Cong tac phong chong mai dam HIV/AIDS

Chia sẻ bởi Đỗ Bằng Giang | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: cong tac phong chong mai dam HIV/AIDS thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


PHÒNG NGHIỆP VỤ 05
Giảng viên: Đỗ Bằng Giang
Chuyên đề
Phòng chống Mại dâm, Lây nhiễm HIV/AIDS
Buôn bán phụ nữ và trẻ em

Chuyên đề
Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là gi?
- Mại dâm, hay bán dâm là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi với nhau bằng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi
Chúng ta nên phân biệt mãi dâm với mại dâm.
+ Trên thực tế, mại dâm là hành động bán dâm còn mãi dâm là hành động mua dâm. Do vậy đôi khi người ta thấy viết gái mãi dâm (một số từ điển chỉ thấy có cụm từ gái mãi dâm mà không thấy cụm từ gái mại dâm). Cụm từ như vậy có thể cho là vô nghĩa, do trên thực tế chỉ có gái mại dâm tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm mà thôi, rất ít khi thấy những người phụ nữ làm việc ngược lại.
Nghề mại dâm có từ bao giờ?
- Từ thời thượng cổ trước đây hơn 3.000 năm, ở tại Babylon, đã tồn tại cái gọi là mại dâm tôn giáo. Đổi lại quà tặng những người phụ nữ ở đó thực hiện những hành động tình dục.
Nhưng điều này có liên quan đến thờ cúng và có nghĩa như là để làm hài lòng các thần thánh.
Trong thời Thượng cổ Hy Lạp người phụ nữ mại dâm (hetaera) dưới khái niệm ngày nay đã được chứng thật, tức là không có nguồn gốc tế lễ. Ngoài những người khác ra các cuộc hành quân của Alexander Đại Đế cũng đã được tháp tùng bởi nhiều người mại dâm. Trong Hy Lạp cổ đã được phân biệt rõ giữa những người phụ nữ mại dâm bình thường (porna) và người phụ nữ mại dâm hạng sang
Ngược với phụ nữ mại dâm thông thường, người phụ nữ mại dâm hạng sang có học thức, được đào tạo về âm nhạc và khiêu vũ và được phép (ngược với người vợ) có mặt trong lúc đàn ông họp mặt và cùng nói chuyện về chính trị. Người phụ nữ này có địa vị rất cao trong xã hội, đến thăm viếng họ không có nghĩa là có tội ngoại tình.
Những người phụ nữ mại dâm bình thường (porna) phần nhiều là nữ nô lệ được trả tự do và phải kiếm sống trên đường phố.
Trong Đế chế La Mã làm việc này phần lớn là những nô lệ nam và nữ. Mại dâm trong Roma thời Cổ đại là một ngành kinh doanh lớn. Thời đấy đã có những chuyên môn hóa không phải là không giống như ngày nay: có những người mại dâm thích sử dụng nghĩa địa như là nơi làm việc hay làm cho đau đớn. Tiền trả phụ thuộc nhiều vào vị trí và tầng lớp xã hội.

Trong phòng một nhà chứa thời Trung cổ


Ảnh trên tường một nhà chứa

Xe chở những người phụ nữ làm nghề mại dâm

Một số khái niệm về mại dâm:
Theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/03/2003 quy định tại Điều 3 như sau:
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Tệ nạn mại dâm
Ngoan nào, ti anh trả công bằng 1 con cá
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm.
4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm.
7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.
Tệ nạn mại dâm
Hầu hết các nước trên thế giới coi Mại dâm là một hoạt động bất hợp pháp tại một số nước hồi giáo mại dâm có thể là tội tử hình,
Tại Hàn Quốc. Mại dâm là một nghề bất hợp pháp, tuy nhiên Bộ giới tính và Công bằng Gia đình ước tính nghề mại dâm đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Theo các tổ chức công dân, có khoảng 1,2 triệu phụ nữ hành nghề mại dâm.
Hoa Kỳ. Mại dâm cũng như việc sử dụng các dịch vụ tình dục đều là phạm tội tại hầu hết các tiểu bang của Mỹ.
Nhật Bản. mại dâm ít bị cấm kị trong xã hội, do vậy người ta chuyển biến tư tưởng sang quan hệ tình dục tự nguyện chứ không cứng nhắc như tại phương tây.
Tình hình tệ nạn mại dâm
của một số nước trên thế giới

