Công tác xã hội (CĐ-ĐH)

Chia sẻ bởi Huỳnh Lê Hoàng | Ngày 18/03/2024 | 42

Chia sẻ tài liệu: Công tác xã hội (CĐ-ĐH) thuộc Công tác xã hội

Nội dung tài liệu:

1
SỞ Y TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên đề
THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ Y TẾ Ở ĐỒNG THÁP
2
NỘI DUNG TRÌNH BÀY:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (QLNN) VỀ Y TẾ CÁC CẤP
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3
I. TỔ CHỨC QLNN VỀ Y TẾ CÁC CẤP:
A. Trung ương: Bộ y tế, có 20 cơ quan giúp việc
1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.
4. Vụ Bảo hiểm y tế.
5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.




4
Cơ quan giúp việc Bộ y tế (tt)

7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Văn phòng Bộ.
10. Thanh tra Bộ.
11. Cục Y tế dự phòng.
12. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
13. Cục An toàn thực phẩm.
5
14. Cục Quản lý Môi trường y tế.
15. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
16. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
17. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
18. Cục Quản lý Dược.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Cơ quan giúp việc Bộ Y tế (tt)
6

B. Địa phương:

Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan tham mưu là Sở Y tế;

Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, cơ quan tham mưu là Phòng Y tế;

Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, phường, cơ quan tham mưu là Trạm Y tế.
I. TỔ CHỨC QLNN VỀ Y TẾ CÁC CẤP (tt)
7
1.Khái niệm:
- QLNN: là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- QLNN về Y tế: thông qua việc ban hành và đảm bảo thực thi các đường lối, chính sách và pháp luật về Y tế.
II- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QLNN VẾ
Y TẾ:
II- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QLNN VẾ Y TẾ (tt)


2. Chức năng QLNN ở địa phương:
- Ban hành quyết định, chỉ thị;
- Xây dựng kế hoạch (bao gồm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án);
- Tổ chức điều hành thực hiện;
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá.

8
9
3.Nội dung QLNN về Y tế ở địa phương: 08
- Về y tế dự phòng;
- Khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng;
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần;
- Y dược cổ truyền;







II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QLNN (tt)
10
3. Những nội dung QLNN ở địa phương:
- Dược phẩm, mỹ phẩm;
- An toàn thực phẩm;
- Bảo hiểm y tế;
- Dân số - KHHGĐ; Sức khỏe sinh sản;
Công tác khác: massage; thẩm mỹ
II- Những vấn đề cơ bản của quản lý (tt)


11
1. Xây dựng, ban hành các văn bản các vấn đề y tế.
           - Trong lĩnh vực y tế, UBND tỉnh đã ban hành khá nhiều văn bản như: Qui hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 73/QĐ-UBND-HC , ngày 24/01/2011; Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 168/KH-UBND, ngày 18/11/2013 về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2013-2020
III-THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

