Công nghiệp dầu khí
Chia sẻ bởi Lê Thị Linh |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: công nghiệp dầu khí thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
NHÓM 6
I.KHÁI NHIỆM DẦU KHÍ
-Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than, đá phiến sét,
bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu
-“Hoạt động dầu khí” là hoạt động
tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho
các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây,
hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:
+Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác
+Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí
+Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm
II.ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
-Chịu nhiều rủi ro: Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất
nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tư. Đôi khi có thể đầu tư
lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư. Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc
vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện về kinh tế, chính trị.
-Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn: Do điều kiện khai thác dầu khí tại những
vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng
dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát minh trên thế giới trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Để ứng dụng được những công nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu
tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng
lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có.
-Mang tính quốc tế: Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác quốc tế trở
thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế nhằm mục
đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình.
-Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận
-Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao
Điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí: Điều kiện để ngành công nghiệp dầu khí phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tiềm năng dầu khí trong nước: Nguồn tài nguyên dầu khí trong nước có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
- Hợp tác quốc tế: Cần coi hội nhập và hợp tác quốc tế là điều kiện và phương tiện để phát triển ngành Dầu khí cả ở trong và ngoài nước. Hội nhập không chỉ giúp ngành Dầu khí thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào ngành Dầu khí trong nước, tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm của Ngành mà còn tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng đầu tư cho hoạt động dầu khí ra nước ngoài.
- Trình độ nguồn nhân lực (kỹ thuật và quản lý): Việc đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng trong việc phát triển bất kỳ ngành công nghiệp nào, đặc biệt là ngành công dầu khí do đòi hỏi luôn phải tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
- Vốn đầu tư rất lớn để đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để thăm dò,
khai thác nguồn tài nguyên dưới lòng đất.
- Chính sách của Nhà nước: Phát triển công nghiệp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực nên rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo lập những cơ chế chính sách
đầu tư, hành lang pháp lý, v.v... phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và tư
nhân đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong ngành dầu khí …
III. HiỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ TRONG NƯỚC.
-Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng dầu khí, với diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km2 bao gồm 8 bể trầm tích Đệ tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa
-Tổng tiềm năng dầu và khí của Việt Nam khoảng 3,8-4,2 tỷ
TOE, trong đó trữ lượng dầu và khí đã phát hiện khoảng 1,05-1,4 tỷ TOE (trữ lượng khí chiếm
tới trên 60%).
Mỏ Bạch Hổ là mỏ đầu tiên được khai thác vào tháng 6 năm 1986 bởi xí nghiệp liên doanh dầu khí Liên Xô.
Mỏ Rồng là mỏ thứ hai được đưa vào khai thác từ tháng 12 năm 1994 nằm cách mỏ Bạch Hổ 33 km về phía Tây Nam
Mỏ Ruby nằm cách Vũng Tàu 150 km về phía Đông, được khai thác từ tháng 19 năm 1998
Sau đây là bảng sản ượng dầu khí phân theo mỏ năm1999
I.KHÁI NHIỆM DẦU KHÍ
-Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không kể than, đá phiến sét,
bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu
-“Hoạt động dầu khí” là hoạt động
tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho
các hoạt động này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở đây,
hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:
+Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác
+Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí
+Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân phối sản phẩm
II.ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
-Chịu nhiều rủi ro: Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất
nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tư. Đôi khi có thể đầu tư
lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu tư. Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc
vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện về kinh tế, chính trị.
-Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn: Do điều kiện khai thác dầu khí tại những
vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng
dụng hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát minh trên thế giới trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Để ứng dụng được những công nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu
tư khá lớn. Do vậy, mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng
lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có.
-Mang tính quốc tế: Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác quốc tế trở
thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể tìm thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế nhằm mục
đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động của mình.
-Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận
-Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao
Điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí: Điều kiện để ngành công nghiệp dầu khí phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tiềm năng dầu khí trong nước: Nguồn tài nguyên dầu khí trong nước có vai trò rất quan trọng, là điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
- Hợp tác quốc tế: Cần coi hội nhập và hợp tác quốc tế là điều kiện và phương tiện để phát triển ngành Dầu khí cả ở trong và ngoài nước. Hội nhập không chỉ giúp ngành Dầu khí thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào ngành Dầu khí trong nước, tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm của Ngành mà còn tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng đầu tư cho hoạt động dầu khí ra nước ngoài.
- Trình độ nguồn nhân lực (kỹ thuật và quản lý): Việc đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng trong việc phát triển bất kỳ ngành công nghiệp nào, đặc biệt là ngành công dầu khí do đòi hỏi luôn phải tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.
- Vốn đầu tư rất lớn để đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để thăm dò,
khai thác nguồn tài nguyên dưới lòng đất.
- Chính sách của Nhà nước: Phát triển công nghiệp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực nên rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo lập những cơ chế chính sách
đầu tư, hành lang pháp lý, v.v... phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và tư
nhân đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong ngành dầu khí …
III. HiỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ TRONG NƯỚC.
-Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng dầu khí, với diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km2 bao gồm 8 bể trầm tích Đệ tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa
-Tổng tiềm năng dầu và khí của Việt Nam khoảng 3,8-4,2 tỷ
TOE, trong đó trữ lượng dầu và khí đã phát hiện khoảng 1,05-1,4 tỷ TOE (trữ lượng khí chiếm
tới trên 60%).
Mỏ Bạch Hổ là mỏ đầu tiên được khai thác vào tháng 6 năm 1986 bởi xí nghiệp liên doanh dầu khí Liên Xô.
Mỏ Rồng là mỏ thứ hai được đưa vào khai thác từ tháng 12 năm 1994 nằm cách mỏ Bạch Hổ 33 km về phía Tây Nam
Mỏ Ruby nằm cách Vũng Tàu 150 km về phía Đông, được khai thác từ tháng 19 năm 1998
Sau đây là bảng sản ượng dầu khí phân theo mỏ năm1999
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)