Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Ngô Đại Nguyên | Ngày 11/05/2019 | 463

Chia sẻ tài liệu: Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:




Trung ương đoàn tncs hồ chí minh
Học viện thanh thiếu niên Việt nam
------------
công tác tuyên truyền, giáo dục của đoàn,
thực hành xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền
giáo dục của đoàn tại cơ sở. Hướng dẫn, triển khai cuộc
vận động "tuổi trẻ việt nam học tập và làm theo lời bác"
-----------------------




Người thực hiện : GVC - Cao Minh
Bộ môn : Lý luận nghiệp vụ xây dựng Đoàn
Khoa Công tác thanh thiếu niên
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam
Phần thứ nhất
Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn, thực hành
xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục
của Đoàn tại cơ sở
Đoàn TNCS Hồ chí minh với chức năng cơ bản : Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại diện lợi ích chính đáng hợp pháp của thanh niên đã và đang đóng vai trò là chỗ dựa về chính trị và tinh thần của tuổi trẻ. Chính vì thế, giáo dục luôn luôn là nhiệm vụ cơ bản trọng yếu của tổ chức Đoàn các cấp từ Trung ương đến cơ sở
Nói về công tác giáo dục thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những luận điểm hết sức quan trọng :
Những luận điểm của Hồ chủ tịch về công tác thanh niên
Giáo dục thế hệ trẻ là sự nghiệp "Trồng người"
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết
Lý tưởng của thanh niên Việt Nam là ĐLDT gắn liền với Chủ nghĩa xã hội
Phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ
Dân chủ hoá, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
Kết hợp chặt chẽ giáo dục và tự giáo dục
Giáo dục thông qua các đoàn thể cách mạng của thế hệ trẻ
Giáo dục thanh thiếu nhi vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật
Giáo dục thế hệ trẻ thông qua hành động cách mạng

Vì vậy công tác giáo dục thanh niên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chức năng cơ bản, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và là mục tiêu của các hoạt động cũng như các phong trào thanh niên của Đoàn. Vì thế, công tác giáo dục của Đoàn phải góp phần củng cố niềm tin, bồi đắp lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá và ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi, đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục thanh thiếu nhi


I. Các khái niệm
1.1. Khái niệm lý tưởng cách mạng :
Lý tưởng cách mạng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là mục đích sống cảu thanh niên, là ước vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái hay, cái dẹp, cái tiên tiến nhất của cuộc sống. Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động.
Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể tách rời lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc; Đó là : Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý tưởng cách mạng bao gồm 4 nội dung chính đó là :
Lý tưởng chính trị :
Lý tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là niềm tự hào dân tộc quyết vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, của dân tộc, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Lý tưởng chính trị là hạt nhân cốt lõi của lý tưởng cách mạng.

Nội dung của lý tưởng cách mạng
Lý tưởng đạo đức :
Lý tưởng đạo đức là niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, vươn tới một nhân cách hoàn thiện, sống có đạo đức, trách nhiệm, sống chung thuỷ, trung thực, giản dị, lành mạnh và nhân ái.
Lý tưởng nghề nghiệp :
Lý tưởng nghề nghiệp là hướng tới một nghề nghiệp, một chuyên môn hợp năng lực sở trường, có lợi cho xã hội, gia đình, bản thân. Lý tưởng của thanh niên ngày nay là học tập, rèn luyện chuyên môn, nghề nghiệp để làm người có ích phụng sự tổ quốc, phục sự nhân dân như lời Bác Hồ dạy và lập nghiệp cho gia đình, cho bản thân.
Lý tưởng thẩm mỹ
Lý tưởng thẩm mỹ chính là cách nhìn nhận và xu thế hướng vươn tới cái đẹp, cái đúng đắn, chân, thiện, mỹ, cái đẹp bản chất trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

