Công nghiệp hóa hiện đại hóa dưới góc nhìn triết học
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: công nghiệp hóa hiện đại hóa dưới góc nhìn triết học thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
I. Đặt vấn đề
Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ (KH - CN). Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của con người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế là một hướng đi đúng.
ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức KH - CN. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 15 năm đổi mới vừa qua, song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng thời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự khác biêt về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn chung công nghệ nước ta tục hậu so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4 thập kỷ.
Quá trình CNH - HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, đặc biệt là sự chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 là đẩy mạnh nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một nước có trình độ KTCN ở trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, đồng thời điều chỉnh cơ cấu lao động đến năm 2010 chỉ còn khoảng 50% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì vậy bên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như Việt Nam, không có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ, tay nghề cho sjư phát triển nền kinh tế
Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta đầu thế kỷ XXI trong điều kiện của kinh tế tri thức theo tinh thần Đại hội Đảng IX là “Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX].
Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế nêu rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và c
Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ (KH - CN). Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của con người. Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế là một hướng đi đúng.
ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức KH - CN. Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 15 năm đổi mới vừa qua, song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồng thời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự khác biêt về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn chung công nghệ nước ta tục hậu so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4 thập kỷ.
Quá trình CNH - HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, đặc biệt là sự chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 là đẩy mạnh nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một nước có trình độ KTCN ở trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP, đồng thời điều chỉnh cơ cấu lao động đến năm 2010 chỉ còn khoảng 50% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì vậy bên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như Việt Nam, không có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ, tay nghề cho sjư phát triển nền kinh tế
Quá trình phát triển nền kinh tế nước ta đầu thế kỷ XXI trong điều kiện của kinh tế tri thức theo tinh thần Đại hội Đảng IX là “Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ bây giờ và trong suốt các giai đoạn. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX].
Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh tế nêu rõ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn, phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)