Thụy Điển. Mại dâm cũng bị cấm nhưng trái với các quy định thường lệ là người mua phạm luật chứ không phải người bán.
trong khi đó tại Hà Lan, Đức, NewZealand…nó hợp pháp (riêng tại Hà Lan các “lầu xanh” còn được phép quảng cáo và những người làm nghề mại dâm có quyền gia nhập công đoàn và trả thuế) Tuy nhiên, những người theo nghề ở các nước đó phải thỏa mãn một số điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt về sức khỏe và bệnh xã hội mà luật pháp quy định.
Tại Đức. Có khoảng 400.000 người hành nghề mại dâm trong đó ước lượng 95% phụ nữ và 5% nam giới.
Tình hình tệ nạn mại dâm
- Theo báo cáo của Bộ công an, cả nước có 63.827 cơ sở kinh doanh dịch vụ, trong đó số cơ sở kinh doanh dịch vụ “ nhạy cảm” như xông hơi xoa bóp, tẩm quất…ngày càng tăng, điển hình như Thành Phố HCM, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, các địa phương đã triệt phá 859 vụ với 3.040 đối tượng, đưa ra xét xử 476 vụ 636 bị cáo về tội chứa mại dâm , 182 vụ/259 bị cáo môi giới mại dâm , 4 vụ/ 4 bị can tội mua dâm người chưa thành niên; tổ chức chữa trị, giáo dục cho 3.015 đối tượng; tổ chức học nghề, dạy văn hóa, tạo việc, hỗ trợ vốn cho hàng ngàn đối tượng.
Tình hình tệ nạn mại dâm trong nước
 Tuy nhiên kết quả phòng chống mại dâm vẫn chưa thực sự bền vững (tệ nạn mại dâm chỉ giảm ở bề nổi, đặc biệt giảm khi có đợt truy quét) mại dâm trẻ vị thành niên còn xảy ra ở nhiều địa phương, hoạt động mại dâm có yếu tố nước ngoài, mại dâm kết hợp với sử dụng ma túy, kích dục, múa thoát y trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ còn nhiều bức xúc.
(trẻ em đang là món ngon cho một số người bệnh hoạn nhiều tiền)
Số lượng người bán dâm ngày càng gia tăng, bên cạnh đối tượng bán dâm tự nguyện hoạt động dưới hình thức gái gọi, gái bao, thậm chí có xu hướng thoát khỏi chủ chứa tự hình thành theo nhóm và tiếp thị qua Intenet, trang Web, điện thoại di động nên khó phát hiện, theo dõi và bắt giữ.
Tình hình tệ nạn mại dâm
Tình trạng phụ nữ sang các nước như Singapore, Malaysia, Thái lan, Trung quốc… theo các tour du lịch để bán dâm ngày càng có xu hướng gia tăng, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em ở khu vực cửa khẩu, địa bàn biên giới giáp Trung quốc, Lào, Cam puchia tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn….Theo dự đoán trong những năm tiếp theo tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch bệnh HIV/AIDS ở nước ta và các nước trong khu vực sẽ còn diễn biến phức tạp hơn do ảnh hưởng bởi sự suy thoái nền kinh tế thế giới.
Hòa Bình là tỉnh miền núi, là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây bắc nên tình hình tội phạm mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em, xâm hại tình dục có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, một số hoạt động mại dâm và môi giới mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức như môi giới, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao… để dụ dỗ, lừa gạt những phụ nữ trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoặc do ăn chơi đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ … đã bị bọn tội phạm lội kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện.
Tình hình tệ nạn mại dâm trong toàn tỉnh
Hoàn cảnh khó khăn
Ăn chơi, đua đòi, lười lao động nhưng muốn có nhiều tiền
Gia đình lục đục
Trẻ lang thang
Tính đến nay, Đội kiểm tra liên ngành (đội 178) đã kiểm tra 75 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm; nhắc nhở 05 cơ sở vi phạm, cảnh cáo 01 cơ sở.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã lập hồ sơ quản lý 375 gái mại dâm. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 156 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm
Tình hình tệ nạn mại dâm
Theo số liệu đã thống kê: số đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lý trên địa bàn toàn tỉnh là 375; số phụ nữ vắng mặt tại địa phương không rõ lý do nghi có hoạt động mại dâm là 3.210. Địa bàn xảy ra nhiều tệ nạn mại dâm: Thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn. Địa bàn có nhiều phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương: Kim Bôi, Đà Bắc, Lương Sơn. Địa bàn nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn. Địa bàn có phụ nữ bị buôn bán: Lạc Sơn
Tình hình tệ nạn mại dâm
Hiện nay đang thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015; Công văn số 2015/LĐTBXH-PCTNXH, ngày 23/6/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Chi cục PCTNXH Hòa Bình đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh và đã được tinh phê duyệt.
Tình hình tệ nạn mại dâm
Một số hình ảnh về mại dâm
Một số hình ảnh về mại dâm
Một số hình ảnh về mại dâm
HIV là gi? Và con đường con đường lây nhiễm /AIDS
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người,nếu nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu.
Cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus, vi sinh vật... gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Trong hệ thống này, bộ phận chủ chốt là đội quân các bạch cầu. Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy của đội quân đó lại là đối tượng tấn công của HIV. HIV tài tình chui vào cư trú trong mình bạch cầu chỉ huy, nên nó không bị đội quân bạch cầu tiêu diệt. HIV lợi dụng bạch cầu để sinh sôi và sau đó tiêu diệt bạch cầu. Đến khi đa số chỉ huy bị tiêu diệt, cả đội quân trở nên vô hiệu, không chống được bệnh tật nữa.
- Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.
- Khi mới phát bệnh AIDS, bệnh nhân thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, tiêu chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, lở, có nốt trên da... Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa... Đây là các bệnh cơ hội, những kẻ “đục nước béo cò”. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang vật lộn với HIV. Mặc dù việc nghiên cứu vacxin đã có sự tiến triển, nhưng tất cả còn đang trong thời gian thử nghiệm. Về thuốc chống thì chưa có loại nào trị được HIV, chỉ có một số thuốc làm chậm đi sự sinh sôi của nó, nhưng chi phí điều trị bằng loại thuốc này là khoảng 10.000-20.000 USD/người/năm).
HVI/AIDS Lây nhiễm qua 3 con đường