1.2 Khái niệm truyền thống :
Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành tư lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thé hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải đảm bảo sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung :
Một là , loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ)
Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù, sang tạo, nhân đạo cao cả).
Ba là, ngay những yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải cải biến đi cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới.
Bốn là, các thế hệ mới phải ságn tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.
II. Những biện pháp chủ yếu của Đoàn trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống cho thanh niên
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên
Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, đảm bảo vai trò định hướng chính trị của Đoàn, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm trong tư tưởng, lý tưởng của thanh niên, góp phần củng cố niềm tin của thanh niên vào đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết cho thanh thiếu nhi về các giá trị văn háo truyền thống : lòng tự hào dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
3. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng, nếp sống, lối sống cho thanh niên
Tập trung giáo dục thanh niên lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng, hưởng thụ một chiều, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, có thái độ, hành vi ứng xử văn hoá, có lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giản dị, tiết kiệm, xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình, giữ vững thuần phong mỹ tục, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường luân thường đạo lý trong gia đình và xã hội
Giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống mới, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ nhân ái, sống có văn hoá, trung thực, hết lòng vì cộng đồng, vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
4. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi
Giáo dục truyền thống cho thanh niên nhằm mục đích giúp thanh niên hiểu biết sâu sắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng, của Đoàn để thanh niên tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lập, tự cường, tinh thần trách nhiệm xã hội đối với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của những lớp người đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ còn nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
4.1. Những nội dung cơ bản của truyền thống cần bồi dưỡng giáo dục cho thanh niên
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống cách mạng của Đảng
Đời hoạt động vĩ đại của Bác Hồ
Truyền thống cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Mih và thế hệ trẻ nước ta
Truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi
4.2. Hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống cho thanh niên
ở nước ta, truyền thống của dân tộc và của cách mạng có giá trị to lớn và giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Song muốn giáo dục truyền thống có hiệu quả phải có những hình thức, phương pháp phong phú, sinh động và thích hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng thanh niên cụ thê và với từng hoàn cảnh sinh hoạt và công tác của thanh niên. Có thể vận dụng một số hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống có hiệu quả sau :
Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục lịch sử
Tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn
Thực hiện chế độ giáo dục truyền thống hàng năm
Sinh hoạt truyền thống kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn và tháng Thanh niên Việt Nam (tháng 3 hàng năm).
Giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các ngành, của từng chi bộ, từng chi đoàn, tổ chức Đoàn các cấp có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các ngành, các đoàn thể theo một kế hoạch chung để tiến hành một cách thiết thực, cụ thể và đạt hiệu quả cao nhiệm vụ quan trọng này.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi
Giáo dục luật pháp và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi
Giáo dục luật pháp và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi góp phần hình thành lối sống "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"
Giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân, nâng cao cảnh giác cách mạng và trách nhiệm công dân bảo vệ Tổ quốc
Tăng cường giáo dục tinh thần quốc tế chân chính cho thanh thiếu nhi

III.Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên.
Tăng cường đầu tư cho công tác cán bộ theo hướng : Nâng cao năng lực thực tiễn (tuyên truyền, vận động, thuyết phục) cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của Đoàn, đồng thời phát triển đội ngũ cộng tác viên (nhất là các cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, các nhà hoạt động chính trị xã hội tiêu biểu.); củng cố tổ chức bộ máy làm công tác tư tưởng văn hoá của Đoàn;
Phối hợp chặt chẽ và phát huy cao độ lực lượng báo chí, xuất bản của Đoàn tham gia có hiệu quả trong công tác tư tưởng, văn hoá.
Khai thác mọi nguồn lực dể tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên, tận dụng phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có của Đoàn, Hội, Đội để làm công tác giáo dục
Thường xuyên đánh giá công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên của các cấp bọ Đoàn, trên cơ sở đó tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ nắm và xử lý thông tin về tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên cho cán bộ Đoàn các cấp.
Kịp thời nắm, xử lý thông tin về tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong thanh niên (nhất là những khu vực nhạy cảm) thông qua điều tra khảo sát, giao ban dư luận xã hội định kỳ ở các cấp. đảm bảo thông tin khách quan, khoa học, chính xác với diễn biến tình hình thực tế.
Phần thứ hai
hướng dẫn, triển khai cuộc vận động "tuổi trẻ việt nam
học tập và làm theo lời bác
--------------
A/ Kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác"
Thực hiện Chỉ thị số 06 ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ban Bí thư Trung ương Đàon xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước với những nội dung cụ thể như sau :
Mục đích yêu cầu
Làm cho toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi nhận thức sâu sức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi về ý thức tu dưỡng, rèn luyện học tập và làm theo những điều Bác Hồ dạy, nâng cao đạo đức cách mạng, ngăn chăn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong giới trẻ
Thông qua cuộc vận động tạo sự chuyển biến tích cực của thanh thiếu nhi trong một số lĩnh vực; xung kích tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, chống tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử, xây dựng tinh thần ttrách nhiệm, thái độ, đạo đức, tác phong người công chức trẻ. phấn đấu xây dựng một lớp thanh niên mới "vừa hồng, vừa chuyên" theo tư tưởng của Bác Hồ; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Cuộc vận động được triển khai sâu rộng tới tất cả các cơ sở Đoàn, các tổ chức Hội và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gắn liền với các chủ trương công tác của Đoàn, Hội, Đội và các phong trào thi đua yêu nước trong thanh thiếu nhi, phát huy cao tính tự giác học tập, rèn luyện của tuổi trẻ thông qua các hình thức phong phú, sinh động, thiết thực và hiệu quả
II. Nội dung cuộc vận động
Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổ chức nghiên cứu các tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"; "Di chúc" của Bác Hồ; học tập 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và tìm hiểu, vận dụng những huấn thị của Bác đối với thanh thiếu nhi
Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác, như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ"; " Thời thanh niên của Bác Hồ"; "Búp sen xanh"; "Kể chuyện dọc đường cách mạng"; "Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên"; "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người"; "Nguyễn ái Quốc ở Hồng Kông"; "Những giây phút cuối đời của Bác".
Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ

2. Xây dựng các nội dung phấn đấu học tập và làm theo lời Bác trong Đoàn TNCS Hồ chí minh và tuổi trẻ.
"Học tập và làm theo lời Bác" trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa "xây" vừa "chống" trong đó "xây" là chủ yếu , theo những nội dung cơ bản sau đây :
2.1. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng.
Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ.
2.2. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện "Cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ" .
Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động.
2.3. Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử; sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
2.4. Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật trong lao động, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động
2.5. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hoá, tôn tọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội cong bằng, dân chủ, văn minh
Chống tự do tuỳ tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hoá trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
III. Biện pháp triển khai cuộc vận động
1. Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" được phát động trong toàn Đoàn và tuổi trẻ cả nước vào ngày 03/2/2007 nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thực hiện đến hết nhiệm kỳ đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX (2007-2012).
Hàng năm tiến hành sơ kết, đánh giá vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác (19/5)
Các nội dung cuộc vận động được triển khai trong sinh hoạt thường kỳ của cơ sở đoàn, chi đoàn, chi hội, chi Đội và trong các hoạt động thanh thiếu nhi ở các cấp, chú trọng triển khai ở cấp cơ sở.
Cơ sở Đoàn, chi đoàn, chi hội, chi đội tổ chức cho đoàn viên, hội viên, đội viên học tập, trao đổi, toạ đàm về các nội dung của cuộc vận động; phổ biến và hướng dẫn đoàn viên, hội viên, thanh niên, thiếu nhi sưu tầm, tìm hiểu, học tập 5 đièu Bác Hồ dạy thanh niên, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi; tổ chức xem phim, đọc sách về Bác và viết cảm nhận, thuyết trình,.. Về những nội dung đã được học tập.
Nội dung cuộc vận động :
Các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội tổ chức ở qui mô phù hợp các cuộc thi tìm hiểu, thi tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, những lời Bác dạy thanh, thiếu nhi, dưới những hình thức như : thi viết, thi kể chuyện, hoặc các hình thức thi khác trên mạng internet, trên các phương tiện truyền thông, thi Olimpic môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phấn đấu mỗi cơ sở Đoàn, Hội, Đội đều xây dựng được tủ sách "Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác" bao gồm những tác phẩm, bài nói, bài viết của Bác, tư liệu, sách báo, viết về Bác và các bài thi, các bài cảm nhận đạt chất lượng cao của các tập thể, cá nhân tham gia các diễn đàn, toạ đàm cuộc thi trước đó.
Biện pháp triển khai cuộc vận động
3. Tổ chức rộng rãi các hình thức diễn đàn tuổi trẻ trên báo chí, trên mạng Internet theo từng chủ đề, nội dung học tập từ tấm gương đạo đức và lời dạy của Bác Hồ.
4. Bồi dưỡng và tăng cường hoạt động của lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên và đội tuyên truyền thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác.
5. Chủ động, tăng cường tham mưu cho các cấp uỷ, phối hợp với chính quyền và các ngành, đoàn hể để tranh thủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai cuộc vận động trong đoan viên, thanh thiếu nhị; tăng cường hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cấp bộ Đoàn cấp dưới triển khai cuộc vận động, có hình thức phù hợp cổ vũ, động viên, khen thưởng kịp thời và nhân rộng các cá nhân, tập thể điển hình trong thực hiện cuộc vận động.
IV. Tổ chức thực hiện
Cấp Trung ương :
Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" do đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm trưởng ban.
