Cong tac cai nghien tai cong dong. nghi dinh 94

Chia sẻ bởi Đỗ Bằng Giang | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: cong tac cai nghien tai cong dong. nghi dinh 94 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2010 VỀ
CAI NGHIỆN TẠI CỘNG ĐỒNG
NĐ 94/2010/NĐ-CP về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
3 hình thức:
Cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
Cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.
Cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng (không áp dụng với người đang giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc diện đưa vào CSCB, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục).
Đối tượng: Từ đủ 12 tuổi trở lên.
Thời gian: 6- 12 tháng.
NĐ 94/2010/NĐ-CP về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nghuyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm dăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với UBND cấp xã nơi cư trú.
Tổ công tác giúp UBND xã tiến hành tiếp nhận Hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tại gia đình.
Hồ Sơ gồm:
- Đơn xin đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân người nghiện hoặc của gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy (nội dung gồm: tình trạng nghiện ma túy, các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia, tình trạng sức khỏe, cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình).
- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.
- Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy
NĐ 94/2010/NĐ-CP về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng

- Thời gian giải quyết: 03 ngày từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện, tổ công tác thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch UBND xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.
- Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú của người cai nghiện, điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình được giao quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.
- Quyết định được gửi cho cá nhân, gia đình người cai nghiện, Tổ trưởng Tổ công tác, Tổ trưởng tổ dân phố nơi người nghiện ma túy cư trú
Đối tượng, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
Đối tượng là người nghiện ma túy tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
Không áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng với các trường hợp sau:
Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Người nghiện thuộc diện đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Người nghiện đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai theo quy định của Luật phòng, chống ma túy.
Lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng
Chủ trì: Trưởng công an xã (và tương đương) lập hồ sơ gửi tổ cai nghiện.
Hồ sơ gồm:
Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy.
Biên bản xác nhận nghiện.
Văn bản của Trưởng công an xã hoặc tương đương.
Chủ tịch UBND cấp xã: quy định áp dụng cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng:
Khám sức khỏe, phân loại người nghiện.
Điều trị cắt cơn, giải độc.
Có thể liên kết với xã khác.
Có thể kết hợp với Trung tâm CBGDLĐXH.
Quản lý, giám sát người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
Giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách.
Dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện.
Đánh giá kết quả cai nghiện.
Kinh phí tổ chức cai nghiện
Thành viên Tổ công tác cai nghiện: Được hỗ trợ kinh phí
Kinh phí cai nghiện cho đối tượng:
Cai nghiện tự nguyện: hỗ trợ 1 lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện cho đối tượng chính sách.
Cai nghiện bắt buộc: tiền thuốc, tiền ăn trong thời gian điều trị tập trung.
Tổ công tác cai nghiện ma túy

