Công nghiệp Trung Quốc chi tiết
Chia sẻ bởi Vũ Thị Vân Yến |
Ngày 26/04/2019 |
156
Chia sẻ tài liệu: công nghiệp Trung Quốc chi tiết thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tìm Hiểu Về Công Nghiệp Trung Quốc
-Nhóm 5-
Lớp : 11c
Đặc điểm, vai trò của công nghiệp
Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10%. Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới.
· Quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn,Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới.
· Phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước này. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp.
· Phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kinh tế. Nhưng đối với Việt nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước này.
Chính sách phát triển công nghiệp
Thay đổi cơ chế quản lí: Kinh tế chỉ huy → Kinh tế thị trường
Mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao
Chủ động đầu tư có trọng điểm vào 5 ngành then chốt: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Chú trọng phát triển công nghiệp ở nông thôn.
Vậy kết quả phát triển công nghiệp của Trung Quốc đạt được là gì?
Thành Tựu
-Công nghiệp phát triển mạnh với tốc độ cao
-Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
-TQ khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài(FDI) đứng đầu thế giới với 60,6 tỉ USD(2004)
-Sản lượng một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: xi măng, thép ,phân bón…
-Năm 1994 :TQ tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy , điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
-Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao đã góp phần quyết định trong việc chế tạo thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V”
-Các ngành công nghiệp Vật Liệu Xây Dựng, dệt may , sản xuất các mặt hàng tiêu dùng giải quyết việc làm, cung cấp hàng hóa cho thị trường
Một số thống kê ‘’khủng’’ về sự phát triển công nghiệp Trung Quốc so với thế giới…
Mỗi năm, Trung Quốc hoàn thiện 109 triệu máy điều hòa, chiếm 80% sản lượng cả thế giới. Tính trên 1.000 dân, nước này sản xuất được 81,1 chiếc trong khi bình quân thế giới chỉ 4,8
Sản lượng máy tính cá nhân gấp 40 lần
Sản lượng một năm: 320,4 triệu máy, chiếm 90,6% toàn cầu.
Số máy trên 1.000 dân: 238,3 chiếc (của thế giới là 5,9).
Sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng nhiều gấp 16 lần
Sản lượng của Trung Quốc: 4,3 tỷ bóng, chiếm 80% toàn cầu.
Trung bình mỗi người dân là 3,2 bóng đèn, trong khi của thế giới chỉ 0,2.
Sản lượng thịt lợn trung bình gấp 6 lần
Sản lượng: 51,5 triệu tấn mỗi năm, chiếm gần 50% toàn cầu.
Tính trung bình trên mỗi đầu người là 38,3kg thịt lợn mỗi năm, còn con số này của thế giới là 6,7kg.
Pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 11 lần
Sản lượng một năm: 21,8 gigawatts, chiếm 74% toàn cầu.
Tỷ lệ bình quân trên đầu người là 16,2 kilowatts, của thế giới là 1,4KW.
Sản lượng giầy gấp 7 lần
Sản lượng mỗi năm: 12,6 tỷ đôi, chiếm 63% toàn cầu.
Bình quân đầu người 9,4 đôi mỗi năm, so với 1,3 đôi của thế giới.
Sản xuất điện thoại nhiều gấp 10 lần
Sản lượng: 1,1 tỷ máy mỗi năm, chiếm 70,6% toàn cầu.
Trung Quốc sản xuất 840,7 máy điện thoại trên mỗi 1.000 dân (thế giới: 83,6).
2. Các ngành công nghiệp chính của Trung Quốc
Từ năm 2008, Trung Quốc trở thành nước có nền công nghiệp ô tô lớn nhất thế giới xét về sản lượng. Từ 2009, mỗi năm lượng ô tô Trung Quốc sản xuất bằng tổng sản lượng ô tô của châu Âu hoặc Hoa Kỳ cộng với Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường ô tô nước này vẫn bị chiếm lĩnh bởi các hãng xe ngoại.
Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô
Ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi
-Những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi trẻ em và các đồ trang trí rẻ tiền cung cấp cho toàn thế giới. Sản phẩm của Trung Quốc nhờ vào ưu thế giá rẻ, màu sắc bắt mắt, kiểu dáng đa dạng đã len lỏi đến khắp mọi quầy hàng đồ chơi trên mọi châu lục.
