Công nghệ sinh học & trồng trọt

Chia sẻ bởi Hoàng Giang Thanh | Ngày 24/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Công nghệ sinh học & trồng trọt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Công nghệ sinh học & trồng trọt
Mở đầu
Lời ngỏ:
Hiện nay công nghệ sinh học là một ngành khoa học mũi nhọn được cả thế giới quan tâm.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học không kém gì sự bùng nổ thông tin và tạo ra một cuộc cách mạng sinh học trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm,y dược, vật liệu mới…và đặc biệt là trong nông nghiệp trồng trọt.
Sơ lược về nông nghiệp:
Nông nghiêp là gì?
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
Nông nghiệp ngày nay như thế nào ?
ngày nay ở Thế kỷ 20 nn đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp.
Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp hóa gồm các chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.
Tuy nhiên đất canh tác ngày càng bị thu hẹp gây nhiêu khó khăn và nan dói vân còn xảy ra ở một số nơi điển hình là ở châu phi
Có một số nghiên cứu cho rằmh nền nông nghiệp thế giới sẽ tăng chậm trong 10 năm tới
Vai trò của công nghệ sinh học đối với nông nghiệp:
Vài nét về CNSH:
CNSH là sự kết hợp của các ngành Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Công nghệ nhằm ứng dụng các vi sinh vật, các TB, một số thành phần TB hoặc các phân tử tương tự tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho con người.
CNSH đang trên cơ sở các kĩ thuật mới mẻ: Kĩ thuật di truyền, kĩ thuật dung hợp TB trần, kĩ thuật phản ứng sinh học
Vai trò của công nghệ sinh học đối với nông nghiệp trồng trọt:
Hiện nay, CNSH đã trở thành một ngành công nghệ sản xuất phát triển về cả chiều sâu và chiều rộng.
Đối với nền sản xuất Nông Nghiệp trên toàn thế giới, nhờ ứng dụng CNSH hiện đại và kết hợp với CNSH truyền thống, các nhà sản xuất đã tạo ra được nhiều giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm của 6 tỷ con người trên hành tinh này, tránh cho nhân loại bị diệt vong vì nạn đói kém, bệnh tật.
Có thể nói CNSH đơn thuần là một công cụ hiện đại trong lịch sử ngành trồng trọt.
Nhờ ứng dụng các biện pháp của nó, chủ yếu là kĩ thuật nuôi cấy mô, dung hợp TB trần, Kĩ thuật nhân bản vô tính, Kĩ thuật chuyển gen…ngành công nghệ tạo giống cây đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.
CNSH là một ngành công nghệ mới mang nhiều hứa hẹn. Việc tăng cường và trao đổi các sản phẩm CNSH trong Nông nghiệp đang thúc đẩy sự phồn vinh của các nước đang phát triển.
+Năm 1996, CNSH đã làm thay đổi bộ mặt của Ngành Nông nghiệp Mỹ. Khi ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng để tạo ra nhờ CNSH của các chủ trang trại ở Mỹ và các nước khác.
Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) có tới 80% đỗ tương, 38% ngô và 70% bông tại Mỹ được gieo trồng bằng các giống lai CNSH cho năng suất rất cao.
+Từ 1980,nhờ cải tiến công nghệ sản xuất hạt giống, năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng tăng lên đáng kể.
+Ở các nước:Argentina, Canada, Trung Quốc,… sử dụng giống lai CNSH cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong nền sản xuất nông nghiệp trồng trọt.
Đây mới chỉ là một số rất nhiều những ví dụ về các nghiên cứu mũi nhọn nhằm thúc đẩy hơn nữa những thay đổi trong ngành nông nghiệp trồng trọt thế giới.
Những triển vọng mà CNSH mang lại vô cùng to lớn.
Có thể nói CNSH, cụ thể là CNSH trong trồng trọt có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thịnh vượng trong tương lai của thế giới, nhưng đồng thời thách thức đặt ra là làm thế nào để có nhiều nước đng phát triển tiếp cận được với công nghệ mới mẻ này.
Một số phương pháp và ứng dung của công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Kỹ thuật tạo giống
Nhân giống vô tính:
Cơ chế
Các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môt trường dinh dưỡng vô trùng có thể là mô phân sinh, hoặc những mô thực vật khác hay tế bào trần, là loại tế bào thực vật bị bóc mất lớp vách tế bào.
Từ những vật liệu trên sẽ thu được khối mô sinh trưởng nhanh và vô tổ chức,gọi là mô non, từ mô non người ta có thể tái sinh toàn bộ cây nguyên vẹn và tạo ra rất nhiều bản sao đồng nhất về mặt di truyền được gọi là dòng vô tính trong một thời gian ngắn.
Bằng cách chọn tế bào có một đặc tính nhất định,ta có thể đẩy nhanh tốc độ lai giống cây mới với tính trạng mong muốn.
Đặc biệt kỹ thuật mới tạo khả năng lai chéo giữa các loài cách xa nhau,mà trên thực tế không thể tiến hành sinh sản hữu tính thông thường ,nhừ đó có thể tạo ra những cây hoàn toàn mới
Thành tựu đạt được:
Hoa dua nở trong ống nghiệm