HIV lây truyền qua con đường tình dục.

HIV lây truyền qua máu.

HIV Truyền từ mẹ sang con.

HIV lây truyền qua con đường tình dục
Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Nếu bạn dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục bạn tình, khả năng lây HIV thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu miệng bạn có lở, xước hay chảy máu răng thì HIV ở dịch sinh dục bạn tình có thể xâm nhập thẳng vào máu bạn. Hoặc nếu bạn có HIV thì từ vết xước trong miệng bạn, virus có thể xâm nhập cơ thể bạn tình.
Giao hợp dương vật - hậu môn dễ làm lây HIV nhất, vì hậu môn và trực tràng (ống ruột trong hậu môn) không có dịch trơn như âm đạo nên rất dễ sây sát, khiến HIV dễ dàng truyền từ người này sang người kia.
=> Tốt nhất là hãy sử dụng bao cao su. Đây là phương pháp an toàn không chỉ đối với bạn, mà còn với người bạn yêu quý. Nếu không chắc là cả hai đều không mang HIV, bạn hãy luôn dùng bao
HIV lây truyền qua máu
Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm.
Nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.
=> Cách phòng: Phải chắc chắn lượng máu truyền vào cơ thể không có virut HIV. Không sử dụng chung bơm kim tiêm, nếu dùng chung phải chắc chắn rằng đã được khử trùng tuyệt đối.
HIV Truyền từ mẹ sang con
Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm. Tuy nhiên không phải 100% phụ nư bị nhiễm HIV khi sinh con ra đều bị nhiễm.