12
1- Xây dựng và ban hành văn bản:
(phụ lục kèm theo)
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
13
Như vậy, việc ban hành nhiều Chiến lược, Kế hoạch, Quy chế, Quy định giúp cho việc triển khai thực hiện được cụ thể, chuyên sâu.
-Tuy nhiên, dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, giải pháp và làm cho việc triển khai thực hiện bị phân tán.
Bên cạnh đó, về quy hoạch sau đó lại có những đề án (sáp nhập các cơ quan Y tế, phân chia địa giới hành chính,..) dẫn đến quy hoạch bị thay đổi.
III. THỰC TIỄN CỦA QLNN VỀ Y TẾ (tt)
14
2. Xã hội hóa trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế.
- UBND tỉnh đã ban hành Qui chế phối hợp công tư; Phân cấp cho các đơn vị tự chủ: nhân sự, tài chính
Việc xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đã tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý. Đây là phương pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý trong lĩnh vực y tế.
III- THỰC TIỄN CỦA QLNN VỀ Y TẾ(tt)
15
Tuy nhiên, chủ trương xã hội hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ như chế độ tự chủ về tài chính đã làm cho một số bệnh viện công lạm dụng kỹ thuật cận lâm sàng, giữ người bệnh… dẫn đến quá tải ở tuyến trên hay liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị dẫn đến vấn đề đa sở hữu trong nội bộ bệnh viện, vấn đề minh bạch hóa tài chính công cũng khó xác định
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
16
Bên cạnh đó, việc tự chủ về nhân lực cũng ảnh hưởng đến cơ cấu bác sỹ với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Một số bệnh viện chủ yếu tuyển dụng bác sỹ mà ít tuyển dụng điều dưỡng viên nên vấn đề chăm sóc người bệnh toàn diện cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, xã hội hóa cũng chỉ tập trung nhiều ở khu vực khám bệnh, chữa bệnh mà ít phát huy ở khu vực dự phòng vì lý do lợi nhuận. Một vấn đề cũng được đặt ra là trong lĩnh vực y tế công, các khuyết tật xã hội nảy sinh nhiều hơn so với khu vực tư nhân như vấn đề thái độ phục vụ người bệnh, vấn đề y đức, vấn đề xây dựng cơ bản, đấu thầu thuốc…
17
3. Trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế.
- Chế độ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật công chức, viên chức y tế
Trên cơ sở Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, và Quyết định của UBND tỉnh về việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật công chức, viên chức y tế đều thuộc về thẩm quyền của chính quyền đơn vị, Sở Y tế xem xét giải quyết khi đơn vị đề nghị.
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
18
- Chế độ tài chính dành cho công tác y tế
Theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay, các tỉnh đều được quyền phân chia ngân sách được cấp cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế… trên địa bàn tỉnh. Trong lĩnh vực y tế, để tuân thủ quy chuẩn bệnh viện, cơ sở y tế, các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế, ngân sách của tỉnh phải đáp ứng đầy đủ để thực hiện đúng các quy định đó
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
19
Ngoài ra, Nhà nước còn có cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quốc tế (viện trợ, vốn vay ODA), trái phiếu Chính phủ để chi cho hệ thống y tế ngoài nguồn ngân sách nhà nước. Như vậy, rõ ràng chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về các điều kiện kinh phí cho hoạt động y tế trên địa bàn lãnh thổ phụ trách.
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
20
- Tổ chức thi hành Pháp luật về y tế
      Với phương thức quản lý hiện nay, chính quyền địa phương được toàn quyền tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề y tế xảy ra.
    Vấn đề cơ bản là các cơ sở y tế, các cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu quản lý nhà nước phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về y tế.
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
21
- Trách nhiệm công vụ trong quản lý nhà nước về y tế
Các cơ sở y tế vừa trực thuộc Bộ về quản lý chuyên môn y tế, vừa trực thuộc lãnh đạo địa phương về tổ chức, nhân lực, tài chính: các Bệnh viện khi có xảy ra tai biến về chuyên môn thì trong ngành giải quyết theo hệ thống dọc của ngành; việc bổ nhiệm, cách chức lãnh đạo Sở Y tế hay các BV tuyến tỉnh là Quyền UBND tỉnh, ....
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
22
4. Quản lý theo pháp luật kết hợp thuyết phục, động viên, khuyến khích.
Để xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc QLNN bằng pháp luật, góp phần đưa các hoạt động y tế vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật và phát triển ổn định. Bên cạnh việc đưa pháp luật về y tế vào cuộc sống, phải gắn thuyết phục, động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế. 
III THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
23
Người bệnh thường phó mặc sức khỏe, bệnh tật của mình, tin tưởng vào thầy thuốc và nhân viên y tế, kể cả mua thuốc chữa bệnh. Do đó, cần biểu dương kịp thời các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp BV, CS & NCSKND.