Trong những chiếc bình bịt kín, to nhỏ khác nhau, cây vẫn nảy chồi, đâm lộc, nở hoa như đang tươi cười chào đón khách.
Chủ nhân của công nghệ trồng và làm cho hoa nở trong ống nghiệm này là nhóm 9 SV năm thứ 4, khoa sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM do Đỗ Hoàng Thiên Ý và Trần Thị Trinh làm trưởng nhóm, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Bùi Văn Lệ.
Đó là sự cấy mô vào ống nghiệm. Từ một chiếc lá nhỏ, bằng phương pháp cấy mô, sau 2 đến 3 tháng lá phát triển thành mầm cây, rồi khoảng hai, ba tuần sau cây đẻ nhánh, đơm hoa.
Để cây phát triển tốt, ra hoa, không đưa cây ra dưới nắng mặt trời. Cây chỉ thích hợp với ánh sáng nhẹ hoặc tối hẳn và cung cấp cho cây dưỡng chất ở thể đặc, trong suốt, có nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng tùy theo sự pha màu.
Trồng sâm ngọc linh trong 20 ngày
Từ một số tế bào gốc của sâm Ngọc Linh, bằng công nghệ sinh khối tế bào, nhóm nghiên cứu của Học viên Quân y đã thành công trong việc nuôi cấy thành số lượng lớn.
Toàn bộ quy trình chỉ mất 10 - 20 ngày, trong khi bình thường phải mất khoảng 6 năm sâm mới cho thu hoạch.
Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh từ nuôi cấy mô–
Khoai tây là cây trồng chính trong vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, vài năm lại đây, diện tích và sản lượng giảm rõ rệt, nguyên nhân là do thiếu nguồn giống tốt.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội) và những cộng sự đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất khoai tây giống nhờ nuôi cấy mô.
Phương pháp lai dinh dưỡng :
Cơ chế :bản chất của nó là kỹ thuật dung hợp tế bào trần.đối với tế bào trần thực vật nhận được sau khi phá vỡ vách xenlulose của nó bằng biện pháp cơ học hoặc enzyme.
Sau đó, người ta tái sinh lại vách tế bào thực vật và tạo mô sẹo. từ mô sẹo người ta tái sinh lại cây hoàn chỉnh kèm theo các đặc tính mới.
CÁC HÌNH THỨC DUNG HỢP
Tự dung hợp:
Vì màng sinh chất của tế bào(-) do nhóm P và Protein nên các tế bào trần đẩy nhau nên không tự dung hợp. Do đó phải làm các rế bào trần tiếp xúc nhau nhờ PEG hay sốc điện.
Hóa dung phợ:
Sự hóa dung hợp có thể thực hiện với NaNO3 0,25M, PVA 15 %…nhưng tần số dung hợp thấp nên ít được sử dụng.
Virut Senday đã giảm hoạt tính là chất thường dùng hiện nay bằng cách cho giọt hỗn hợp 2 loại tế bào trần tiếp xúc từ từ với các giọt PEG 25- 50%
Điện dung hợp (tốt nhất):
Khi đặt hỗn hợp 2 loại tế bào trần trong 1 điện trường, các tế bào trần sẽ di chuyển, tiếp xúc nhau và xếp thành 1 chuỗi dài dưới lực điện trường
Sau đó dùng xung điện ngắn đẻ tạo vết đứt ở màng, sự dung hợp sẽ xảy ra tại nơi tiếp xúc.
Sơ đồ lập và cấy tế bào trần
Sự cô lập:
Trước hết phải xử lí vật liệu khởi đầu( lá, mô sẹo, dịch treo tế bào…) với enzim phân hủy vách( Xenlulaza, HemiXenlulaza, Pectolyaza…).
Thành tựu:cây Pomato
Kỹ thuật chuyển gen:
Chuyển gen gen gián tiếp
Chuyển gen gián tiếp nhờ vi sinh vật đất Agrobacterium
Chuyển gen gián tiếp nhờ viruts
Cơ chế
Chuyển gen trực tiếp
Chuyển gen bằng súng bắn gen
Chuyển gen bằng xung điện
Chuyển gen nhờ kỹ thuật siêu âm
Chuyển gen bằng phương pháp hóa học
Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn
Chuyển gen trực tiếp bằng vi tiêm
Cơ chế:
Chuyển gen bằng vi tiêm
Ở thực vật chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm là chuyển gen trực tiếp vào tế bào protoplast nhờ thiết bị vi thao tác và kim vi tiêm.
Chuyển gen bằng phương pháp hóa học
Là phương pháp chuyển gen vào tế bào protoplast nhờ các chất hóa học như polyetylenglycol(peg). Khi có mặt peg,màng của protoplast bị thay đổi và protoplast có thể thu nhận and ngoại lai vào bên trong tế bào.
Phương pháp này có thể áp dụng với nhiều loại thực vật tuy nhiên tần số chuyển gen rất thấp. tuy nhiên với khả năng tạo ra nhiều protoplast, do vậy đã khắc phục hạn chế này.
Chuyển gen bằng súng bắn gen
Ngâm các viên đạn nhỏ bằng vàng, hoặc tungsten có kích thước cực nhỏ, đường kính khoảng 0.5-1.5µm với dung dịch chứa AND ngoại lai cần chuyển nào tế bào thực vật.
Một số Thành tựu của chuyển gen
Phát quang sinh học trên hoa Lan, một thành công của giáo sư Chia Tet Fatt thuộc NIE - National Institute of Education, nhóm nghiên cứu khoa học hàn lâm quốc gia, trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. 
Qui trình
Dùng hạt bắn phá (particle bombardment) để đưa gen của con đom đóm vào phong lan (giống lan Dendrobium) để tạo ra giống phong lan chuyển gen, sau đó nhân giống và trồng giống phong lan này
Lúa chuyển gien làm vắc xin chống bệnh viêm gan B
Viêm gan B là một trong những bệnh kinh niên phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới Châu phi và ở Đông Nam á.

