Công tác tuyên truyền

Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Thuận | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Công tác tuyên truyền thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:




CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC NUÔI DẠY TRẺ
CHO CÁC BẬC CHA MẸ
Một số căn cứ pháp lý về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ:

- Quyết định của Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục (2001) đã đưa mục tiêu phát triển GDMN đến năm 2010:"Nâng cao chất lượng CSGD trẻ dưới 6 tuổi...; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn NDT cho các gia đình".
- Năm 2003 Chính phủ đã phê duyệ " Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015:
Bàn kế hoạch đề ra các mục tiêu giáo dục MN nêu: Cung cấp cơ hội tiếp cận với CSGD mầm non cho trẻ từ 0-5 tuổi. Ưu tiên trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...
- Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu nhiệm vụ phát triển GDMN đến năm 2010:" Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển GDMN.....; tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình...
Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ:
Ưu:
- Là một trong những nhiệm vụ năm học;
- Làm tốt trong những năm qua;
- Nhận được sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của nhiều ban ngành, các tổ chức xã hội và các bậc cha mẹ;
- Nhiều địa phương đã có những hình thức tuyên truyền hấp dẫn, có hiệu quả:
+ Xây dựng được góc trao đội với cha mẹ toàn trường, góc trao đổi với phụ huynh từng nhóm lớp;
+ Kết hợp với các cuộc họp phụ huynh để phổ biến một số kiến thức CSGD trẻ MN;
+ Tổ chức một số hội thi thu hút sự tham gia tích cực của cha mẹ trẻ...
Tồn tại:
- Một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức;
- Nhiều nơi còn mang tính hình thức, đối phó;
- Một số góc trao đổi với PH ở trường MN được xây dựng ít người xem:
+ Hình thức không hấp dẫn;
+ Chữ nhỏ, khó đọc, thông tin dài khó nhớ, lan man, không có trọng tâm;
+ Chưa cập nhật thông tin khoa học về CSGD trẻ cho các bậc cha mẹ;
+ Những cuộc trao đổi, phổ biến kiến thức b/c viên chưa mang tính thuyết phục;
+ Cộng đồng: có nhiều tuyên truyền viên làm tốt nhưng không có chế độ ....nên họ rút lui
Nội dung truyền thông:
- Có ý nghĩa quan trọng;
- Và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp và của trường mầm non;
- Góp phần thực hiện tốt chương trình CSGD trẻ hiện nay.
Để tiếp cận với xu thế phát triển GDMN của thế giới hiện nay. Nội dung tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ cần tập trung một số vấn đề cụ thể sau:
- Thời kỳ quan trọng nhất đối với sự phát triển của bộ não, thể chất, quan hệ xã hội và tình cảm của trẻ em là từ khi thai nghén cho đến khi 6 tuổi.
- Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ bắt đầu từ trong bụng mẹ.
- Trẻ mới sinh ra có khả năng nghe, nhìn, cảm nhận bằng da, khứu giác và vị giác; người chăm sóc trẻ cần giao tiếp với trẻ.
- Sự căng thẳng trong gia đình ảnh hưởng tới sự phát triển bộ não của trẻ và chức năng khác của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
- Sự phát triển về tình cảm, cũng như khả năng nhận thức về thể chất bị ảnh hưởng sau sắc bởi mối quan hệ lúc nhỏ với cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
+ Những đứa trẻ được nuôi dưỡng và yêu thương sẽ tự tin, yện tâm hơn về mặt tình cảm cũng như xã hội và học hành sẽ đạt kết quả cao hơn.
+ Những đứa trẻ có cha (hoặc người thân là nam giới tham gia vào việc CSGD thường khỏe mạnh, học tốt hơn và yên tâm hơn về mặt tình cảm cũng như về mặt xã hội.
+ Giao tiếp hàng ngày với người chăm sóc trẻ là cơ hội tốt thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội, tình cảm, nhận thức và đạo đức của trẻ.
