CÔNG TÁC GVCN

Chia sẻ bởi Đặng Thị Lệ Thu | Ngày 08/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: CÔNG TÁC GVCN thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÍ THẦY – CÔ GIÁO DỰ LỚP TẬP HUẤN VỀ:


CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

B? giáo D?C V� D�O T?O
V? GD TRUNG H?C - CHUONG TRèNH PH�T TRI?N GD TRUNG H?C
MODULE:
Ki nang tỡm hi?u tõm lý h?c sinh
Ki nang xõy d?ng cụng tỏc ch? nhi?m l?p
Ki nang t? ch?c gi? sinh ho?t l?p
T? ch?c giỏo d?c ki nang s?ng cho h?c sinh
Ki nang ?ng phú v?i cang th?ng v� qu?n lớ c?m xỳc b?n thõn
Ki nang gi?i quy?t mõu thu?n xung d?t trong t?p th? l?p
Ki nang gi?i quy?t cỏc tỡnh hu?ng giỏo d?c



CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

B? giáo D?C V� D�O T?O
V? GD TRUNG H?C - CHUONG TRèNH PH�T TRI?N GD TRUNG H?C
MODULE:
K? nang ?ng phú v?i cang th?ng v� qu?n lớ c?m xỳc b?n thõn



CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

B? giáo D?C V� D�O T?O
V? GD TRUNG H?C - CHUONG TRèNH PH�T TRI?N GD TRUNG H?C
MỤC TIÊU: MODULE
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc bản thân
Nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên căng thẳng, tác động của nó đối với cuộc sống và nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng này đối với GVCN
Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng.
Biết cách giải toả cảm xúc và kiểm soát, làm chủ cảm xúc
Có thể vận dụng được kĩ thuật kiểm soát. Làm chủ cảm xúc của bản thân trong các tình huống thực tiễn để tránh làm tổn thương học sinh.
Điều chỉnh( Nội dung, phương pháp, thời lượng...) để báo cáo lại.
Hoat động 1. Nhận biết căng thẳng và
hậu quả không kiểm soát được cảm xúc
(Thầy, cô giáo hãy trả lời các câu hỏi sau trên giấy A0- hoạt động nhóm và trình bày)
2.Biểu hiện về cảm xúc, cơ thể và hành vi nào xuất hiện trong tình huống căng thẳng?
1/ Hãy kể những tình huống căng thẳng mà thầy (cô) đã trải qua
3.Ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng?
4/ Những tác nhân gây trạng thái căng thẳng?
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
1. Tình huống gây căng thẳng:
Tình huống gây căng thẳng (stress) là những sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực. Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống ..
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
2. Biểu hiện cảm xúc và cơ thể trong tình huống căng thẳng:
Những dấu hiệu sinh lí của cơ thể
Cảm xúc
Nhận thức
Những dấu hiệu hành vi
3. Ảnh hưởng của căng thẳng
Những dấu hiệu sinh lý của cơ thể
Đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh, chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh và mạnh, không có khả năng thư giản, thay đổi thói quen ngủ, ốm, toát mồ hôi, có tật hay run, căng cơ ở cổ, lưng vai...............
Cảm xúc
Sợ, lo lắng, tức giận, ấm ức, khó chịu, trầm cảm/cảm thấy buồn bả, phủ nhận cảm xúc, muốn khóc, chạy, trốn, hung hăn hơn....
Nhận thức
Suy nghĩ theo một chiều, thiếu sáng tạo, không có khả năng lập kế hoạch, tư duy tiêu cực, tư duy cứng nhắc, gặp ác mộng, mơ ngủ....
Những dấu hiệu hành vi
