Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Chia sẻ bởi Hoàng Huy Duẩn | Ngày 27/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: công ước quốc tế về quyền trẻ em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CÔNG ƯỚC
CỦA LIÊN HỢP QUỐC
VỀ :QUYỀN TRẺ EM
N?I DUNG B?I DU?NG


Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em


1) Trẻ em là ai ?
Công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Người lớn, trước hết là cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật quy định.
2)KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TRẺ EM.
QUYỀN LÀ GÌ ?
Mong muốn:
Là những gì hiện chưa có mà mình muốn có, sẽ làm cho cuộc sống của mình tốt hơn.
Nhu cầu:
Là những điều cơ bản và thiết yếu để giúp con người phát triển toàn diện, bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.Càng nhiều nhu cầu được đáp ứng thì trẻ càng có điều kiện phát triển toàn diện.
Để đảm bảo trẻ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, cộng đồng quốc tế đưa ra khái niệm “ Quyền “

.
Quyền:
Là các nhu cầu cơ bản nhất có lúc được đề cập như là các “quyền “
Các quyền có thể được định nghĩa là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng mà một con người phải được hưởng hoặc có thể được làm.
Quyền được công nhận về mặt pháp lý và nó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ với người khác và phải được tôn trọng, bảo vệ, đáp ứng.
Chúng ta đòi hỏi cho bản thân, người khác cũng có quyền đòi hỏi cho bản thân họ, vì thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp lại tương ứng.
Tôn trong một quyền nào đó , có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ việc gì có thể dẫn đến xâm phạm, lấy bớt đi hoặc tước đi quyền của người khác.
Nhu c?u Quy?n
Khác nhau với những nhóm người khác nhau, ở thời điểm khác nhau.

Một số người, nhóm người có thể bỏ qua.
Nhận nếu có điều kiện đáp ứng.
Không quy định rõ ràng về bên trách nhiệm.


Những nhu cầu tối thiểu và cơ bản , chính đáng cần thiết với tất cả mọi người.
Mọi người có các quyền như nhau.
Đòi hỏi , được đáp ứng và công nhận.
Quy định nghĩa vụ rõ ràng.

NHỮNG THUỘC TÍNH
CỦA QUYỀN
1. Bất khả xâm phạm.
2. Áp dụng với mọi trẻ.
3. Liên quan với nhau và không thể tách rời.
4. Tham gia bình đẳng.
5. Quyền đi đôi với trách nhiệm.
II. C«ng ­íc cu¶ LHQ vÒ quyÒn trÎ em.
A. Sự ra đời của công ước
1923: Eglantyne Jebb soạn thảo tuyên bố đầu tiên về QTE trong đó qui định những quyền TE phải được hưởng và nhu cầu của TE cần bảo vệ đặc biệt.
1924: Liên Hiệp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền TE.
1948: LHQ thông qua tuyên ngôn về quyền con người.
20111959: Đại hội đồng LHQ thông qua bản tuyên ngôn về QTE.
1979: Năm LHQ về về thiếu nhi. Công việc soạn thảo công ước về QTE được bắt đầu.
1989: Công việc soạn thảo công ước QTE được hoàn tất.
20111989: Công ước về QTE được phiên họp của LHQ thống nhất thông qua.
1990: Công ước được công nhận là một hiệp định LHQ đã có 20 nước thông qua.
1999: 191 nước đã phê chuẩn công ước và đã trở thành thành viên
Việt Nam
phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc vào ngày
20-2-1990
Các quyền phải thực hiện ngay:
Các quyền n�y bao gồm các quyền dân sự, chính trị. Các quyền n�y bao gồm các vấn đề như sự phân biệt đối xử, quyền được lắng nghe, các quyền tự do biểu đạt lập hội, quyền được đoàn tụ gia đình, quyền được bảo vệ khỏi sự hành hạ và ngược đãi hay những quy định đặc biệt về sự bảo vệ can thiệp mà theo đó trẻ em có thể bị tước đoạt tự do.
Các quyền phải thực hiện từng bước:
Các quyền n�y bao gồm các quyền về kinh tế, XH và VH. Các quyền n�y bao gồm cả các quyền về y tế và giáo dục cũng như các quyền không thuộc nhóm quyền thứ nhất. Các quyền n�y được công nhận tại điều 4 của công ước với nội dung như sau:
Đối với các quyền về kinh tế, XH và VH các quốc gia cam kết có các biện pháp sao cho có thể thực hiện đến mức tối đa theo các điều kiện kinh tế nước đó cho phép, và khi cần thiết, trong khuôn khổ của LHQ.
B. CẤU TRÚC CÔNG ƯỚC:
Lời nói đầu : Đề cập tới sự cần thiết phải xây dựng công ước.
Phần I (điều 1 – 41): Quy định các quyền của tất cả trẻ em.
Phần II (điều 42 – 45): Quy định về việc thực hiện và cơ chế giám sát thực hiện công ước.
Phần III (điều 46 – 54 ): Quy định các vấn đề về thủ tục như ký, phê chuẩn, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, hiệu lực, ngôn ngữ thể hiện của công ước.