- Mọi trẻ gái như trẻ trai, trẻ khuyết tật cũng như trẻ bình thường đều có quyền được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh, có tình yêu thương.
- Mọi đứa trẻ đều có khả năng phát triển, là nguồn vui của gia đình và mọi trẻ cần phải được khuyến khích và tạo cơ hội phát triển.
+ Trẻ nhỏ được phát triển tốt nhất thông qua vui chơi và khám phá trong môi trường an toàn và sạch sẽ.
+ Trẻ học tốt thông qua vui chơi, ép buộc trẻ phải đạt kết quả cao trong học tập quá sớm sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới khả năng và lòng ham học.
+ Sự tự tin của trẻ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động của chúng. Điều quan trọng là phải xây dựng được lòng tự tin cho mỗi đứa trẻ.
+ Cần xây dựng môi trường an toàn, sạch sẽ, khuyến khích trẻ tò mò, khám phá.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Những nội dung cụ thể cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới các bậc cha mẹ ở địa phương bạn.(20phút)
2/ Các hình thức phổ biến kiến thức CSGD trẻ cho cha mẹ mà chị đã thực hiện ở địa phương.(15phút)
3/ Nêu cách thực hiện truyền thông với một nhóm người.(20phút)
4/ Nêu các biện pháp phòng chống suy dinh mà chị thường hay tuyên truyền cho phụ huynh (15phút).
Những nội dung cụ thể cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới các bậc cha mẹ là:
+ Chăm sóc bà mẹ mang thai;
+ nhu cầu của trẻ nhỏ;
+ Nuôi con bằng sữa mẹ;
+ Cho trẻ ăn bổ sung;
+ Chăm sóc trẻ bị bệnh;
+ Môi trường sạch sẽ;
+ Làm cho trẻ luôn được hạnh phúc và yêu thương, an toàn yên ổn;
+ Các cơ hội để chăm sóc hàng ngày;
+ Giúp trẻ tự tin;
+ Dạy con ngoan;
+ Khuyến khích trẻ tò mò sáng tạo;
+ Cha mẹ chơi với con như thế nào giúp con phát triển;
+ Dạy trẻ học nói; Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Thông tin phản hồi câu 2:
Tuỳ theo nội dung và đối tượng mà có lựa chọn hình thức truyền thông cho phù hợp:
+ Tổ chức trao đổi qua cuộc họp;
+ Trao đổi trực tiếp với một nhóm người;
+ Sinh hoạt câu lạc bộ;
+ Thông qua các đợt kiểm tra sức khoẻ;
+ Thông qua các Hội thi;
+ Đến thăm tại nhà;
+ Xây dựng góc phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ;
+ Hòm thư cha mẹ;
+ Tham quan hoạt động của trường MG, MN;
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Thông tin phản hồi câu 3:
+ Giới thiệu người đến tham dự;
+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện;
+ Trình bày chủ đề đã chọn;
+ Tiến hành thảo luận và trao đổi;
+ Tiến hành thảo luận và trao đổi;
+ Kết thúc thảo luận nhóm.
Lưu ý:
- Thời gian trao đổi không kéo dài;
- Xem mọi người có hài lòng với buổi trao đổi không.
- Cách diễn đạt bằng lời;
- Tạo không khí thân mật, gần gũi giữa người nói và người nghe;
- Tìm hiểu xem các bậc cha mẹ đã biết, tin và làm gì về vấn đề đó;
- Bổ sung thêm và mô tả chính xác những điều mà học còn thiếu, cần biết, cần làm;
- Truyền đạt những thông tin chính và giải thích điểm lợi của hành vi mới;
- Tìm lý do cản trở các bậc cha mẹ thay đổi hành vi, tìm cách khắc phục/Vì sao người ta thay đổi hành vi;
- Dùng từ đơn giản, dễ hiểu;
- Trong khi giải thích nên dùng ca dao, tục ngữ, nêu các kinh nghiệm, các ví dụ từ cộng đồng;
Thông tin phản hồi câu 4:
a/ Nội dung truyền thông cần thể hiện:
Yêu cầu xây dựng góc trao đổi với cha mẹ:
- Tên gọi: “những điều dành cho cha mẹ”, “cha mẹ biết để nuôi dạy con tốt hơn”…
- Hình thức: đẹp, hấp dẫn người xem, tranh ảnh và chữ viết to, rõ, dễ đọc, dễ nhớ, cỡ chữ 23-25). Bố cục rõ ràng, khoa học.
Nội dung: Phù hợp với nội dung, phương pháp CSGD trẻ ở nhóm lớp hoặc của trường, mang tính cập nhật. Lượng thông tin: 2-4.
b/ Sự phối hợp của trường mầm non và cộng đồng:
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặt biệt là đối với cộng đồng xã hội.
* Vai trò của cộng đồng trong việc CSGD trẻ:
Tạo môi trường thuận lợi cho việc CSGD trẻ.
LỊCH TIÊM CHỦNG