=> Ngoài những con đường trên, từ trước tới nay chưa có trường hợp nhiễm HIV nào được xác định lây qua đường khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng bị thêm cho mình. Khi khám chữa bệnh, bạn có thể hỏi cán bộ y tế xem dụng cụ y tế đã tiệt trùng chưa (về nguyên tắc, tiệt trùng dụng cụ là bắt buộc). Khi cần châm cứu, bạn cần có một bộ kim châm riêng, và hãy yêu cầu người châm cứu tiệt trùng cho bạn. Đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn hãy yêu cầu nhân viên ở nơi này rửa sạch dụng cụ, cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn. Nếu có xăm mình, hãy yêu cầu tiệt trùng dụng cụ cẩn thận trước khi xăm.

TÌNH HÌNH BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
Tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em
Trong những năm gần đây, nhất là khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em xảy ra ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng.
+ Một phần phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm, Còn lại phần lớn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài, đến nhiều nước khác nhau với nhiều hình thức và mục tiêu khác nhau.
+ Phần khác phụ nữ Việt Nam còn bị dụ dỗ, lừa gạt, buôn bán sang Trung quốc, Đài Loan, Hàn quốc… qua hình thức môi giới hôn nhân, kiếm việc làm…(cuộc sống cực khổ khi làm vợ, người giup việc… hoặc bị biến thành gái mại dâm)
+ Trẻ em Việt Nam bị bán ra nước ngoài qua hình thức cho, nhận con nuôi người nước ngoài… Do đó, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em là vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống của xã hội, phong tục tập quán, đạo đức xã hội.
=> do đó làm ảnh hưởng hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các phần tử xấu lợi dụng để xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước.
Theo thống kê, tại tỉnh Hòa Bình:
- Năm 2008: số nạn nhân là 47 người (trong đó: có 06 nạn nhân khai báo chính quyền)
- Năm 2009: Số nạn nhân là 8 người (nạn nhân không khai báo chính quyền)
- Năm 2010: Số nạn nhân là 4 người (trong đó: có 04 nạn nhân khai báo chính quyền)
Tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em
- Trước tình hình tệ nạn buôn bán người có chiều hướng gia tăng, ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn trá hình, tinh vi.
==> Để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này, mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội cần hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn buôn người, để từ đó biết cảnh giác, phòng ngừa và đấu tranh chống nạn buôn bán người. Với phương châm “mỗi công dân là một tuyên truyền viên phòng, chống tệ nạn xã hội”. Chúng tôi xin đưa ra một số những hiểu biết chung về tệ nạn này như sau:
Tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ TỆ NẠN BUÔN BÁN NGƯỜI
Buôn bán phụ nữ và trẻ em
Thế nào là buôn bán người?
Mọi hành động liên quan đến việc tuyển, mua, bán, chứa chấp hoặc nhận, chuyên trở người đến nơi khác trong nước hoặc ra nước ngoài bằng thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, đe dọa, ép buộc, lạm dụng quyền hành, bắt cóc, xin con nuôi, môi giới hôn nhân trá hình…với mục đích bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục của các nạn nhân. (đều là hành động buôn bán người)
Buôn bán phụ nữ và trẻ em
Ai là đối tượng bị buôn bán?
- Những người nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác, hám lợi.
- Những người có hoàn cảnh hôn nhân éo le, trắc trở.
- Những người thiếu việc làm, gia đình không hòa thuận.
- Những trẻ em lang thang cơ nhỡ, gia đình khó khăn hoặc bố, mẹ hám lợi.
- Những người muốn thay đổi cuộc sống nhưng thiếu thông tin cần thiết và chính xác.
Ảnh minh họa
Nhưng người hám lợi
ảnh minh họa
hoàn cảnh éo le, hôn nhân không không hòa thuận
ảnh minh họa
những người thiếu việc làm, hoàn cảnh khó khăn
ảnh minh họa
trẻ em lang thang cơ nhỡ
Buôn bán phụ nữ và trẻ em
Những kẻ buôn bán người thường có thủ đoạn gì?
1. Hứa hẹn tìm việc làm nhàn hạ, có thu nhập cao như bán hàng, bán quán, giúp việc gia đình…
2. Rủ đi làm ăn, đi chơi xa rồi ép buộc, dọa dẫm, giữ giấy tờ tùy thân của nạn nhân.
3. Mua chuộc bằng cách giúp đỡ tiền bạc rồi ràng buộc vào cảnh nợ nần, bắt nạn nhân phải phụ thuộc vào chúng
Buôn bán phụ nữ và trẻ em
Những kẻ buôn bán người thường có thủ đoạn gì?
4. Đóng giả làm người tình, đưa đi chơi, đi làm ăn rồi đem bán.
5. Bắt cóc thông qua việc cho uống thuốc mê với người lớn và cho quà bánh, đồ chơi với trẻ em.
ảnh minh họa
hôn nhân, người tình
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ
Theo Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 27/9/2007 hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg, ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 03/8/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 116.
Chế độ chính sách đối với nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về
Chế độ hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 3/8/2010 của liên bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội thì:

