Cong ty bia thanh hoa
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sơn |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: cong ty bia thanh hoa thuộc Hóa học
Nội dung tài liệu:
TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG NGHIệP TP Hồ CHí MINH
CƠ Sở THANH HOá
CÔNG TY Cổ PHầN
BIA THANH HOá
Gia đình hiện đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất Bia Thanh Hoá. Dưới góc độ kinh tế vi mô anh(chị) đưa ra giải pháp phát triển kinh tế của doanh nghiệp
GV hướng dẫn: Nguyễn Dụng Tuấn
Lớp CDKT11BTH
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HOÁ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa tiền thân là nhà máy Bia Thanh Hóa, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 3/1996, Nhà máy Bia Thanh Hóa chuyển thành Công ty Bia Thanh Hoá theo quyết định số 446 TC/UBTH.
- Năm 2001, Công ty Bia Thanh Hóa là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam tại quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- Tháng 05/2003, Công ty Bia Thanh Hoá là thành viên thuộc Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) theo quyết định số 75/2003/QĐ - BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- Theo chủ trương cổ phần hóa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội ngày 01/04/2004 Công ty Bia Thanh Hoá chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 246/2003/QĐ-BCN.
- Năm 2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã thành lập công ty con: Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội- Thanh Hóa. Đầu năm 2007, Công ty thành lập chi nhánh Khách sạn Thanh Hóa .
- Tháng 07 năm 2007, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần nước giải khát Thanh Hoa.
- Tháng 5 năm 2008, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần Bia Thanh Hóa – Nghi Sơn.
- Ngày 17/10/2008, TTGDCK Hà Nội đã chấp thuận cho CTCP Bia Thanh Hoá được niêm yết với số lượng 11.424.570 cổ phiếu, ngày chính thức giao dịch 19/11/2008.
1.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn; bia các loại, nước ngọt có ga, rượu vang Bordeaux đóng chai. Địa chỉ: Số 152 Quang Trung - Phường Ngọc Trạo - Tp. Thanh Hóa
Điện thoại: 84-(37) 385 25 03 Fax: 84-(37) 385 32 70
Email: [email protected]
Website: http://thbeco.com.vn/
Giám đốc: Lương Xuân Dũng
Bia
Rượu vang
Nước ngọt có ga
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát.
- Sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát các loại có ga, không có ga, nước khoáng
1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị của công ty bổ nhiệm . Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ được giao. Giám đốc là người có quyền quản lý, điều hành cao nhất của đơn vị.
* Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, và pháp luật.
* Tổ tổng hợp :Thường trực đảng uỷ: Giúp giám đốc điều hành, chỉ đạo về công tác trong công ty.
Công tác tư vấn về hoạt động của công ty,…
*Phòng kế hoạch : Tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược ,quy hoạch, kế hoạch giá sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị.Nghiên cứu điều chỉnh giá bán, kế hoạch sản xuất.
* Phòng kế toán thống kế tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, quản lý tiền vốn, tài sản của công ty ,giúp lãnh đạo công ty thực hiện đúng chủ trương chính sách của nhà nước.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và theo dõi công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bảo vệ chính trị nội bộ.
* Tổ tiếp thị: Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm , quảng cáo , tiếp thị , xúc tiến bán hàng.
* Đội bảo vệ: Thực hiện công tác thường trực , bảo vệ tuần tra canh gác. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ, lụt , bão, mối mọt, công tác quân sự địa phương.
* Kho hàng: Thực hiện việc nhập, xuất hàng hoá thành phẩm, bảo quản hàng hoá và kho tàng.
* Xưởng sản xuất : Thực hiện việc sản xuất sản phẩm bia, nước ngọt các loại, rượu vang,…, kiểm kê và xác định chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm
- Năm 1990: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 3 triệu lít/năm.
- Năm 1991: đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bia 3 triệu lít/năm.
- Năm 1992: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 5 triệu lít/năm.
- Năm 1993: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 10 triệu lít/năm.
- Năm 1995: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm.
- Năm 2002: dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền sản xuất bia chất lượng cao: 10 triệu lít/năm (theo công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Ðức, với số vốn đầu tư lên đến gần 70 tỷ đồng).