Nổi khùng, có những lời nói xúc phạm người khác, nói nhiều, uống rượu, hút thuốc lá, phản ứng chậm chạp, phá phách, gây sự, đi lang thang, tự gây thương tích, nói lắp-lắp bắp, nhiều lỗi hơn thường lệ, thể hiện sự thiếu khiên nhẫn, thiếu sự mềm dẻo trong ứng sử, không hoàn thành công việc,......
3. Ảnh hưởng của căng thẳng
Khi căng thẳng, con người xuất hiện cảm xúc, hành vi có thể mang tích cực, nhưng chủ yếu mang tiêu cực.
Cảm xúc tiêu cực thể hiện: Buồn rầu, cáu giận, thất vọng, bi quan, chán nản, nghi ngờ, cảm thấy không có ý nghĩa, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần, thậm chí muốn chết.....
Đặc biệt là cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến hành vi tiêu cực, có lúc tức giận giống như gọn lửa: “giận mất khôn”. Ngọn lửa này có thể ảnh hưởng tới người khác hoặc bản thân,......
Trong khi đó, cảm xúc tích cực thể hiện sự quyết tâm, hy vọng, biết chấp nhận, vượt khó.
4. Các yếu tố tạo nên căng thẳng
SỰ KIỆN TRONG CUỘC SỐNG:
Mất người thân, bạn thân, li dị, bị thương, tai nạn, mất việc, khó khăn về tài chính, nợ tiền bạc, thay đổi điều kiện sống, thiên tai....
PHỨC TẠP RẮC RỐI HÀNG NGÀY:
Bất đồng với người quen, quá ồn, quá lộn xộn, thời tiết khó chịu, các mối quan tâm hàng ngày với con trẻ....
CÔNG VIỆC:
Qúa nhiều việc, phải cố gắng quá sức, việc lặp đi lặp lại quá đơn điệu, không tự chủ được công việc, công việc nguy hiểm, độc hại, trách nhiệm quá nặng nề, thời gian phải xong công việc đến gần, áp lực công việc.....
Tuy nhiên,tình huống căng thẳng của người này có thể không gây căng thẳng cho người khác mà chỉ là một tình huống cần giải quyết. Điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự sẵn sàng đón nhận những khó khăn, khả năng đương đầu và tìm ra cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của mỗi người
Những người nhút nhát, ít kinh nghiệm sống, sống thu mình, ít quan hệ bạn bè, hay mơ mộng, cầu toàn.... dễ rơi vào trạng thái căng thẳng
Hoạt động 2. Cách phòng ngừa
và giải tỏa căng thẳng
Làm thế nào chúng ta có thể hạn chế tình huống căng thẳng trong cuộc sống?
Nếu chúng ta không nhận dạng được cảm xúc tiêu cực, thì cảm xúc tiêu cực đó có tự mất đi không? Nếu cảm xúc tiêu cực ứ đọng lại trong lòng, thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Làm thế nào để có thể thoát ra khỏi sự căng thẳng/ cảm xúc tiêu cực?
Làm thế nào để mọi người luôn có suy nghĩ tích cực trước vấn đề nảy sinh?
(thầy (cô) trả lời câu hỏi sau – theo nhóm)
Câu hỏi dùng cho hoạt động 2:
Quí thầy (cô) giáo thảo luận ở nhóm và lên bảng trình bày:
Khi gặp tình huống căng thẳng thì thầy (cô) giáo thường làm gì để giảm căng thẳng?
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2
Áp lực cuộc sống (xã hội, công việc, gia đình..)
Căng thẳng =
Nội lực bản thân
Để giảm căng thẳng thì cần phải tăng cường:
- Kỹ năng giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực (quản lí thời gian, quản lí sự thay đổi, kỹ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được...)
- Một số yếu tố hỗ trợ (thể dục, thể thao, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi...)
. Cần biết cách phòng trách để ít rơi vào trạng thái căn thẳng hoặc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống và tìm cách giải quyết chúng.

