Cú pháp học

Chia sẻ bởi Phan Tiến Vũ | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: cú pháp học thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

I – PHẦN NỘI DUNG LÝ THUYẾT.
Định nghĩa về câu.
Bàn về vấn đề câu hiện nay thì các nhà ngôn ngữ Việt Nam đưa ra nhiều ý kiến nhiều vấn đề để bàn luận. Trên đây là những quan niệm về câu của một số tác giả:
Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời cũng là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” (Ngữ pháp tiếng Việt).
Hoàng Trọng Phiến: “Với tư cách một đơn vị bậc cao của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và về ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định, là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và về thái độ của người nói đối với hiện thực” (Ngữ pháp tiếng Việt).
Cao Xuân Hạo: “Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản (Benveniste, 1961). Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sửu dụng vào việc giao tế. Nói cách khác câu là ngôn bản (văn bản) nhỏ nhất” (Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng).
Theo SGK: “Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạtmột ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó, Khi nói, câu phải có ngữ điệu kết thúc; khi viết, cuối câu phải đặt một trongcác dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.”
Từ các khái niệm trên, ta có thể rút ra được một quan niệm về câu phổ biến nhất hiện nay: “ Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với một ngữ cảnh nhất định, nhằm một mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết thúc.
Cấu trúc câu.
Thành phần câu:
Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề- thuyết(ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại).
Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong đó, phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thuộc bình diện kết học của câu, cấu trúc vị từ - tham thể thuộc bình diện nghĩa học, cấu trúc cái cho sẵn - cái mới thuộc bình diện dụng học.
Theo quan niệm của Nguyễn Văn Hiệp (Cú pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội – 2009).Thì thành phần chính của câu là những thành phần thamgia vào nòng cốt của câu, bao gồm các loại câu: Câu ghép, câu phức, câu đặc biệt. Tuỳ theo bản chất của vị ngữ mà thành phần chính của câu đơn song phần của tiếng Việt sẽ gồm có chủ ngữ + vị ngữ hoặc chủ ngữ + vịngữ + bổ ngữ.
Thành phần nòng cốt (thành phần chính).
Thuật ngữ nòng cốt câu xuất hiện ở nước ta từ những năm 1960. Cho đến nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp, các giáo trình đại học cũng như các sách giáo khoa Tiếng Việt, Ngữ văn ở bậc phổ thông. Tuy nhiên cho đến nay, giữa các nhà Việt ngữ học vẫn chưa có được sự nhất trí cao, chưa có một quan niệm thống nhất về khái niệm này. Điều này đã gây ít nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, học tập ngữ pháp trong nhà trường nói chung.
Trên đây là những quan niệm của các nhà ngôn ngữ hàng đầu của Việt Nam:
Tác giả Nguyễn Kim Thản quan niệm: nòng cốt câu “là phần cần thiết nhất không thể thiếu được của câu”
Theo Nguyễn Minh Thuyết, “nòng cốt câu là cấu trúc tối giản vừa đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức”
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến, “chủ ngữ và vị ngữ là hai vế của nòng cốt câu”
Tác giả Phan Thiều, trong Rèn luyện ngôn ngữ (tập 1) cho rằng: “chủ ngữ và vị ngữ của câu ghép với nhau tạo nên một kết cấu chủ -vị được gọi là nòng cốt câu.
Theo giáo trình tiếng việt II của Diệp Quang Ban thì thành phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tiến Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)