a) Nạn nhân sau khi được tiếp nhận tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ được xem xét, hỗ trợ một lần quần áo, vật dụng cá nhân cần thiết. Mức chi được tính trên cơ sở giá cả thực tế của từng địa phương nhưng không quá 200.000 đồng/ người.
b) Tiền vệ sinh phụ nữ với mức 20.000đ /tháng /người

c) Tiền ăn với mức 20.000 đồng/người/ngày.

d) Trong thời gian lưu trú tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, nếu nạn nhân bị ốm phải điều trị để phục hồi sức khoẻ thì được xem xét hỗ trợ tiền khám bệnh và thuốc chữa bệnh; trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí khám bệnh, thuốc chữa bệnh và điều trị trong thời gian nằm viện do Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ xem xét hỗ trợ. Mức tối đa không quá 1.000.000/người/đợt điều trị.


e) Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ, sau khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, sau 24h mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì Thủ trưởng cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ có trách nhiệm tổ chức mai táng. Mức chi phí mai táng là 3.000.000 đồng/người.
g) Trợ cấp tiền ăn trong thời gian đi đường là 20.000 đồng/người, tối đa không quá 5 ngày.
h) Mức hỗ trợ tiền tàu, xe được tính trên quãng đường thực tế và giá vé phương tiện vận chuyển công cộng. Cơ sở tiếp nhận, cơ sở hỗ trợ có trách nhiệm mua vé tàu, xe cấp cho nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân là trẻ em nếu không có thân nhân đến đón thì cơ sở hỗ trợ bố trí cán bộ đưa trẻ em về nơi cư trú hoặc liên hệ với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trẻ em cư trú để đón nhận.