- Năm 2010: dự kiến tốc độ tăng trưởng lên 10%, công ty sẽ đạt công suất 70 triệu lít/năm.
Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004 tổng doanh thu của công ty luôn tăng năm sau cao hơn năm trước từ 5 - 9%, đến năm 2004 doanh thu tăng 30% so với năm 2000. Mức thu nhập bình quân của CBCV được ổn định. Qua phân tích ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002 trở lại kinh doanh tem chơi trong nước và ngoài nước khó khăn.
Tuy nhiên đối với doanh thu chung, doanh thu từ những năm trước và cho đến nay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy trong thời gian qua, công ty đã chú trọng và quan tâm đến hoạt động này với phương châm đổi mới phương thức phục vụ bằng việc đa dạng, phong phú các nhãn bao bì.
Những vấn đề còn tồn tại
- Các đơn vị trong công ty chưa chủ động tích cực trong công việc khảo sát, nắm bắt thị trường, thị hiếu khách hàng để phát triển sản phẩm mới cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
- Chưa nắm bắt và hiểu rõ đầy đủ các sản phẩm công ty hiện có các tính năng của sản phẩm để công tác giới thiệu chào hàng được đầy đủ và có tính thuyết phục hơn.
- Chưa đề ra được kế hoạch tổng quát và cụ thể để giới thiệu chào hàng và thực hiện từng bước.
- Chưa đầu tư có chiều sâu công tác nghiên cứu sản xuất và đưa vào kinh doanh các sản phẩm mới và các dịch vụ mới chất lượng cao, giá thành rẻ
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Chú trọng đầu tư công nghệ ngay từ ban đầu
Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Công ty đã xác định việc hoàn thiện trang thiết bị công nghệ sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Bởi muốn tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng đồ uống nổi tiếng trên toàn quốc.
Với nguồn vốn ít ỏi ban đầu, cùng với nguồn vốn vay, công ty đã tập trung đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, đổi mới một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất bia để đảm bảo công suất 3 triệu lít/năm. Xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi nhu cầu tiêu thụ các loại nước uống trong tỉnh còn thấp, người dân thu nhập chưa cao, đặc biệt là chưa có thói quen uống bia thì điều này đã minh chứng cho quyết tâm và sự mạnh dạn rất đáng biểu dương của tập thể cán bộ, công nhân viên công ty.
2. Yếu tố con người luôn được chú trọng
"Ðổi mới về con người, nhất là đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành máy móc, điều khiển dây chuyền sản xuất sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển. Bởi trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu đi sự song hành này". Vì thế, đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của người thợ nhằm đáp ứng yêu cầu mới luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
Ðồng thời, để công việc có thể vận hành một cách thuận lợi, đạt hiệu quả, Công ty Bia Thanh Hoá đã tổ chức các phòng, ban, phân xưởng sản xuất phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bố trí lao động hợp lý dựa trên khả năng và năng lực của từng người phù hợp với dây chuyền sản xuất mới theo công nghệ hiện đại. Từ các phòng ban xuống đến các khâu sản xuất đều được thống nhất, nâng cao tinh thần làm chủ cho mỗi công nhân, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, tính hiệu quả trong kinh doanh, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
3. Mở rộng thị trường, xác lập uy tín thương hiệu
Nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, công ty đã đầu tư mở rộng dây chuyền đóng chai và phân phối các loại rượu vang ALLIANCE, BORDEAUX do Pháp cung cấp, được đóng chai trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Ðức. Tuy đây là sản phẩm mới, nhưng qua thực tế đã được người tiêu dùng chấp nhận.
Cũng chính việc đầu tư hệ thống các trang thiết bị, máy móc hiện đại, mặt bằng sản xuất rộng rãi, thoáng mát, nguồn nước dồi dào và hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, nên từ năm 2002, Công ty Bia Thanh Hoá là một trong số ít nhà máy bia địa phương phía Bắc được chọn làm đơn vị sản xuất bia chai cho Công ty Bia Sài Gòn.