-Tuy nhiên, đằng sau nền công nghiệp đồ chơi Trung Quốc là hàng loạt những sự thật kinh hoàng, vi phạm nghiêm trọng các quy chuẩn chất lượng sản phẩm và an toàn hàng hóa: chất độc hại gây ung thư, biến dị được sử dụng tràn lan trong nhựa, chì và các độc tố chết người khác được tìm thấy trong sơn, thuốc nhuộm vải, đồ chơi lazer gây bỏng, mù mắt, đồ chơi có nguồn điện mạnh gây cháy nổ, đồ chơi kém chất lượng, bị rụng rời khi trẻ nhỏ chơi gây bị thương, gây nghẹn...
Ngành công nghiệp hóa dầu
Trung Quốc sản xuất ước tính 4,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2011, trong đó 95% là dầu thô. Sản lượng dầu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 170 nghìn thùng/ngày đến gần 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2013. Về lâu dài,EIA dự báo sản lượng của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ, đạt 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035.Lượng tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong năm 2011 từ tốc độ gia tăng cao kỷ lục 10% trong năm 2010 do tác động của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu gần đây. Tuy nhiên, nước này vẫn tiêu thụ 9,8 triệu thùng dầu/ ngày trong năm 2011, hơn 4% năm 2010. Trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu ròng lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, với tổng số dầu nhập khẩu ròng đạt 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2011.
Ngành công nghiệp điện tử
Trước thực trạng lương nhân công và dân số già ngày càng gia tăng, giới lãnh
đạo trong các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử cho rằng không lâu nữa, các
công nhân robot; sẽ thay thế con người trong các nhà máy ở Trung Quốc. Thật
vậy, một làn sóng robot công nghiệp mới đang được phát triển, từ những robot hình người cao cấp có cả các giác quan và khả năng học hỏi đến những robot giá rẻ thích hợp với mức lương thấp của Trung Quốc.Các nhà quản lý dự đoán trong 5 năm tới, những công nghệ robot nói trên sẽ làm thay đổi hoạt động tại các nhà máy Trung Quốc, cũng như bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động đang gia tăng trong bối cảnh lực lượng lao động trẻ của nước này ngày càng không hứng thú với công việc lao động chân tay.
Ngành công nghiệp sắt thép
Trong 25 năm trở lại đây, sản lượng thép của Trung Quốc tăng hơn 12 lần. Trong khi đó, sản lượng thép của Liên minh châu Âu (EU) giảm tới 12%, còn của Mỹ thì giữ nguyên. Sản lượng thép của Trung Quốc từ năm 1990 đến nay như sau: Năm 1990 - 66,4 triệu tấn, năm 2000 - 128,5 triệu tấn, năm 2010 - 638,7 triệu tấn, năm 2014 đã tăng tới 822,7 triệu tấn và năm 2015 là 803,83 triệu tấn. Trong năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Nhưng nhu cầu tiêu dùng dự kiến của Trung Quốc trong năm 2016 chỉ đứng ở mức 672 triệu tấn. Với lý do nói trên thép Trung Quốc giá rẻ đã tràn ngập thế giới, điều này làm cho các nhà máy thép của các nước khác lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó cạnh tranh.
Như vậy , các ngành này đã trải qua một thập kỷ cải cách (1979-1989) song không có thay đổi phương thức quản lý nào đáng kể. Điều tra công nghiệp năm 1999 đã cho thấy có 7.930.000 xí nghiệp công nghiệp vào cuối năm 1999; tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh khoảng 24 triệu người. Ngành ô tô được dự tính tăng nhanh chóng trong thập kỷ tới, và ngành hóa dầu cũng thế. Các sản phẩm máy móc và điện tử đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc.
3. Phân bố công nghiệp Trung Quốc
Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc
Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu.... Và đang có xu hướng mở dần sang phía Tây.
Lý do
miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp.
Một số đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
Châu Hải
Tọa lạc ở đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, Châu Hải giáp Giang Môn ở phía tây bắc, Trung Sơn phía bắc và Ma Cao phía nam. Châu Hải cách Quảng Châu 140 km về phía tây nam. Châu Hải bao gồm 146 hòn đảo, bãi biển dài tổng cộng 690 km, diện tích 1.653 km², dân số 1,38 triệu.
Hạ Môn : là thành phố cấp tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam. Diện tích: 1.565 km², dân số 2 triệu người. GDP: 38,56 tỷ NDT, GDP đầu người: 4660, xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc.