Mặc dù các loại vắc xin tái tổ hợp đại trà hiện đã có trên thị trường nhưng chi phí dành cho các chương trình tiêm chủng hiện nay gây hạn chế cho việc sử dụng các vắc xin này ở các nước đang phát triển.

Một nhóm các nhà khoa học Trung quốc đã phát triển được một giống lúa chuyển gien biểu hiện một protein biến đổi có thể là một ứng viên tiềm năng dùng làm vắc xin thay thế chống bệnh viêm gan B (HBV).
Lúa được chọn làm cây chứa vắc xin vì đây là một cây lương thực chủ chốt ở nhiều nước đang phát triển.
Cỏ linh lăng chuyển gien sản sinh ra isoflavones
Isoflavonoids là một nhóm hợp chất đáng quan tâm: chúng được tạo ra chủ yếu bởi các quả đậu trước phản ứng với điều kiện khắc nghiệt của cây trồng như cũng cho thấy tiềm năng chống lại các bệnh ung thư phụ thuộc vào hóc môn, bệnh tim mạch, chứng loãng xương và hội chứng mãn kinh.
Việc tạo ra quá trình sinh tổng hợp isoflavonoid trong thực vật có thể đem lại một nguồn cung tốt về các thành phần này đối với các khẩu phần ăn bổ trợ làm từ thực vật và tạo cho các loại cây cơ chế phòng vệ tăng c
Cố định đạm
Rễ của các cây họ dậu khi kết hợp cộng sinh với một số loài vi khuẩn sẽ có khả năng hấp thu N của không khí và tạo ra chất dạm cho cây quá trình này là cố định đạm.
Đây là quá trình sinh học phức tạp được kiểm soát bởi các gen có định đạm gọi tắt là gen NIF(nitrogen fixation).
Cơ chế mới điều tiết cố định CO2 trong thực vật
Một nhóm nghiên cứu của ĐH Essex đã khám phá ra một cơ chế mới điều tiết sự cố định carbon dioxide của thực vật.
Sự cố định carbon dioxide trong cây tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời.
Vì lượng ánh sáng mặt trời thay đổi trong ngày, cây phải có cơ chế cho phép chúng thay đổi theo tốc độ chúng bắt giữ carbon dioxide của khí quyển. Điều này sẽ đảm bảo một sản sinh liên tục các chất biến dưỡng cần thiết, đặc biệt là đường.
Carbon dioxide được chuyển hóa thành đường thông qua chu trình Calvin.
Nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy làm thế nào môi trường ánh sáng thay đổi ảnh hưởng đến chu trình Calvin.
Có hai enzyme quan trọng trong chu trình là PRK và GAPDH. Chúng gắn chặt với nhau lại khi mức độ ánh sáng giảm.
Càng tối, càng có nhiều phức PRK và GADPH hình thành nên, càng làm cho chu trình Calvin chậm hơn.
Trong điều kiện có nhiều ánh sáng, các phức enzyme sẽ vở ra nhanh chóng, thúc đẩy nhanh chu trình sản sinh ra đường.