Bên cạnh đó, mặt trái của phát triển kinh tế thị trường có nguy cơ làm phai mờ giá trị đạo đức cao quí của người thầy thuốc như tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, nhận tiền hoặc các lợi ích vật chất khác của người bệnh, các hành vi cản trở hoặc gây khó khăn cho người hành nghề y, dược tư nhân...
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
24
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế.
a) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế
            Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế là một biện pháp quan trọng để bảo đảm việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục, phòng ngừa những vi phạm pháp luật.
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
25
- Hiện tại Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Sở đều tổ chức kiểm tra trong phạm vi quản lý hoặc khi có sự chỉ đạo của cấp trên hoặc khi có vụ việc xảy ra do các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp nhưng đều chưa có kế hoạch, chưa chủ động trong công tác kiểm tra nên thường bị động và mang tính đối phó. Ngoài ra UBND tỉnh còn chỉ đạo Thanh tra tỉnh có KH thanh tra các đơn vị y tế.
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
26
       - Việc kiểm tra hiện nay đều theo cùng một phương thức là đơn vị được kiểm tra báo cáo, sau đó các thành viên trong Đoàn kiểm tra hỏi, đi thị sát đơn vị và sau đó đưa ra nhận xét, kết luận, nên hoạt động này còn mang tính hình thức, kết quả kiểm tra không được định lượng và không phân loại được mức độ thực thi pháp luật của các đơn vị, địa phương.
III – THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
27
- Việc chỉ đạo các đơn vị dưới quyền thực hiện tự kiểm tra mới chỉ được phổ biến, nhắc nhở trong các hội nghị hoặc các đợt công tác mà chưa có chỉ đạo cụ thể bằng văn bản nên việc tự kiểm tra của các đơn vị ít được quan tâm tiến hành.
- Sau khi kiểm tra, hầu hết các điểm yếu kém chỉ bị nhắc nhở, xử lý kỷ luật nội bộ, không phát hiện được sai phạm lớn, chưa có trường hợp nào bị buột thôi việc hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền XPVPHC nên công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế còn mang tính hình thức, xuề xòa, chưa thể hiện được tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật y tế. 
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
28
b) Việc thanh tra thực hiện pháp luật về y tế
-Việc thanh tra các hoạt động y tế tập trung vào những vấn đề chủ yếu như tiến hành thường xuyên các hoạt động thanh tra chuyên ngành về y tế theo thẩm quyền, tập trung vào các chế độ, quy tắc chuyên môn, kỹ thuật y tế, các thủ tục hành chính trong KCB, các hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân .Có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
III. THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
29
Tuy nhiện số thanh tra viên và chuyên viên thanh tra y tế ít so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Chất lượng thanh tra viên và chuyên viên thanh tra y tế cũng còn hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra .
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
30
- Việc xử phạt vi phạm hành chính ở các cơ sở vi phạm có thực hiện bảo đảm đúng thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục
Tuy nhiên: việc xử phạt, xử lý chưa nghiêm. Việc XPVPHC trong lĩnh vực y tế nhưng ngoài thanh tra viên y tế, quản lý thị trường thì việc áp dụng thẩm quyền này của chủ tịch UBND các cấp, công an còn rất hạn chế; đối tượng bị XPVPHC chưa tự giác chấp hành quyết định .
III- THỰC TIỄN QLLNN VỀ Y TẾ (tt)
31
      - Việc xử lý kỷ luật đối với CCVC vi phạm pháp luật về y tế chủ yếu căn cứ theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhưng vẫn còn một số đơn vị khi xử lý kỷ luật lại căn cứ thêm vào quy định 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành hoặc theo Nghị quyết Đại hội CNVC của đơn vị. 
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
32
      - Việc xử lý kỷ luật đối với CCVC vi phạm pháp luật về y tế nhìn chung đều đúng thẩm quyền, nguyên tắc nhưng vẫn còn một số đơn vị khi xem xét kỷ luật đã để kéo dài quá lâu; ghi biên bản kỷ luật lại sơ sài, đơn giản, không ghi rõ hành vi sai phạm tương xứng với hình thức kỷ luật nên đã có trường hợp kiện ngược sau khi đã quyết định kỷ luật.
III- THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
33
d) Tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế.
Việc tôn vinh thành tích trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế được thể hiện qua các phong trào thi đua yêu nước và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, phương thức này cần phải xem xét một cách nghiêm túc vì phần lớn khen thưởng không qua phong trào thi đua và nếu có phát động thi đua thì lại hình thức nên không linh thiêng hóa việc tôn vinh.
III THỰC TIỄN QLNN VỀ Y TẾ (tt)
34
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Lê Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)