a) Nạn nhân nếu thuộc hộ nghèo (theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành từng thời kỳ) hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận) thì được xem xét trợ cấp khó khăn ban đầu với mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/người.
b) Nạn nhân nếu có nhu cầu học nghề được xem xét, cấp kinh phí học nghề một lần với mức 1.000.000 đồng/người/khóa học nghề.
Mức chi hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
Chuyên đề
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
NHẬN BIẾT VỀ CÁC HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Trẻ em là tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của gia đình. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng, toàn xã hội và luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng Quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết và chính thức phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1990.
Một trong các lĩnh vực cần chăm sóc, bảo vệ cho trẻ em đó là phòng, chống xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em vẫn đang xảy ra rất nghiêm trọng, có xu hướng gia tăng gây tác hại xấu về nhiều mặt trong xã hội, làm suy đồi đạo đức, tổn hại sức khoẻ, vi phạm các quyền trẻ em, ảnh hưởng xấu tới truyền thống đạo lý dân tộc.
NHẬN BIẾT VỀ CÁC HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Để phòng, tránh xâm phạm tình dục trẻ em một cách có hiệu quả và giúp các bậc cha mẹ, những người lớn tuổi phát hiện những dấu hiệu trẻ em bị xâm phạm, bảo vệ trẻ em kịp thời, cần nhận biết về một số vấn đề sau:
Hành vi xâm phạm tình dục trẻ em là gì?
NHẬN BIẾT VỀ CÁC HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Xâm phạm tình dục trẻ em thường xảy ra khi một người cao lớn hơn, nhiều tuổi hơn hay mạnh khoẻ hơn, sử dụng quyền lực và sức mạnh, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ em để ép buộc các em tham gia vào các hoạt động tình dục. Hành vi xâm phạm tình dục trẻ em bao gồm các hành vi lạm dụng tình dục và bóc lột tình dục trẻ em:
* Hành vi lạm dụng tình dục trẻ em: bao gồm
NHẬN BIẾT VỀ CÁC HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Loạn luân;
Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em;
Dâm ô đối với trẻ em: Sờ mó vuốt ve vào chỗ kín của trẻ em, hôn trẻ em có tính chất gợi dục; cố ý phô bày “bộ phận kín” của mình hoặc có cử chỉ yêu đương cho trẻ em nhìn thấy hoặc cho trẻ em xem phim ảnh, nghe chuyện khiêu dâm; nhìn trộm trẻ em tắm, để trẻ em làm mẫu, trình diễn thời trang không mặc quần áo hoặc mặc hở hang.
* Hành vi bóc lột tình dục trẻ em: gồm
NHẬN BIẾT VỀ CÁC HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Buôn bán trẻ em vì mục đích mại dâm.
Mại dâm trẻ em.
Sử dụng trẻ em làm mẫu để sản xuất những sản phẩm văn hoá phẩm khiêu dâm nhằm mục đích kinh doanh.
1. Đối tượng trẻ em có nguy cơ bị XHTD:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Bất kể trẻ em trai hay gái, ở độ tuổi nào cũng có thể bị xâm phạm tình dục, nhưng những trẻ em sau đây có nhiều nguy cơ hơn:
- Sống lang thang trên đường phố.
- Bán hàng rong, đi làm thuê, giúp việc, sống cách ly khỏi gia đình.
- Gia đình có khó khăn về kinh tế.
- Cha mẹ ly hôn hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, không quan tâm quản lý, giáo dục con cái.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Sống trong gia đình có người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm hoặc vi phạm pháp luật.
- Thiếu hiểu biết các kiến thức xã hội.
- Trẻ mồ côi, thất học, nhẹ dạ, cả tin.
- Trẻ ham chơi, đua đòi, ăn diện,...
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Thủ đoạn của kẻ xâm phạm tình dục trẻ em thường là:
- Khéo léo làm quen, kết bạn với trẻ em, biết lấy lòng tin của trẻ em và cha mẹ trẻ bằng cách cho tiền, tặng quà, gần gũi giúp đỡ, hứa giúp tìm việc làm, hứa giúp gia đình có cuộc sống khá giả,...
- Rủ trẻ em đi chơi riêng đến chỗ vắng hoặc vào phòng kín.
2. Thủ đoạn của kẻ xâm phạm tình dục trẻ em:

