CÔNG TÁC HẬU CẦN NHÂN TỐ GÓP PHẦN QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Miên | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: CÔNG TÁC HẬU CẦN NHÂN TỐ GÓP PHẦN QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

CÔNG TÁC HẬU CẦN NHÂN TỐ GÓP PHẦN QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Nguyễn Thị Hồng Miên SPĐB

Chiến thắng Điện Biên Phủ, mốc son chói lọi bằng vàng trong lịch sử chống ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc, đánh dấu sự thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch là công tác hậu cần.
    Ngày 6 tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết tâm mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng bắt đầu huy động lực lượng dồn sức cho Điện Biên. Để công tác chuẩn bị cho chiến dịch được đảm bảo, Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do Phạm Văn Đồng- uỷ viên Bộ Chính Trị, Phó thủ tướng làm chủ tịch.
    Ngay từ khi hạ quyết tâm tác chiến, Trung ương Đảng và Quân ủy đã xác định vấn đề hậu cần là một trong những khó khăn lớn nhất của chiến dịch. Cho đến khi trận đọ sức quyết liệt bắt đầu, Tướng Na-Va, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và chỉ huy quân đội Pháp, cũng  đinh ninh rằng, quân, dân Việt Nam không thể giải quyết  được các khó khăn về hậu cần để bảo đảm cho  khối chủ lực đánh lớn, đánh dài ngày trên một chiến trường rừng núi xa hậu phương như Điện Biên Phủ.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, ta đã đưa cả một hậu phương hùng hậu, từ vùng tự do Việt Bắc , Liên khu III, IV, vùng mới giải phóng Tây Bắc đến vùng du kích đồng bằng Bắc Bộ đổ người, đổ của và đổ cả nhiệt tình chiến đấu cho mặt trận Điện Biên Phủ.
Công tác hậu cần rất khó khăn, nhưng với tinh thần “Cả nước ra trận” số dân công huy động đã lên tới 261.453 người với trên 18.301.570 ngày công tham gia chiến dịch cùng 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 907 tấn thực phẩm khác được cung cấp cho chiến dịch. Tất cả đều phải vận chuyển bằng gánh gồng, xe đạp thồ, ngựa thồ, xe trâu bò kết hợp cùng cơ giới qua chặng đường dài 500 km phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên đánh phá.
Điều thần kỳ trong công tác hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ là xe đạp thồ. Riêng đội xe đạp thồ đã lên đến 21.000 xe, mỗi xe chở được 200-300kg. Một dân công Phú Thọ, anh Ma Văn Thắng, chở được tới 352 kg. Năng suất xe đạp thồ cao gấp hơn mười lần dân công gánh bộ; gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở cũng giảm đi bằng ấy lần. (Theo lý thuyết một người gánh được khoảng 30-35 kg gạo đi bộ 500 km mất khoảng gần 1 tháng, nếu trừ số gạo ăn dọc đường đi thì số gạo đến chiến trường chẳng còn là bao). Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên những tuyến đường mà xe ô tô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển thô sơ này đã gây nên bất ngờ lớn với quân Pháp, làm đảo lộn những tính toán trước đây. Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì chúng cho rằng phía ta không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của ta khi cho rằng ta vốn không có xe cơ giới tốt nên không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Đối lại, ta đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi dùng sức người để kéo, sau khi đến đích thì ráp lại. Bằng cách đó ta đã đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay địch.
Trong một tháng, bộ đội và thanh niên xung phong đã làm một việc đồ sộ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài 82 km, trước đây chỉ rộng một mét, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo pháo vào cách Điện Biên 15 km. Từ đây, các khẩu pháo sẽ được kéo bằng tay vào những trận địa trên quãng đường dài 15 km. Đường kéo pháo rộng ba mét, chạy từ cửa rừng Nà Nham, qua đỉnh Pha sông cao 1.150 mét, xuống Bản Tấu, đường Điện Biên Phủ - Lai Châu, tới Bản Nghễu, mở mới hoàn toàn. Để bảo đảm bí mật, đường được ngụy trang toàn bộ, làm cho máy bay trinh sát của địch không thể phát hiện ra.
Bộ đội ta còn lập trận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Miên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)