Nghiên cứu này giúp cho các nhà khoa học hiểu rõ hơn tiến trình cố định CO2, giúp phát triển các loại cây trồng có hàm lượng biomass gia tăng dùng làm nhiên liệu sinh học và thực phẩm. Xem thêm trên tạp chí PNAS tại địa chỉ:
http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/0710518105v1

Cây cải dầu chuyển gen
Cây cải dầu là một loại cây được biến đổi gen từ hạt cải dầu, do các nhà nhân giống thực vật Canada phát triển với mục đích biến đổi chất lượng dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng chất béo hòa tan của loại cây này
Hạn chế:
Liệu những thực phẩm tạo ra nhờ công nghệ sinh học có an toàn không".
Việc ứng dụng rộng rãi GMO gặp phải sự phản đối gay gắt từ nhiều nhà khoa học, vì cho rằng chúng tạo nên:
-Các thực phẩm có độc tố tiềm ẩn, mà các thí nghiệm ngắn hạn chưa thể ghi nhận được.
-Tác động xấu đến môi trường về nhiều mặt và cả đến sự đa dạng sinh học.
Ngoài ra, tâm lí người tiêu dùng ngại sử dụng những sản phẩm bị biến đổi quá đặc biệt phi tự nhiên là một vấn đề quan trọng.
Hàm lượng độc tố thực vật là một yếu tố được nhiều người quan tâm. Phần lớn thực vật trên thế giới đều không thuộc nhóm ăn được phần lớn là do chúng có khả năng sản xuất ra các độc tố, có nhiều độc tố vẫn còn tồn tại trong chúng.
Quá trình thuần giống đã dần dần làm giảm hàm lượng những hợp chất này, qua hàng triệu năm những thực phẩm chúng ta ăn ngày này trở nên ít độc hơn so với loài hoang dại ban đầu.
Cũng chính vì lý do này mà những loài cây cung cấp thực phẩm cho chúng ta ngày này mẫn cảm hơn nhiều với các loại bệnh.
Nhóm độc tố có trong thực vật ảnh hưởng lên động vật và người
Cyanogenic glycosides
Khoai lang, các loại quả hạch (đào, mơ, mận), đậu lima
Viêm đường tiêu hóa, ức chế hô hấp tế bào
Glulcosinolates
Cây cải dầu, cây mù tạc, Rape (canola), mustard, củ cải, bắp cải, lạc, đậu tương, hành Bướu cổ (bazơđô);
ảnh hưởng đến trao đổi chất, giảm khả năng hấp thụ i-ốt, giảm khả năng phân giải protein
Glycoalkaloids
Khoai tây, cà chua
Ức chế hệ thần kinh trung ương, viêm thận, gây u xơ, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, giảm khả năng hấp thụ sắt
Gossypol
Hạt cốt tông
Giảm khả năng hấp thụ sắt, diệt tinh trùng, có khả năng gây u xơ.
Lectins
Hầu hết các loại ngũ cốc, đậu tượng, các loại đậu khác và khoai tây
Gây viêm đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
Oxalate
Rau xờ pi nách, cây đại hoàng, cà chua
Làm giảm khả năng hòa tan của can-xi, sắt, và kẽm
Phenols
Hầu hết các loại quả và rau, ngũ cốc, đậu tương, khoai tây, chè, cà phê
Phá hủy tiền tố của vitamin nhóm B (thiamine), tăng cholesterol, tác dụng tương tự estrogen
Coumarins
Cần tây, rau mùi tây, quả sung/quả vả, và cây parsnips (một loại rau cần)
Có khả năng gây ung thư khi được họat hóa bởi ánh sáng, gây ngứa trên da
Tuy nhiên vào thời kỳ công nghệ của công nghệ gien người ta lo ngại rằng kỹ thuật di truyền khi tạo thực vật chuyển gien có thể làm tăng hàm lượng của những độc tố này nếu như sự xâm nhập của gien mới làm thay đổi sự điều khiển những gien liên quan đến sản xuất độc tố.
Có thể lý giải được rằng, sự hư hại về di truyền này có thể ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hàm lượng độc tố mà thực vật sản xuất ra bằng cách thay đổi quá trình điều hòa và biểu hiện gien có liên quan đến sản xuất độc tố đó.
Thứ hai là nếu thực vật đó được gây biến đổi bằng kỹ thuật di truyền nhằm gây ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất bình thường của thực vật thì bản thân nó sẽ ở trong trạng thái stress, và thực vật trong trạng thái stress có thể tạo ra lượng độc tố cao hơn.
Hiện nay cũng có một số bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng trên cũng xảy ra ở những thực vật được lại tạo theo phương pháp truyền thống với hai lý do:

1) Các nhà chọn giống thực vật trong quá trình chọn tạo giống kháng bệnh đã vô tình làm tăng hàm lượng một số hóa chất do chúng tạo nên.
2) Nhiều thực vật có mang một đoạn ADN tự nhiên có khả năng di chuyển (transposable elements).

Ở những điều kiện nhất định, những yếu tố di truyển này sẽ "nhảy" ra khỏi vị trí của nó và gắn vào một một vị trí ngẫu nhiên khác trong hệ ADN của thực vật và hiện tượng này có thể gây ra hiệu ứng "đột biến thêm đoạn" như xảy ra với kỹ thuật di truyền.

Tại sao chúng ta lại lo ngại vấn đề dị ứng với thực phẩm chuyển gien?
Những gen mới hay những protein do cây tạo ra có gây bất kỳ tác động nào lên người sử dụng chúng không?
Về vấn đề dị ứng: Thực phẩm chuyển gien chỉ có nguy cơ gây dị ứng khi nó có chứa một hoặc nhiều protein mà không có trong thực phẩm bình thường.
Vì sản phẩm của cây trồng chuyển đổi gen có chứa protein gốc virus, vi khuẩn thực vật và động vật mới chuyển vào nên khi sử dụng liệu có ảnh hưởng gì không? những thực phẩm loại này có thể gây ra những dị ứng thức ăn bởi việc thay đổi đặc tính di truyền không?
Ngoài ra một protein không gây dị ứng trong sinh vật này không có nghĩa là nó sẽ không gây dị ứng trong sinh vật chuyển gien mới. Nếu chúng ta chuyển một protein từ vi khuẩn vào thực vật,
thì thực vật có thể gây ra những thay đổi biến đổi làm cho nó không giống như khi nó ở trong vi khuẩn (quá trình biến đổi sau dịch mã) mà vấn đề này lại có thể ảnh hưởng đến khả năng gây dị ứng của protein được tạo ra, mặc dù thực vật chuyển gien được tổng hợp ở mức rất thấp.