Thành lập bộ phận giúp việc của Ban chỉ đạo để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện cuộc vận động, giao cho Ban tư tưởng - Văn hoá trung ương Đoàn là cơ quan thường trực của Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn nghiên cứu việc ban hành tiêu chuẩn, qui trình xét tặng danh hiẹu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" cho các tập thể và cá nhân thực hiện xuất sắc nội dung cuộc vận động, định kỳ tổ chức Liên hoan thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc 2 năm một lần.
Hệ thống báo chí trực thuộc Trung ương Đoàn xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền cho cuộc vận động, tăng cường phát hiện và biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt có sức thuyết phục, lay động để cổ vũ tuổi trẻ tham gia có hiệu quả các nội dung học tập và làm theo lời Bác.
Tổ chức thực hiện ở cấp Trung ương
Học viện thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp với các Ban, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn, biên tập các chuyên đề thảo luận, tài liệu hướng dẫn kỹ năng, phương pháp tổ chức các diễn đàn, các sinh hoạt ở cơ sở phục vụ cho việc triển khai các nội dung của cuộc vận động.
Các Ban thường trực cụm thi dua theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc triển khai thực hiện cuộc vận động của các đơn vị, tỉnh, thành Đoàn trong cụm.
Hội liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương căn cứ kế hoạch này để xây dựng nội dung triển khai cuộc vận động phù hợp với đối tượng phụ trách.
2. Các địa phương, đơn vị :
Căn cứ kế hoạch của Trung ương Đoàn, thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động ở cấp tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai cuộc vận động phù hợp trong các đối tượng thanh niên. Tổ chức lễ phát động cuộc vận động gắn với phát động Tháng Thanh niên 2007 vào trong tháng 2/2007.
Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền, phối hợp với các ngành, các lực lượng xã hội để tạo ra sự chỉ đạo đồng bộ cho việc triển khai cuộc vận động có hiệu qủa.
Tổ chức chỉ đạo triển khai cuộc vận động rõ mô hình và có hiệu qủa tại Đoàn cơ sở và chi đoàn
Thường xuyên thông tin, báo cáo về Ban chỉ đạo cuộc vận động cấp Trung ương (qua Ban thường trực cụm và Ban Tư tưởng - Văn hoá, Văn phòng Trung ương Đoàn) gắn với báo cáo tháng, quí, năm.
"Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" là cuộc vận dộng rộng lớn, mang ý nghĩa sâu sắc, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội IX, Ban Bí thư Trung ương Đoàn yêu cầu các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Tm ban bí thư trung ương Đoàn
Bí thư thứ nhất
(Đã ký)
Võ văn thưởng
B/ Hướng dẫn thực hiện kế hoạch cuộc vận động "Tuổi trẻ việt nam học tập và làm theo lời bác"
Thực hiện Kế hoạch số 25 KH/TƯĐTN ngày 19/7/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn tổ chức xem, trao đổi, toạ đàm và thuyết trình về bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh" - chân dung một con người" trong thanh thiếu nhi như sau :
Mục đích - Yêu cầu
Nhằm giúp cho cán bộ, đoàn viên và thanh thiếu nhi (TTN) hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác thông qua bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người:
Việc tổ chức cho TTN xem, trao đổi, toạ đàm và thuyết trình về bộ phim góp phần đa dạng hoá hình thức và nâng cao hiệu quả việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong tuổi trẻ.
Bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh - chân dung một con người" cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ đoàn viên, TTN và quần chúng nhân dân; phải kết hợp chặt chẽ giữa xem, trao đổi, toạ đàm và thuyết trình, coi đây là một nội dung trong sinh hoạt chi đoàn và tổ chức các hoạt động tại cơ sở.
Quá trình tổ chức thực hiện được tiến hành từ cơ sở, đảm bảo thiết tưực, hiệu quả, tạo ra cao trào học tập và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