Hạ Môn
Sán Đầu
Sán Đầu là thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, có dân số 1,2 triệu, dân số vùng đô thị là 4.721.117 triệu (2006), và có diện tích: 234 km². Đây là một trong những cảng nhượng địa cho phương Tây buôn bán vào thế kỷ 19. Đây là trung tâm kinh tế phía đông tỉnh Quảng Đông và là nơi có trường đại học hàng đầu tỉnh này
Thâm Quyến
Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 676,5 tỷ nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghiệp là những mặt trái mà nó gây ra đối với cuộc sống của con người . Ô nhiễm là một trong những hậu quả mà người dân Trung Quốc đang phải hứng chịu, mặt trái của sự phát triển công nghiệp quá nhanh.
Một số thống kê đáng chú ý
-Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Trung Quốc có tới 16 trong 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
-Tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm do môi trường bị ô nhiễm
-Theo Ngân hàng Thế giới, suy thoái môi trường ở Trung Quốc đã làm suy giảm đi 9% tổng thu nhập quốc gia năm 2008, đồng nghĩa với việc làm giảm sự phát triển của đất nước và hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.
-Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cũng ước tính chi phí chung cho ô nhiễm môi trường ở mức khoảng 1.500 tỷ Nhân dân tệ (chiếm khoảng 3,5% GDP của đất nước) => đe dọa nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế
-Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm 2010. Cuối năm 2013, 1 cô bé 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô đã trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất của Trung Quốc vì ô nhiễm không khí
Những hình ảnh kinh hoàng về ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc
Một nhà báo đang lấy mẫu nước từ con sông Kiểm Hà bị chuyển thành màu đỏ do một nhà máy hóa chất đã thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý vào dòng nước
Theo đo lường các chỉ số ô nhiễm ở Bắc Kinh đã ở mức vô cùng nguy hiểm, vượt qua những giới hạn đo lường về ô nhiễm hiện có ở trên thế giới .
Khói bụi công nghiệp bao trùm toàn bộ bầu trời của một thành phố
Hồ nước Hợp Phì với bề mặt được phủ kín bởi các chất gây ô nhiễm và tảo độc
Cậu bé uống nước từ một dòng nước chứa đầy rác thải
Các nhà máy ở khu vực nông thôn Trung Quốc đang tạo ra những hợp chất độc hại chết người, khiến tỉ lệ dân làng bị ung thư tăng lên không ngừng.
-Nhóm 5-
Lớp : 11c
Đặc điểm, vai trò của công nghiệp
Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10%. Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới.
· Quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn,Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới.
· Phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong qúa trình công nghiệp hóa của nước này. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp.
· Phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kinh tế. Nhưng đối với Việt nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước này.
Chính sách phát triển công nghiệp
Thay đổi cơ chế quản lí: Kinh tế chỉ huy → Kinh tế thị trường
Mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao
Chủ động đầu tư có trọng điểm vào 5 ngành then chốt: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Chú trọng phát triển công nghiệp ở nông thôn.
Vậy kết quả phát triển công nghiệp của Trung Quốc đạt được là gì?
Thành Tựu
-Công nghiệp phát triển mạnh với tốc độ cao
-Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
-TQ khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài(FDI) đứng đầu thế giới với 60,6 tỉ USD(2004)
-Sản lượng một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: xi măng, thép ,phân bón…
-Năm 1994 :TQ tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy , điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
-Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao đã góp phần quyết định trong việc chế tạo thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V”
-Các ngành công nghiệp Vật Liệu Xây Dựng, dệt may , sản xuất các mặt hàng tiêu dùng giải quyết việc làm, cung cấp hàng hóa cho thị trường
Một số thống kê ‘’khủng’’ về sự phát triển công nghiệp Trung Quốc so với thế giới…
Mỗi năm, Trung Quốc hoàn thiện 109 triệu máy điều hòa, chiếm 80% sản lượng cả thế giới. Tính trên 1.000 dân, nước này sản xuất được 81,1 chiếc trong khi bình quân thế giới chỉ 4,8
Sản lượng máy tính cá nhân gấp 40 lần
Sản lượng một năm: 320,4 triệu máy, chiếm 90,6% toàn cầu.
Số máy trên 1.000 dân: 238,3 chiếc (của thế giới là 5,9).
Sản xuất bóng đèn tiết kiệm năng lượng nhiều gấp 16 lần
Sản lượng của Trung Quốc: 4,3 tỷ bóng, chiếm 80% toàn cầu.
Trung bình mỗi người dân là 3,2 bóng đèn, trong khi của thế giới chỉ 0,2.
Sản lượng thịt lợn trung bình gấp 6 lần
Sản lượng: 51,5 triệu tấn mỗi năm, chiếm gần 50% toàn cầu.