Phản ứng dị ứng được gây ra bởi protein miễn dịch IgE, chất này nhận biết protein đặc hiệu trong thực phẩm là "yếu tố gây dị ứng".
Dị ứng thực phẩm có thể ở mức nhẹ như ngứa trên da hoặc có thể ở mức nặng có khả năng gây tử vong.
Vì dị ứng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nên các thực phẩm mới cần phải được kiểm tra cẩn thận.
Tuy nhiên,vì các protein tạo ra từ công nghệ sinh học và có mặt trên thị trường hiện nay rất nhạy cảm với nhiệt, axit và việc tiêu hoá của enzyme trong cơ thể.
Sự hiện diện ở mức rất thấp trong thực phẩm, đồng thời cấu trúc hoá học của chúng không tương tự như các sản phẩm gây dị ứng nên rõ ràng các sản phẩm tạo ra từ công nghệ sinh học chưa cho thấy bất kỳ nguy cơ gây dị ứng nào, một số thực vật chuyển gien không tạo ra một protein mới nào, ví dụ như cà chua Flavr-Savr
Trong tự nhiên, quá trình chuyển gen giữa các sinh vật là phổ biến, thậm chí có thể xảy ra chuyển gen từ vi khuẩn vào tế bào thực vật như trường hợp vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens tạo khối u ở thực vật và hiện vi khuẩn này đang được sử dụng để đưa gen vào thực vật.
Nếu các gen kháng thuốc kháng sinh được truyền sang nhiều loại vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc của nhiều vi trùng gây bệnh. Mối nguy này cần được đánh giá kĩ trong thời gian dài.
Gien kháng kháng sinh: là một gien mã hóa cho enzyme phân hủy và làm bất họat một loại chất kháng sinh nào đó nhờ đó bảo vệ được vật chủ khỏi tác dụng tiêu diệt bởi kháng sinh đó.
Gien kháng kháng sinh được sử dụng trong việc tạo thực vật chuyển gien với mục đích là yếu tố chỉ thị chọn lọc. Ở giai đoạn đầu của quá trình tạo thực vật chuyển gien rất khó xác định xem là cây nào đã nhận được gien chuyển hay chưa,
vì thế các nhà khoa học đã chuyển vào thực vật gien mong muốn đồng thời chuyển cả gien kháng kháng sinh để đơn giản hóa khâu chọn lọc.

Những cây non đã nhận được các gien thành công sẽ không bị chết khi được nuôi trên đĩa có chứa chất kháng sinh, điều đó có nghĩa là cây này có chứa gien hữu ích cần chuyển.
Trong số các thực vật chuyển gien cho phép thương mại hóa ở Mỹ có sử dụng hai gien kháng kháng sinh, gien bla kháng ampicillin và gien NptII (kanr) kháng với kanamycin.

-Thứ ba, cần đánh giá độ an toàn của sản phẩm gen: Thực phẩm an toàn là vấn đề rất nhạy cảm cho người tiêu dùng.
Ngày nay, yêu cầu đối với thực phẩm là rất cao không những không làm hại đến sức khỏe, mà còn không ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo và không tác động xấu đến môi trường.

Việc theo dõi và đánh giá những vấn đề nêu trên khó thựuc hiện và cần thời gian dài. các nhà khoa học cho đến nay chú ý nhiều đến mối nguy cơ về độc tố và môi trường.
Vấn đề cần đề cập nhiều các tác động tiến hóa chung đối với quần xã sinh vật khi mà nồng độ các gen như cry1A tăng vọt trong một thời gian dài có dư lựong tồn đọng trong các loại thực phẩm gây độc cho cơ thể.

Chất đối kháng dinh dưỡng là những chất được thực vật tạo ra tuy không phát hiện được độc tính nhưng có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm khác bằng cách làm giảm sự tồn tại hay làm cho nó không thể tiêu hóa được bởi động vật hoặc con người.
Phytate là một chất có mặt ở các loại ngũ cốc và lạc có khả năng tạo phức với nhiều loại khoáng quan trong và làm cho chất khoáng này không thể hấp thụ được trong đường tiêu hóa của người hay động vật.
Có thể nói rằng, khi sử dụng rộng rãi các thành tựu của sinh học phân tử và công nghệ sinh học, cần hết sức quan tâm đến việc xác định các tiềm năng gây hại của các cây trồng chuyển gen đến môi trường và sức khoẻ con người.
Nếu chúng ta không thận trọng rong nghiên cứu các vấn đề chuyển nạp gen, thử nghiệm và đưa vào sản xuất những cây trồng được chuyển gen thì chúng ta và các thế hệ con cháu sẽ là người hứng chịu hậu hoạ không thể lường trước được.
Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta làm giảm tiến trình hoặc kìm hãm phát triển của công nghệ di truyền. Có điều là chúng ta phải áp dụng nó một cách thông minh và khôn khéo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Giang Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)