Tác động trực tiếp đến gia đình, giúp đỡ và cùng họ thực hiện tốt công tác bảo vệ CS trẻ.
Nội dung phối hợp với các ban ngành, đoàn thể.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Cụ thể:
+ Cơ sở vật chất.
+ Chỉ tiêu huy động.
+ Hỗ trợ đời sống giáo viên, đb GV ngoài biên chế.
+ Diện tích đất.
Phụ nữ
Y tế
Đoàn thanh niên.
THEO DÕI SỨC KHOẺ VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ (0-5 TUỔI)
I. Khám sức khoẻ định kỳ:
- Tổ chức khám sức khoẻ 2lần/năm.
Nhà trường trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ sau mỗi lần khám sức khoẻ.
II. Theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng:
1/ Chỉ số thể lực dùng để theo dõi trẻ.
* Cân nặng theo tháng tuổi:
Theo dõi bằng biểu đồ.
Sử dụng một loại cân cho các lần cân.
* Chiều cao theo tháng tuổi:
Trẻ dưới 24 tháng đo chiều cao nằm, trẻ trên 18 tháng tuổi đo chiều cao đứng và được đánh giá theo bảng chiều cao.
+ Đo chiều cao đứng: đo bằng thước đo.
+ Đo chiều cao nằm: cho trẻ nằm duỗi thẳng.
Cân nặng theo chiều cao:
Trẻ dưới 12 tháng: cân, đo một tháng một lần.
Trẻ trên 12 tháng cân đo 1 quý/1 lần.
Quy định số ngày thống nhất cho các lần cân đo, sau mỗi lần cân đo chấm ngay lên biểu đồ.
2/ Cách đánh giá thể lực và tình trạng dinh dưỡng:
Cân nặng theo tháng tuổi:
Kênh A.
Kênh B.
Kênh C.
Kênh D.
b. Chiều cao theo tháng tuổi:
Nằm trong khoản TB trở lên là phát triển bình thường.
- Nằm trong khoảng TB trở xuống là do trẻ bị SDD kéo dài.

Thông tin phản hồi câu 5:

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRẺ SUY DINH DƯỠNG

Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý:
+ Cho bú ngay sau khi sinh.
+ Bú kéo dài 18-24 tháng.
+ Ăn bổ sung hợp lý.
Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ:
+ Thực hiện tiêm chủng theo lịch của Y tế.
+ Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn.
Theo dõi cân nặng của trẻ.
- Nếu thấy không tăng cân và giảm xuống là báo hiệu trẻ SDD.
- Vận động phụ huynh sinh đẻ có kế hoạch.
Lưu ý các giai đoạn trẻ dễ bị suy dinh dưỡng:
+ Giai đoạn cai sữa mẹ.
+ Giai đoạn chuyển chế độ ăn.
+ Có sự thay đổi môi trường sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bích Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)