Tính trung bình trên mỗi đầu người là 38,3kg thịt lợn mỗi năm, còn con số này của thế giới là 6,7kg.
Pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 11 lần
Sản lượng một năm: 21,8 gigawatts, chiếm 74% toàn cầu.
Tỷ lệ bình quân trên đầu người là 16,2 kilowatts, của thế giới là 1,4KW.
Sản lượng giầy gấp 7 lần
Sản lượng mỗi năm: 12,6 tỷ đôi, chiếm 63% toàn cầu.
Bình quân đầu người 9,4 đôi mỗi năm, so với 1,3 đôi của thế giới.
Sản xuất điện thoại nhiều gấp 10 lần
Sản lượng: 1,1 tỷ máy mỗi năm, chiếm 70,6% toàn cầu.
Trung Quốc sản xuất 840,7 máy điện thoại trên mỗi 1.000 dân (thế giới: 83,6).
2. Các ngành công nghiệp chính của Trung Quốc
Từ năm 2008, Trung Quốc trở thành nước có nền công nghiệp ô tô lớn nhất thế giới xét về sản lượng. Từ 2009, mỗi năm lượng ô tô Trung Quốc sản xuất bằng tổng sản lượng ô tô của châu Âu hoặc Hoa Kỳ cộng với Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường ô tô nước này vẫn bị chiếm lĩnh bởi các hãng xe ngoại.
Ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô
Ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi
-Những năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi trẻ em và các đồ trang trí rẻ tiền cung cấp cho toàn thế giới. Sản phẩm của Trung Quốc nhờ vào ưu thế giá rẻ, màu sắc bắt mắt, kiểu dáng đa dạng đã len lỏi đến khắp mọi quầy hàng đồ chơi trên mọi châu lục.
-Tuy nhiên, đằng sau nền công nghiệp đồ chơi Trung Quốc là hàng loạt những sự thật kinh hoàng, vi phạm nghiêm trọng các quy chuẩn chất lượng sản phẩm và an toàn hàng hóa: chất độc hại gây ung thư, biến dị được sử dụng tràn lan trong nhựa, chì và các độc tố chết người khác được tìm thấy trong sơn, thuốc nhuộm vải, đồ chơi lazer gây bỏng, mù mắt, đồ chơi có nguồn điện mạnh gây cháy nổ, đồ chơi kém chất lượng, bị rụng rời khi trẻ nhỏ chơi gây bị thương, gây nghẹn...
Ngành công nghiệp hóa dầu
Trung Quốc sản xuất ước tính 4,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2011, trong đó 95% là dầu thô. Sản lượng dầu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 170 nghìn thùng/ngày đến gần 4,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2013. Về lâu dài,EIA dự báo sản lượng của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ, đạt 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035.Lượng tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã giảm nhẹ trong năm 2011 từ tốc độ gia tăng cao kỷ lục 10% trong năm 2010 do tác động của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu gần đây. Tuy nhiên, nước này vẫn tiêu thụ 9,8 triệu thùng dầu/ ngày trong năm 2011, hơn 4% năm 2010. Trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu ròng lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, với tổng số dầu nhập khẩu ròng đạt 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2011.
Ngành công nghiệp điện tử
Trước thực trạng lương nhân công và dân số già ngày càng gia tăng, giới lãnh
đạo trong các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử cho rằng không lâu nữa, các
công nhân robot; sẽ thay thế con người trong các nhà máy ở Trung Quốc. Thật
vậy, một làn sóng robot công nghiệp mới đang được phát triển, từ những robot hình người cao cấp có cả các giác quan và khả năng học hỏi đến những robot giá rẻ thích hợp với mức lương thấp của Trung Quốc.Các nhà quản lý dự đoán trong 5 năm tới, những công nghệ robot nói trên sẽ làm thay đổi hoạt động tại các nhà máy Trung Quốc, cũng như bù đắp cho tình trạng thiếu hụt lao động đang gia tăng trong bối cảnh lực lượng lao động trẻ của nước này ngày càng không hứng thú với công việc lao động chân tay.
