Công thức chương 4 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Nhân | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: công thức chương 4 5 thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:


CHƯƠNG VI. SÓNG ÁNH SÁNG

I. TÁN SẮC ÁNH SÁNG
Ánh sáng trắng: là tổng hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Ánh sáng đơn sắc: là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng:
* Chiết suất của thuỷ tinh có giá trị khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau, giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím.
* Góc lệch của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính. Chiết suất càng lớn thì góc lệch càng lớn.
II. NHIỂU XẠ ÁNH SÁNG VÀ GIAO THOA ÁNH SÁNG.
Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép các vật trong suốt hoặc không trong suốt.
Giao thoa ánh sáng là hiện tượng khi hai chùm sáng kết hợp (cùng tần số và có độ lệch pha không đổi) gặp nhau tạo nên các vân sáng và vân tối xen kẽ cách đều nhau.
III. KHOẢNG VÂN, BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG.
Khoảng vân (i) là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) cạnh nhau . Vị trí vân sáng :  Vị trí vân tối : .
Bước sóng và màu sắc ánh sáng:
Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng λ xác định và tần số f xác định.
Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy có 0,38 (m ≤ λ ≤ 0,76 μm (đỏ: λ = 0,76 μm; tím: λ = 0,38 μm).
Chiết suất của môi trường:
Chiết suất n của môi trường trong suốt đối với một ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào tần số của ánh sáng đơn sắc đó.

Chiết suất của môi trường :  ; 
Trong đó:
c : vận tốc ánh sáng trong chân không
v : vận tốc ánh sáng trong môi trường có độ từ thẩm μ và hằng số điện môi ε
f : tần số của ánh sáng
IV. MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH.
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
Máy quang phổ lăng kính gồm 3 bộ phận chính : ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng ảnh.
Nguyên tắc hoạt động : dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
V. TIA HỒNG NGOẠI, TỬ NGOẠI, TIA RƠNGHEN.
VI. CÁC LOẠI QUANG PHỔ.



Tia hồng ngoại
Tia tử ngoại
Tia X
QP Vạch liên tục
QP Vạch phát xạ
QP Vạch hấp thụ

Định nghĩa
Là bức xạ có bước sóng dài hơn 0,76 μm đến vài mm (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến điện)
Bức xạ có bước sóng ngắn hơn 0,38 μm đến cỡ 10-9 m (ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím)
Bức xạ có bước sóng từ 10-8m ÷ 10-11m (ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại)
Là QP gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím, nối liền nhau một cách liên tục
Là QP gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
Có dạng các vạch tối trên nền của quang phổ liên tục.

Nguồn phát
Mọi vật ở mọi nhiệt độ (T>0 K); lò than, lò điện, đèn dây tóc…
Chú ý:
Tvật>Tmôi trường
Các vật bị nung nóng đến trên 2000oC; đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện có nhiệt độ trên 3000oC…
Khi cho chùm tia catot có vận tốc lớn đập vào một đối âm cực bằng kim loại khó nóng chảy như vonfam hoặc platin
Các chất rắn, chất lỏng và chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng.
Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích nóng sáng.
Khi chiếu ánh sáng trắng qua đám khí hay hơi kim loại có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nguồn sáng sẽ tạo ra quang phổ hấp thụ.

Tính chất
* Tác dụng nhiệt
* Gây ra một số phản ứng hóa học
* Có thể biến
điệu được như sóng cao tần
*Gây ra hiện tượng quang điện trong một số chất bán dẫn
* Tác dụng lên phim ảnh
* Làm ion hóa không khí
* Gây ra phản ứng quang hóa, quang hợp
* Tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào da, diệt khuẩn…
* Gây ra hiện tượng quang điện
* Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh
* Khả năng đâm xuyên. Tia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)