Tổ công tác cai nghiện ma túy
Tổ công tác cai nghiện ma túy do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch UBND cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng;
Thành phần tổ công tác: PCT UBND cấp xã (Tổ trưởng); các thành viên: cán bộ LĐTBXH, công an, cán bộ y tế, đại diện khu dân cư (tổ trưởng, trưởng thôn...)
Nhiệm vụ của Tổ công tác:
Nhiệm vụ của Tổ công tác:
Giúp UBND cấp xã tổ chức tiếp nhận, khai báo và đăng ký cai nghiện; xây dựng KH cai nghiện, lập hồ sơ, tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
Phối hợp với tổ dân cư nơi người nghiện MT cư trú xem xét, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện MT để lập KH cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp
Nhiệm vụ của Tổ công tác:
Hướng dẫn người nghiện MT và gia đình hoặc người giám hộ thực hiện KH cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của người cai nghiện;
Hướng dẫn gia đình có người nghiện MT hoặc người giám hộ theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để thay đổi hành vi, nhân cách và nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng
- Tư vấn, giúp đỡ người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện; tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, sức khỏe, khả năng học tapạ và lao động sản xuất.
Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.
Đối tượng quản lý sau cai tại nơi cư trú:
Đã hoàn thành cai nghiện tại Trung tâm CB-GD-LĐXH, không thuộc diện nguy cơ cao
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp này.
Nội dung quản lý sau cai tại nơi cư trú:
Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người cai nghiện (NSCN) phòng chống tái nghiện, tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách.
Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm, tạo điều kiện để họ tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng.
Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý sau cai:
Chỉ đạo lập sổ theo dõi, phân công người giúp đỡ.
Hướng dẫn NSCN cách ly môi trường ma túy, phòng, chống tái nghiện.
Định kỳ, đột xuất kiểm tra, xét nghiệm.
Tổ chức hoạt động Đội tình nguyện, huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý, giúp đỡ họ, khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội.
Tuyên truyền, quản lý, tổ chức chăm sóc, tư vấn, điều trị hỗ trợ người cai nghiện nhiễm HIV/AIDS.
Hàng tháng, họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu, rèn luyện của người sau cai nghiện.
Trách nhiệm của gia đình và người nghiện
1. Đối với người nghiện
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước thôn, làng, bản, đơn vị dân cư nơi cư trú.
Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch cai nghiện của cá nhân, các quy định chuyên môn về cai nghiện
Trách nhiệm của gia đình và người nghiện
Hàng tháng phải báo cáo với người được phân công theo dõi giúp đỡ mình về tình hình điều trị, cai nghiện.
Phải có mặt ỏe UBND xx khi có yêu cầu, đi vắng phải có báo cáo, nếu không có lí do phải làm kiểm điểm.
Đóng góp kinh phí
Hỗ trợ tạo việc làm trong quản lý sau cai:
Gia đình NSCN, tổ chức, cá nhân có điều kiện vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm… thành lập cơ sở sản xuất giúp đỡ.
Chủ tịch UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi về sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất tiếp nhận NSCN.
Cơ sở sản xuất phải thực hiện cam kết trong HĐLĐ với người sau cai, phối hợp quản lý người sau cai.
Quản lý việc đi lại thay đổi nơi cư trú (1)
Có lý do chính đáng
Có thể vắng mặt tại nơi cư trú nhưng không quá 30 ngày/lần, tổng thời gian không quá 1/3 thời gian sau cai.
Vắng đến 10 ngày phải báo cáo tổ chức, người giúp đỡ hoặc UBND cấp xã.
Vắng trên 10 ngày đến 30 ngày phải làm đơn xin phép, nói rõ thời gian, nơi đến kèm theo ý kiến của tổ chức, người được phân công giúp đỡ triệu tập và được Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng Công an xã nơi cư trú đồng ý.
Quản lý việc đi lại thay đổi nơi cư trú (2)
Có trách nhiệm báo cáo Công an cấp xã nơi đến cư trú. Khi hết thời gian phải có xác nhận của Trưởng công an cấp xã nơi cư trú đồng ý.
Thời gian sau cai nghiện vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào trong thời gian thi hành quyết định. Ngược lại thì không được tính
Chế độ hỗ trợ với người sau cai nghiện
Được tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến phòng chống ma túy, tái hòa nhập cộng đồng.
Người được phân công hỗ trợ tư vấn được hưởng:
20.000 đ/buổi tư vấn/NSC
30.000 đ/buổi tư vấn/nhóm NSCN (từ 2 người trở lên)
Hỗ trợ học nghề:
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hỗ trợ 1 lần
Kinh phí học nghề sơ cấp 1.000.000 đ/người/khóa học nghề.
Giảm thời gian, tạm đình chỉ
hoặc miễn thời gian quản lý
Đã chấp hành 2/3 thời gian, nếu lập công hoặc có tiến bộ rõ rệt sau cai nghiện thì Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện giảm 1 phần hoặc miễn thời gian còn lại.
Ốm nặng thì tạm đình chỉ, không tính vào thời gian chấp hành.
Với phụ nữ có thai thì tạm đình chỉ khi con được 36 tháng. Trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt, lập công thì UBND cấp xã xác định miễn thời gian còn lại.
Hết thời gian quản lý sau cai nghiện
NSCN làm kiểm điểm.
UBND xem xét, đánh giá và cấp “Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú”
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CẦN BIẾT
Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện tại nơi cư trú; tại trung tâm quản lý sau cai nghiện
Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2010
Hỗ trợ tư vấn sau cai tại nơi cư trú mức 20.000 đồng/buổi tư vấn cá nhân và 30.000 đồng/buổi tư vấn nhóm.
Hỗ trợ học nghề mức 1.000.000 đ/người/khóa
Hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng trong trung tâm mức 360.000 đồng/người/tháng quản lý sau cai
Chi phí khám chữa bệnh thông thường mức 30.000 đồng/người/tháng
Hỗ trợ mua sắm vật dụng cá nhân mức 300.000đ/người/năm
Hỗ trợ hoạt động văn thể mức 50.000 đồng/người/năm
Người sau cai nghiện bị tai nạn chết trong trung tâm mà không có thân nhân, trung tâm có trách nhiệm hỗ trợ mai táng phí mức 3.000.000.đ/người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Bằng Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)