Ngành công nghiệp sắt thép
Trong 25 năm trở lại đây, sản lượng thép của Trung Quốc tăng hơn 12 lần. Trong khi đó, sản lượng thép của Liên minh châu Âu (EU) giảm tới 12%, còn của Mỹ thì giữ nguyên. Sản lượng thép của Trung Quốc từ năm 1990 đến nay như sau: Năm 1990 - 66,4 triệu tấn, năm 2000 - 128,5 triệu tấn, năm 2010 - 638,7 triệu tấn, năm 2014 đã tăng tới 822,7 triệu tấn và năm 2015 là 803,83 triệu tấn. Trong năm 2016 dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Nhưng nhu cầu tiêu dùng dự kiến của Trung Quốc trong năm 2016 chỉ đứng ở mức 672 triệu tấn. Với lý do nói trên thép Trung Quốc giá rẻ đã tràn ngập thế giới, điều này làm cho các nhà máy thép của các nước khác lâm vào tình trạng khủng hoảng, khó cạnh tranh.
Như vậy , các ngành này đã trải qua một thập kỷ cải cách (1979-1989) song không có thay đổi phương thức quản lý nào đáng kể. Điều tra công nghiệp năm 1999 đã cho thấy có 7.930.000 xí nghiệp công nghiệp vào cuối năm 1999; tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh khoảng 24 triệu người. Ngành ô tô được dự tính tăng nhanh chóng trong thập kỷ tới, và ngành hóa dầu cũng thế. Các sản phẩm máy móc và điện tử đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc.
3. Phân bố công nghiệp Trung Quốc
Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc
Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu.... Và đang có xu hướng mở dần sang phía Tây.
Lý do
miền Đông có đầy đủ các điều kiện về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước và nguồn nhân lực có trình độ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu của các ngành công nghiệp.
Một số đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
Châu Hải
Tọa lạc ở đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, Châu Hải giáp Giang Môn ở phía tây bắc, Trung Sơn phía bắc và Ma Cao phía nam. Châu Hải cách Quảng Châu 140 km về phía tây nam. Châu Hải bao gồm 146 hòn đảo, bãi biển dài tổng cộng 690 km, diện tích 1.653 km², dân số 1,38 triệu.
Hạ Môn : là thành phố cấp tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam. Diện tích: 1.565 km², dân số 2 triệu người. GDP: 38,56 tỷ NDT, GDP đầu người: 4660, xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc.
Hạ Môn
Sán Đầu
Sán Đầu là thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, có dân số 1,2 triệu, dân số vùng đô thị là 4.721.117 triệu (2006), và có diện tích: 234 km². Đây là một trong những cảng nhượng địa cho phương Tây buôn bán vào thế kỷ 19. Đây là trung tâm kinh tế phía đông tỉnh Quảng Đông và là nơi có trường đại học hàng đầu tỉnh này
Thâm Quyến
Thâm Quyến là thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2.050 km², dân số năm 2007 là 8,6 triệu người (kể cả vùng đô thị là 13 triệu), GDP 676,5 tỷ nhân dân tệ. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Trong 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút trên 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghiệp là những mặt trái mà nó gây ra đối với cuộc sống của con người . Ô nhiễm là một trong những hậu quả mà người dân Trung Quốc đang phải hứng chịu, mặt trái của sự phát triển công nghiệp quá nhanh.
Một số thống kê đáng chú ý
-Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Trung Quốc có tới 16 trong 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
-Tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm do môi trường bị ô nhiễm
-Theo Ngân hàng Thế giới, suy thoái môi trường ở Trung Quốc đã làm suy giảm đi 9% tổng thu nhập quốc gia năm 2008, đồng nghĩa với việc làm giảm sự phát triển của đất nước và hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.
-Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cũng ước tính chi phí chung cho ô nhiễm môi trường ở mức khoảng 1.500 tỷ Nhân dân tệ (chiếm khoảng 3,5% GDP của đất nước) => đe dọa nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế
-Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm 2010. Cuối năm 2013, 1 cô bé 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô đã trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất của Trung Quốc vì ô nhiễm không khí
Những hình ảnh kinh hoàng về ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc
Một nhà báo đang lấy mẫu nước từ con sông Kiểm Hà bị chuyển thành màu đỏ do một nhà máy hóa chất đã thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý vào dòng nước
Theo đo lường các chỉ số ô nhiễm ở Bắc Kinh đã ở mức vô cùng nguy hiểm, vượt qua những giới hạn đo lường về ô nhiễm hiện có ở trên thế giới .
Khói bụi công nghiệp bao trùm toàn bộ bầu trời của một thành phố
Hồ nước Hợp Phì với bề mặt được phủ kín bởi các chất gây ô nhiễm và tảo độc
Cậu bé uống nước từ một dòng nước chứa đầy rác thải
Các nhà máy ở khu vực nông thôn Trung Quốc đang tạo ra những hợp chất độc hại chết người, khiến tỉ lệ dân làng bị ung thư tăng lên không ngừng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Vân Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)