Cần chủ động nhận biết căng thẳng và cảm xúc tiêu cực để tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng. Có thể đôi khi chúng ta không nhìn ra mình có một cảm xúc nào đó nhưng cũng có khi vì cho rằng đó là một cảm xúc xấu nên không muốn thừa nhận nó.
Nếu chúng ta không nhìn nhận ra cảm xúc đó sẽ không biết cách giải quyết nó và nó sẽ đi sâu vào tìm thức. Nếu cảm xúc ứ đọng trong lòng nó sẽ điều khiển hành động chúng ta trong vô thức.
Không nên để cảm xúc chi phối hành vi, không nên hành động khi cảm xúc tràng đầy, dễ dẫn đến sai lầm vì lúc đó không sáng suốt.
Trong một tình huống gây căng thẳng có thể có nhiều cách giải toả, ứng phó khác nhau. Việc lựa chọn cách ứng phó nào phụ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống, nhân cách, điều kiện của mỗi người, các cách giải toả tích cực có thể là:
Giải toả bằng hành động mạnh để xả sự tức giận/ căn thẳng vợi bớt (với ĐK không làm tổn thương ai)
Giải toả bằng suy nghĩ tích cực: Trong tình huống gây căng thẳng, suy nghĩ tích cực là giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng mới để tránh chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết.
Luyện thở
Sự diễn giải về ý nghĩa của sự kiện này hay tình huống có ảnh hưởng tới việc chúng ta có tức giận hay không? Ví dụ:

Chúng ta cần và có thể thay đổi niềm tin, suy nghĩ không hợp lí để tránh được những căng thẳng, tức giận (qua 4 bước sau)
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2
Hoạt động 3 . Quản lí cảm xúc
trong một số tình huống (thầy cô đóng vai thể hiện – sân khấu hoá)

Tình huống1,…
trên bảng viết và vẽ những điều ám chỉ mình ?
?
??
Tình huống 2,…thấy HS viết kiến nghị nhà trường đổi thầy dạy là chính mình ?
Tình huống 3
trong ngăn bàn của mình có một con chuột chết ?
Tình huống 4
HS trong lớp copy tài liệu …. khiến chiếc laptop của cô bị lỗi win ?
Hiểu ra cơn tức giận của mình là việc đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận.
Dù trong bất kỳ tình huống nào thì GV cũng cần bình tỉnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất. Điều kiện quan trọng là cần phân biệt cảm xúc và hành vi. Cảm xúc tức giận là bình thường, tự nhiên với con người. Nhưng tức giận kèm theo hành vi làm tổn thương người khác là không thể chấp nhận được, xét cả về mặt đạo đức và pháp lí.
Trong tình huống bị sốc một mặt GV áp dụng các biện pháp giải toả căng thẳng, mặt khác tăng cường ý chí để kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, bị kích động để đảm bảo môi trường học tập bình an cho học sinh
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3
Cách ứng phó/ kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng trên lớp:
+ Cần suy nghĩ tích cực về tình huống sảy ra hay hành vi chưa chín chắn, hoặc vô tình của học sinh.
+ Phản ứng của giáo viên trong các tình huống gây sốc nên chậm lại. Cần tỏ ra thái độ như không để ý đến học sinh gây ra hành vi đối kháng, mặc dù cũng cần làm cho học sinh gây rối biết hnàh vi đối kháng vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Việc không để ý đến hành vi gây rối sẽ đem lại sự hẫng hụt trong hành động của học sinh gây rối.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3
+ Pha trò, hài hước, kể chuyện trong các tình huống xung đột sẽ làm giảm đi không khí căng thẳng và tiếng cười của học sinh trong lớp sẽ quyết định sự kết thúc vấn đề.
+ Đôi khi giáo viên phản ứng nghịch lí bằng cách làm cho HS gây ra tình huống có vấn đề (hay cái gì đó) cũng đem lại lợi ích cho lớp học, bài học. Cũng có thể GV đưa ra lời cẳm ơn HS đó với sự hài hước đôi chút...
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3
Làm gì để giảm căng thẳng:
Hét thật to (cấm chổ đông người hoặc nơi công cộng nếu không thì...)
Xem một clip hài hoặc nghe một bản nhạc vui nhộn.
Ghi chuyện làm bạn bị căng thẳng ra giấy.
Tâm sự với người khác.
Hãy tìm một công việt cụ thể gì đó để làm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Lệ Thu
Dung lượng: 998,35KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)