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Rình mò ở những nơi trẻ em thích đến như công viên, sân chơi, bể bơi, khu vui chơi giải trí, cửa hàng, vườn cây, trên đường đi học vắng người qua lại... tìm cách tiếp cận, khống chế các em.
- Thường xuyên mua hàng của trẻ bán hàng rong để dụ dỗ và xâm phạm tình dục.
- Dùng thuốc mê hoặc sức mạnh cưỡng ép trẻ em và xâm phạm tình dục trẻ em (thường đối với trẻ giúp việc và trẻ em lang thang đường phố).
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Kẻ xâm phạm tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, những người mà không ai có thể ngờ tới và cảnh giác, đó là:
- Những kẻ kiếm chác, thu lợi trên thân xác trẻ em (bọn ma cô, lừa đảo, môi giới, chủ chứa, tội phạm,...)
- Người quen, người sống cùng khu phố, hàng xóm, thậm chí người thân trong gia đình.
3. Ai có thể là kẻ xâm phạm tình dục trẻ em:

XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
4. Mọi người cần hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ mình tránh khỏi xâm phạm tình dục như thế nào?

Để giúp các em tự bảo vệ mình tránh khỏi xâm phạm tình dục, cần hướng dẫn các em ghi nhớ một số điều sau:

XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Các em nên tin vào linh tính của mình: khi cảm thấy có điều gì đó không bình thường có thể xảy ra, dù chưa biết linh tính đó có chính xác hay không, các em cũng phải cảnh giác, chủ động nghĩ cách phòng, tránh để thoát ra khỏi những tình huống đó.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Khi cần thiết, các em hãy nói “Không”: các em thường được dạy phải ngoan ngoãn và vâng lời người lớn. Tuy vậy, khi gặp tình huống mà các em cảm thấy không bình thường, có thể gây nguy hại cho mình, các em nên từ chối và kiên quyết nói “ Không” để tự bảo vệ mình.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Các em là chủ thể cơ thể của mình: cơ thể các em là của em. Khi các em không muốn, không ai có quyền tuỳ tiện động chạm, sờ mó vào bộ phận kín của cơ thể hoặc có bất kỳ hành động thô lỗ nào đối với em.
- Các em nên tránh xa những tình huống không có lợi: tìm cách tránh xa ai và những nơi mà các em cảm thấy không an toàn hoặc bị đe doạ hoặc cảm thấy sợ hãi.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Các em cần biết về những chuyện gì không nên giữ bí mật: nhiều kẻ xâm phạm tình dục thường dụ dỗ, đe doạ hay ép buộc để trẻ em không được nói cho ai biết. Nhưng các em cần biết rằng, không nên giữ bí mật về những gì làm cho các em sợ hãi hay đau đớn. Thực ra, chỉ có ít người xấu muốn làm hại các em, còn người lớn ai cũng yêu quý, chăm lo và sẵn sàng bảo vệ các em. Vì vậy, các em nên kể cho những người lớn mà các em tin cậy biết để họ có thể giúp đỡ, bảo vệ các em và trừng phạt kẻ có tội.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Những phản ứng các em nên có khi bị rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm phạm tình dục:
+ Khi có người sờ mó, đụng chạm hoặc tìm cách vồ túm lấy các em, các em phải kêu lên “không” và chạy xa càng nhanh càng tốt.
+ Nếu bị đe doạ phải kêu to và phản đối kịch liệt hoặc khéo léo tránh xa.
+ Nếu cảm thấy mình đang bị người lạ đi theo, em hãy vào cửa hàng, cơ quan hoặc nhà gần đó để nhờ giúp đỡ.
+ Bỏ qua mọi quy định thông thường để giữ an toàn như đạp vỡ cửa kính, xô đổ đồ đạc, để báo động cho mọi người biết.
Cha mẹ nên làm gì khi con cái bị xâm phạm tình dục?
Muốn giúp một trẻ em bị xâm phạm tình dục, cha mẹ cần biết lắng nghe con mình nói, tin tưởng động viên, an ủi và nói chuyện với con về những gì đã xảy ra mà không chất vấn, phán xét và làm cho con yên tâm rằng con không có lỗi gì cả và không bị buộc tội về bất cứ điều gì. Khi nghe con kể về vụ việc bị xâm phạm tình dụch, cha mẹ phải bình tĩnh lắng nghe, cố gắng hiểu con mình và hành động một cách đúng đắn bởi trẻ em phải hết sức dũng cảm mới có thể kể lại chuyện đó được. Trẻ em luôn mong muốn được cha mẹ giúp đỡ, che chở và bảo vệ. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải làm tất cả để bảo vệ con em mình:
- Nên hỏi con em mình xem trẻ cần hay trông đợi sự giúp đỡ gì ở bạn và cho phép trẻ có quyền tự quyết định một số điều cho bản thân mình.