II. Cách thức tiến hành
Xem phim :
Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, TTN xem phim tại các địa điểm thuận lợi và thời gian thích hợp như nhà văn hoá, hội trường, khu tập trung dân cư, trong sinh hoạt chi đoàn.
Tổ chức toạ đàm
Lựa chọn và phân công người chủ trì, thư ký buổi toạ đàm
Sau khi xem phim người chủ trì lần lượt nêu từng câu hỏi để người xem có ý kiến trả lời. Người chủ trì cần hướng dẫn, định hướng tạo nên không khí sôi nổi, trao đổi, thảo luận trong người xem. Sau quá trình trao đổi về nội dung từng câu hỏi, người chủ trì có ý kiến thống nhất về nội dung trả lời câu hỏi đó.
Ngoài những câu hỏi Trung ương Đoàn đã gợi ý, các cơ sở Đoàn và người chủ trì cần tìm hiểu thêm tài liệu, mở rộng vấn đề nghiên cứu về Bác Hồ để tăng thêm tính hấp dẫn, sôi nổi cho buổi toạ đàm.
Cách thức tiến hành
3. Thuyết trình
Được tiến hành từ cấp xã, phường và tương đương trở lên, lực lượng tham gia thuyết trình là cá nhân hoặc tổ (không quá 3 người) lựa chọn từ các chi đoàn.
Nội dung thuyết trình : theo nội dung các câu hỏi trao đổi về bộ phim hoặc người thuyết trình lựa chọn chủ đề.
Hình thức thuyết trình : người thuyết trình trình bày những nội dung lựa chọn, có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật, sử dụng cá công nghệ thông tin hiện đại. để làm nổi bật chủ đề cần trình bày.
Các bước tiến hành
Thành lập Ban giám khảo để đánh giá kết quả (thang điểm và nội dung đánh giá do các cơ sở sáng tạo và tự chọn)
Tổ chức cho đoàn viên, TTN xem toàn bộ bộ phim
Các thành viên tham gia thuyết trình trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới bộ phim và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ
Cá nhân hoặc tổ thuyết trình nội dung, chủ đề đã lựa chọn
Ban giám khảo đặt câu hỏi phụ nhằm kiểm tra kiến thức người thuyết trình (nội dung câu hỏi nên định hướng trước và phù hợp với đối tượng)
Tổng hợp diểm, công bố kết quả và trao thưởng
III. Biện pháp thực hiện
Cấp Trung ương
Ban hành hướng dẫn và xây dựng hệ thống câu hỏi (có câu hỏi gửi kèm) để các địa phương , đơn vị căn cứ thực hiện.
Phát hành băng, đĩa VCD về bộ phim cho cơ sở (liên hệ với Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đoàn)
Tổ chức chọn điểm chỉ đạo ở một số cơ sở Đoàn
Chỉ đạo hệ thống báo chí của Đoàn tuyên truyền về hoạt động này ở cơ sở.
Kiểm tra, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm đợt sinh hoạt chính trị
2. Cấp cơ sở
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, TTN xem, trao đổi, toạ đàm, thuyết trình về bộ phim.
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, hệ thống truyền thông của địa phương để triển khai nội dung này. Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện chiếu phim lưu động phục vụ cho các đối tượng TTN và quần chúng nhân dân vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn.
Trong quá trình xem, trao đổi, toạ đàm, thi thuyết trình về bộ phim này nên kết hợp tổ chức cho TTN tham quan các di tích lịch sử văn hoá, gặp gỡ giao lưu với các nhân chứng lịch sử.
Một số câu hỏi tọa đàm
về bộ phim "hồ chí minh - chân dung một con người"
-------------------
Câu hỏi 1 : Những hình ảnh nào về Bác ở trong phim gây xúc dộng cho bạn nhất?. Vì sao?.
Câu hỏi 2 : Bác rất yêu chuộng hoà bình, nhưng cũng rất kiên quyết đấu tranh trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù. Quan điểm ấy của Bác được thể hiện qua nội dung và hình ảnh nào trong phim.?.
Câu hỏi 3 Tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi trong phim được thể hiện như thế nào?. Bạn suy nghĩ gì về tình cảm ấy?.
Câu hỏi 4 : Cuộc sống giản dị và gần gũi nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua những hình ảnh nào trong phim?. Cảm nghĩ của bạn về sự giản dị này?.
Câu hỏi 5 : Tình cảm của bạn bè quốc tế dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào trong bộ phim này?. Bạn suy nghĩ gì về tình cảm ấy?

Một số câu hỏi tọa đàm
về bộ phim "hồ chí minh - chân dung một con người"
-------------------
Câu hỏi 6 : Câu nói bất hủ của Bác :"Không có gì quí hơn độc lập, tự do" ra đời trong hoàn cảnh và ý nghĩa như thế nào?.
Câu hỏi 7 : Qua bộ phim bạn cho biết vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những giai đoạn quan trọng, có tính quyết định của cách mạng Việt Nam
Câu hỏi 8 : Bạn hãy cho biết, những nội dung cơ bản nào về tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX được thể hiện trong bộ phim này?.
Câu hỏi 9 : Sau khi xem bộ phim tài liệu "Hồ Chí Minh - chân dung một con người" bạn có suy nghĩ gì về việc tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay?.

Ban tư tưởng - văn hoá trung ương Đoàn


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đại Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)