Trên đây là nội dung bài tiểu luận của chúng em. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình làm bài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em kính mong được thầy giáo và các bạn góp ý để bài được hoàn thiện hơn
CHúNG em xin chân thành cảm ơn
CƠ Sở THANH HOá
CÔNG TY Cổ PHầN
BIA THANH HOá
Gia đình hiện đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất Bia Thanh Hoá. Dưới góc độ kinh tế vi mô anh(chị) đưa ra giải pháp phát triển kinh tế của doanh nghiệp
GV hướng dẫn: Nguyễn Dụng Tuấn
Lớp CDKT11BTH
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HOÁ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa tiền thân là nhà máy Bia Thanh Hóa, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 3/1996, Nhà máy Bia Thanh Hóa chuyển thành Công ty Bia Thanh Hoá theo quyết định số 446 TC/UBTH.
- Năm 2001, Công ty Bia Thanh Hóa là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam tại quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- Tháng 05/2003, Công ty Bia Thanh Hoá là thành viên thuộc Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) theo quyết định số 75/2003/QĐ - BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- Theo chủ trương cổ phần hóa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội ngày 01/04/2004 Công ty Bia Thanh Hoá chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 246/2003/QĐ-BCN.
- Năm 2006, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa đã thành lập công ty con: Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội- Thanh Hóa. Đầu năm 2007, Công ty thành lập chi nhánh Khách sạn Thanh Hóa .
- Tháng 07 năm 2007, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần nước giải khát Thanh Hoa.
- Tháng 5 năm 2008, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần Bia Thanh Hóa – Nghi Sơn.
- Ngày 17/10/2008, TTGDCK Hà Nội đã chấp thuận cho CTCP Bia Thanh Hoá được niêm yết với số lượng 11.424.570 cổ phiếu, ngày chính thức giao dịch 19/11/2008.
1.2 Ngành nghề kinh doanh:
- Công nghiệp nước uống có cồn và không có cồn; bia các loại, nước ngọt có ga, rượu vang Bordeaux đóng chai. Địa chỉ: Số 152 Quang Trung - Phường Ngọc Trạo - Tp. Thanh Hóa
Điện thoại: 84-(37) 385 25 03 Fax: 84-(37) 385 32 70
Email: [email protected]
Website: http://thbeco.com.vn/
Giám đốc: Lương Xuân Dũng
Bia
Rượu vang
Nước ngọt có ga
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát.
- Sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát các loại có ga, không có ga, nước khoáng
1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Ban giám đốc: Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị của công ty bổ nhiệm . Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ được giao. Giám đốc là người có quyền quản lý, điều hành cao nhất của đơn vị.
* Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc, và pháp luật.
* Tổ tổng hợp :Thường trực đảng uỷ: Giúp giám đốc điều hành, chỉ đạo về công tác trong công ty.
Công tác tư vấn về hoạt động của công ty,…
*Phòng kế hoạch : Tổ chức xây dựng và triển khai chiến lược ,quy hoạch, kế hoạch giá sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định kết quả đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị.Nghiên cứu điều chỉnh giá bán, kế hoạch sản xuất.
* Phòng kế toán thống kế tài chính: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, quản lý tiền vốn, tài sản của công ty ,giúp lãnh đạo công ty thực hiện đúng chủ trương chính sách của nhà nước.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và theo dõi công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bảo vệ chính trị nội bộ.
* Tổ tiếp thị: Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm , quảng cáo , tiếp thị , xúc tiến bán hàng.
* Đội bảo vệ: Thực hiện công tác thường trực , bảo vệ tuần tra canh gác. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ, lụt , bão, mối mọt, công tác quân sự địa phương.
* Kho hàng: Thực hiện việc nhập, xuất hàng hoá thành phẩm, bảo quản hàng hoá và kho tàng.
* Xưởng sản xuất : Thực hiện việc sản xuất sản phẩm bia, nước ngọt các loại, rượu vang,…, kiểm kê và xác định chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh qua các năm
- Năm 1990: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 3 triệu lít/năm.
- Năm 1991: đầu tư hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất bia 3 triệu lít/năm.
- Năm 1992: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 5 triệu lít/năm.
- Năm 1993: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia công suất 10 triệu lít/năm.
- Năm 1995: hoàn thành dây chuyền sản xuất bia 20 triệu lít/năm.
- Năm 2002: dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền sản xuất bia chất lượng cao: 10 triệu lít/năm (theo công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Ðức, với số vốn đầu tư lên đến gần 70 tỷ đồng).