C. NỘI DUNG CÔNG ƯỚC
CÔNG THỨC 4 + 3 + 1 :
Tinh thần cơ bản của Công ước được thể hiện trong 8 nội dung sau, gọi tắt là:
Bốn nhóm quyền.
Ba nguyên tắc.
Một quá trình.
=> 4 + 3 + 1

NỘI DUNG 4 + 3 + 1 :
I. Bốn nhóm quyền :
1- Nhóm quyền được sống còn.
2- Nhóm quyền được bảo vệ.
3- Nhóm quyền được phát triển.
4- Nhóm quyền được tham gia.
II. Ba nguyên tắc:
1- Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
2- Tất cả các quyền được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em, không có sự phân biệt đối xử.
3- Tất cả các hoạt động được thực hiện đều vị lợi ích tốt nhất của trẻ em.
III. Một quá trình:
Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước.



Quyền được sống còn của trẻ em:
Câu hỏi:
Khái niệm sống, chết, sống còn?
Các nhóm trẻ có nguy cơ cao trong XH?


Cơ sở lí luận: Quyền được sống còn là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Do trẻ em là những cá thể non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, không thể nuôi sống được bản thân nên trong công ước, khái niệm "bảo đảm sự sống sống còn" của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồm việc đảm bảo cho trẻ em được cung cấp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất.
Các điều khoản thuộc nhóm quyền được sống còn:
Điều 6; điều 24.
Các điều khoản liên quan: 7,8,9,19,20,21,23,26,27,30,32,33,34,35,38
Quyền được bảo vệ của trẻ em:
Cơ sở lí luận: khái niệm "bảo vệ trẻ em" không dừng lại ở việc ngăn ngừa những xâm hại về vật chất, tinh thần với trẻ em mà còn bao gồm cả việc ngăn ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi đối với cuộc sống của trẻ em. Công ước tạo ra những cơ sở pháp lí đặc biệt để buộc các quốc gia phải:
- Bảo vệ TE khỏi các hình thức phân biệt đối xử
- Bảo vệ TE khỏi các hình thức bóc lột lạm dụng về thể xác và tình dục, bị xao nhãng, lơ là hoặc bị bỏ rơi.
- Bảo vệ trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình, trong hoàn cảnh chiến tranh thiên tai.
- Tạo điều kiện chăm sóc đầy đủ hoặc phục hồi cho TE trong những trường hợp cần thiết
Các điều khoản thuộc nhóm quyền được sống còn:2,7,8,10,11,16,19,20,21,22,23,25,27,30,32,33,34,35,36,37,38,39,40
Quyền được phát triển:
Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục(chính qui hay không chính qui) và quyền có được mức sống đầy đủ cho sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần đạo đức và xã hội của đứa trẻ.
Các điều khoản thuộc nhóm quyền được phát triển: 5,6,7,8,10,11,13,14,15,17,24,26,28,31,32.
Quyền được tham gia:
* Tham gia là quyền được bày tỏ ý kiến trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân.
Để tạo điều kiện cho trẻ em tham gia cần:
- Coi trọng điều trẻ nói
- Tôn trọng điều trẻ muốn làm
- Cung cấp cho trẻ thông tin.
Sự tham gia gồm 2 bậc:
- Không tham gia: là trước một vấn đề có liên quan đến TE, ng
-
CÁC LOẠI QUYỀN TRONG CÔNG ƯỚC QUYỀN TRẺ EM:
Nhóm quyền được sống còn:
Các quyền này bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ và y tế ở mức cao nhất có thể được.
Nhóm quyền được bảo vệ:
Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay không được quan tâm, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em tị nạn.
Nhóm quyền được phát triển:
Các quyền này bao gồm mọi hình thức giáo dục ( chính thức hoặc không chính thức ) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em.
Nhóm quyền được tham gia:
Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUYỀN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Huy Duẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)