CÔNG TÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO

Chia sẻ bởi Trần Hoàng Giang | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: CÔNG TÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO thuộc Lý luận chính trị

Nội dung tài liệu:

1
LỚP BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG, AN NINH
DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG 4
CHUYÊN ĐỀ 4
2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH LỢI DUNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ở CƠ SỞ
Ths. Trần Hoàng Giang
KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc trưng dân tộc; quan hệ dân tộc trên thế giới
1.3 Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay và những nhiệm vụ cấp bách
1.2 Quan điểm CN Mác – Lênin, tư tưởng HCM về dân tộc
1.1.1 Khái niệm về dân tộc.
Khái niệm dân tộc được hiểu theo cộng đồng tộc người
Dân tộc để chỉ một cộng đồng tộc người có chung ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc.
1.1 Khái niệm, đặc điểm dân tộc; quan hệ dân tộc trên thế giới
Khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc
Dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng chính trị - xã hội rộng lớn, bao gồm nhiều tộc người - đa số và thiểu số - hình thành trong lịch sử, ổn định trong điều kiện đa ngôn ngữ, thường lấy ngôn ngữ của dân tộc đa số làm ngôn ngữ quốc gia, đồng thời có chung một lãnh thổ, cùng chung một vận mệnh lịch sử quốc gia dân tộc, gắn bó vận mệnh riêng các dân tộc với vận mệnh chung của quốc gia - dân tộc, cùng chung lợi ích về chính trị, kinh tế, cùng chung một nền văn hóa vừa thống nhất vừa đa dạng của quốc gia dân tộc.
1.1.2 Những đặc điểm chủ yêu của các dân tộc ở nước ta
1.2.1 Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
1.2.2 Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3 Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau và sống đan xen với nhau
1.2.4 Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam
1.1.3 Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới
Quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới...
Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CN MÁC – LÊNIN, TT HCM VỀ DÂN TỘC
1.2.1 Quan điểm CN Mác – Lênin về dân tộc
1.2.2 Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc
1.2.1 Quan điểm CN Mác – Lênin về dân tộc
1.2.1.1 Quân điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc.
- Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết
- Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài.
- Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.2.1.2 Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế ; xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột dân tộc.
- Các dân tộc được quyền tự quyết, là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc, các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, giai cấp, quốc tế.
1.2.2 Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc
- Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.
- Nghiêm cấm phân biệt, kì thị dân tộc, lên án, vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc VN và giữa dân tộc VN với các quốc gia dân tộc trên thế giới
1.3 QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ CẤP BÁCH.
1.3. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước ta
1.3.2 Những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của công tác dan tộc trong giai đoạn hiện nay
II. TÔN GIÁO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
2.1 Một số vấn đề chung về tôn giáo
2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo hiện nay
2.2 Quan điểm CN Mác – Lênin, tư tưởng HCM về giải quyết vấn đề tôn giáo
Business Statistics: A Decision-Making Approach, 6e © 2005 Prentice-Hall, Inc.
Chap 8-23
- Tín ngưỡng phồn thực
THỜ CƠ QUAN SINH DỤC NAM NỮ
NGHI THỨC LỄ HỘI PHỒN THỰC
2.1 Một số vấn đề chung về tôn giáo
Business Statistics: A Decision-Making Approach, 6e © 2005 Prentice-Hall, Inc.
Chap 8-24
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Business Statistics: A Decision-Making Approach, 6e © 2005 Prentice-Hall, Inc.
Chap 8-25
Tín ngưỡng sùng bái con người.
BÀN THỜ THỔ CÔNG
BÀN THỜ THỔ ĐỊA
BÀN THỜ TỔ TIÊN
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam.
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, sự tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống riêng với nhiều loại hình từ tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công với dân tộc, với cộng đồng, đến tín ngưỡng tôn giáo.
Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội.
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội trở nên thần bí và chi phối đời sống con người.
- Mê tín dị đoan: Mê tin là tin một cách cuồng nhiệt, mê muội, viển vông, không có căn cứ khoa học. Dị đoan là sự suy đoán một cách dị thường, nhảm nhí, sai lạc, …