- Cha mẹ sẽ làm cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn và dần lấy lại được lòng tin. Khi biết rằng mình vẫn được mọi người yêu quý, chăm sóc và được an toàn, trẻ cảm thấy đỡ lúng túng hơn và sẽ dần trở lại trạng thái bình thường.
- Một vấn đề khác là nhiều bậc cha mẹ cảm thấy quá xấu hổ, ngượng ngùng khi con em mình bị xâm phạm tình dục, nếu những người xung quanh biết con em mình bị xâm phạm tương lai của các cháu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi dư luận xã hội.
Thực ra, nếu cha mẹ giữ kín điều đó thì gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ vì họ và con họ lúc đó sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào của những người xung quanh và cơ quan pháp luật. Do đó, việc khắc phục những hậu quả của vụ xâm phạm sẽ trở lên khó khăn hơn nhiều. Mặt khác, kẻ xâm phạm lại không bị trừng trị và vì vậy, chúng có thể tự do tái diễn hành vi này với nhiều trẻ em khác. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần báo ngay sự việc với những người có trách nhiệm như người làm công tác trẻ em, Công an, chính quyền địa phương, Tổ trưởng ku dân cư, các đoàn thể địa phương: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên..... để được giúp đỡ và để kẻ có tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên đưa ngay con em mình đến cơ sở y tế để được khám, điều trị và tư vấn trong trường hợp cần thiết.
* Khung hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em:
( ép trẻ em làm điều dâm dục)
Theo Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 1999, khung hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định như sau:
- Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khoẻ nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31%-60%; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình:
- Có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần; đối với nhiều người; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
* Khung hình phạt đối với tội cưỡng dâm trẻ em:
(Cưỡng ép tre em phải cho thoả mãn tình dục)
Điều 114 Bộ luật Hình sự 1999 qui định:
- Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
- Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai; gây tổn hại nặng cho sức khoẻ nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31%-60%; tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm;
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Trường hợp phạm tội nhiều lần, nhiều người hiếp một người, phạm tội đối với nhiều người; gây tổn hại cho sức khoẻ nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; làm nạn nhân chết hoặc tự sát, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
* Hình phạt đối với tội giao cấu với trẻ em:
Theo Điều 115 Bộ luật Hình sự, hình phạt đối với tội giao cấu với trẻ em được quy định như sau:
- Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: phạm tội nhiều lần; đối với nhiều lần; có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm năm: gây tổn hại cho sức khoẻ nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; biết mình nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
* Khung hình phạt tội danh dâm ô đối với trẻ em:
Theo Điều 116 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt đối với tội dâm ô đối với trẻ em được quy định như sau:
- Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
- Trường hợp phạm tội nhiều lần; phạm tội đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
* Khung hình phạt đối với tội mua dâm người chưa thành niên:
Điều 256 Bộ luật Hình sự quy định:
- Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 3 năm đến 8 năm: phạm tội nhiều lần; mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: phạm tội nhiều lần đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
- Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Chế độ chính sách
cho đối tượng bị xâm phạm tình dục là trẻ em
..........o0o……….
Theo thông tư liên tịch số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 6/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Chế độ chính sách cho đối tượng bị xâm phạm tình dục trẻ em
1. Trẻ em bị xâm phạm tình dục được hưởng những chế độ hỗ trợ nào? Cơ quan nào thực hiện chi hỗ trợ?
Theo thông tư liên tịch số 86/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 6/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Bằng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)