tiếp cận
Các hoạt động xã hội vẫn phải duy trì do vậy ý thức bảo vệ sức khỏe của cộng đồng sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu tác hại của đại dịch
The 1918 Spanish flu pandemic
National Museum of Health and Medicine, Armed Forces Institute of Pathology
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)