- Năm 2010: dự kiến tốc độ tăng trưởng lên 10%, công ty sẽ đạt công suất 70 triệu lít/năm.
Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004 tổng doanh thu của công ty luôn tăng năm sau cao hơn năm trước từ 5 - 9%, đến năm 2004 doanh thu tăng 30% so với năm 2000. Mức thu nhập bình quân của CBCV được ổn định. Qua phân tích ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2002 trở lại kinh doanh tem chơi trong nước và ngoài nước khó khăn.
Tuy nhiên đối với doanh thu chung, doanh thu từ những năm trước và cho đến nay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, vì vậy trong thời gian qua, công ty đã chú trọng và quan tâm đến hoạt động này với phương châm đổi mới phương thức phục vụ bằng việc đa dạng, phong phú các nhãn bao bì.
Những vấn đề còn tồn tại
- Các đơn vị trong công ty chưa chủ động tích cực trong công việc khảo sát, nắm bắt thị trường, thị hiếu khách hàng để phát triển sản phẩm mới cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
- Chưa nắm bắt và hiểu rõ đầy đủ các sản phẩm công ty hiện có các tính năng của sản phẩm để công tác giới thiệu chào hàng được đầy đủ và có tính thuyết phục hơn.
- Chưa đề ra được kế hoạch tổng quát và cụ thể để giới thiệu chào hàng và thực hiện từng bước.
- Chưa đầu tư có chiều sâu công tác nghiên cứu sản xuất và đưa vào kinh doanh các sản phẩm mới và các dịch vụ mới chất lượng cao, giá thành rẻ
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Chú trọng đầu tư công nghệ ngay từ ban đầu
Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Công ty đã xác định việc hoàn thiện trang thiết bị công nghệ sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Bởi muốn tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng đồ uống nổi tiếng trên toàn quốc.
Với nguồn vốn ít ỏi ban đầu, cùng với nguồn vốn vay, công ty đã tập trung đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, đổi mới một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất bia để đảm bảo công suất 3 triệu lít/năm. Xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi nhu cầu tiêu thụ các loại nước uống trong tỉnh còn thấp, người dân thu nhập chưa cao, đặc biệt là chưa có thói quen uống bia thì điều này đã minh chứng cho quyết tâm và sự mạnh dạn rất đáng biểu dương của tập thể cán bộ, công nhân viên công ty.
2. Yếu tố con người luôn được chú trọng
"Ðổi mới về con người, nhất là đội ngũ công nhân trực tiếp vận hành máy móc, điều khiển dây chuyền sản xuất sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển. Bởi trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu đi sự song hành này". Vì thế, đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của người thợ nhằm đáp ứng yêu cầu mới luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
Ðồng thời, để công việc có thể vận hành một cách thuận lợi, đạt hiệu quả, Công ty Bia Thanh Hoá đã tổ chức các phòng, ban, phân xưởng sản xuất phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bố trí lao động hợp lý dựa trên khả năng và năng lực của từng người phù hợp với dây chuyền sản xuất mới theo công nghệ hiện đại. Từ các phòng ban xuống đến các khâu sản xuất đều được thống nhất, nâng cao tinh thần làm chủ cho mỗi công nhân, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, tính hiệu quả trong kinh doanh, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
3. Mở rộng thị trường, xác lập uy tín thương hiệu
Nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, công ty đã đầu tư mở rộng dây chuyền đóng chai và phân phối các loại rượu vang ALLIANCE, BORDEAUX do Pháp cung cấp, được đóng chai trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Ðức. Tuy đây là sản phẩm mới, nhưng qua thực tế đã được người tiêu dùng chấp nhận.
Cũng chính việc đầu tư hệ thống các trang thiết bị, máy móc hiện đại, mặt bằng sản xuất rộng rãi, thoáng mát, nguồn nước dồi dào và hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, nên từ năm 2002, Công ty Bia Thanh Hoá là một trong số ít nhà máy bia địa phương phía Bắc được chọn làm đơn vị sản xuất bia chai cho Công ty Bia Sài Gòn.
Trên đây là nội dung bài tiểu luận của chúng em. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình làm bài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em kính mong được thầy giáo và các bạn góp ý để bài được hoàn thiện hơn
CHúNG em xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)