Bói ra ma
Lên đồng
Đức mẹ khóc ra máu
- Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
- Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
PHÂN BIỆT: TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN
KITO GIÁO
"ĐẤT NƯỚC TÔI"
Bản chất của tôn giáo
Quan điểm phi mác xít
Tôn giáo là cái thiêng liêng vĩnh hằng, gắn liền với con người và tồn tại cùng con người.
Quan điểm của Mác xít về vấn đề tôn giáo
Tôn giáo là mặt trời ảo tưởng quay xung quanh mặt trời hiện thực, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái thế giới không có tinh thần, tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Quan điểm của người mác xít đương đại:Tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là thực thể xã hội.
NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội
Là toàn bộ những nguyên nhân, điều kiện KT – XH tất yếu nảy sinh và nuôi dưỡng niềm tin tôn giáo
Quan hệ giữa con người với tự nhiện
- Do trình độ sản xuất, khả năng tư duy và điều kiện kinh tế xã hội quá thấp và con người luôn phải đối mặt với hiện tượng tự nhiên mà người ta không hiểu.
Quan hệ giữa con người với con người
Người ta không giải thích được nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội.
Bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp.
Giai cấp bóc lột thống trị luôn sử dụng tôn giáo như là công cụ
Ba vị thần tối cao Ấn Độ Brahma, Vishnu và Shiva
-Nguồn gốc nhận thức
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người là có giới hạn
Nó gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người.
LÊN ĐỒNG
- Nguồn gốc tâm lý
Tâm lý kính trọng
Tâm lý sợ hãi
TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Tính lịch sử
- Tôn giáo chỉ xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử nhất định chứ không phải tôn giáo ra đời cùng với con người.
- Tôn giáo luôn biến thiên, thăng trầm cùng lịch sử nhân loại
- Tôn giáo chỉ là phạm trù lịch sử chứ không phải là phạm trù vĩnh hằng
2. Tính quần chúng
- Những người có niềm tin tôn giáo chiếm tỷ lệ rất lớn trên hành tinh chúng ta.
- Tôn giáo luôn phản ánh khát vọng của quần chúng về một xã hội bình đẳng, tự do, bác ái.
- Thể hiện nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người.
3. Tính chính trị
- Tôn giáo luôn phản ánh lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo là bộ phận của đấu tranh giai cấp.
- Tôn giáo trở thành phương tiện, công cụ của giai cấp bóc lột.
CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
-Thế giới quan
Hầu hết các tôn giáo đều cho rằng thần linh sáng tạo ra thế giới và quyết định thế giới mang tính chất duy tâm khách quan.
Đường lên Thiên đường
-Chức năng đền bù hư ảo
Tôn giáo bù đắp cho những khoảng trống về tinh thần của con người, sự bù đắp ấy chỉ là hư ảo nhưng lại có giá trị thực giúp con người yên tâm hơn.
-Chức năng điều chỉnh hành vi
Điều chỉnh những hành vi giống nhau.
Điều chỉnh hành vi hướng thiện
-Chức năng liên kết
Thông qua các hoạt động tôn giáo làm cho tín đồ gần gũi hiểu nhau hơn, họ sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tăng cường tính cố kết cộng đồng.
Chức năng chuyển giao văn hóa
Tôn giáo khi du nhập sang vùng đất mới bao giờ nó cũng đem theo các giá trị văn hóa, nghệ thuật làm phong phú hơn văn hóa bản địa.
MẤY VẤN ĐỀ MANG TÍNH NGUYÊN TẮC KHI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
Phải khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới.
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
Cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Cần phân biệt 02 mặt: Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo.
2.2 Quan điểm CN Mác – Lênin, tư tưởng HCM về giải quyết vấn đề tôn giáo
2.2.2 Tư tưởng HCM về giải quyết vấn đề tôn giáo
2.2.1 Quan điểm CN Mác – Lênin
2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo hiện nay
Nghi quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương về công tác Tôn giáo (Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX)
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
III. ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ở CƠ SỞ.
2.3.1 Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
2.3.3 Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
2.3.2: Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
50
Bài đến là kết thúc.
Xin cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe,
chúc các đồng chí mạnh khỏe, thành đạt hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hoàng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)