Cong nghe giáo dục

Chia sẻ bởi Trần Thị Lan | Ngày 21/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: cong nghe giáo dục thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI 3: CÁC KIỂU VẦN
Vở Em tập viết 1 (tập 2)
VỊ TRÍ
- Thời gian: Tuần 9 – Tuần 26
- Tiếng Việt (tập 2)
- Thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2)
II. TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
1. Tài liệu cho GV
1.1. Tài liệu tập huấn (công nghệ học môn Tiếng Việt lớp 1).
-Trình bày lí luận CGD
- Nhấn mạnh kĩ thuật thực thi cho từng loại tiết học, từng mẫu (Trong mỗi phần đều có phần phân tích sư phạm)
1.2. Tài liệu thiết kế (3 tập):
- Mẫu thiết kế tương ứng với các mẫu trong sách giáo khoa
- Phân phối chương trình
- Các tiết luyện tập
2. Bộ tài liệu SGK
Bộ tài liệu Tiếng Việt 1 CGD (3 tập)
a.Cấu trúc
- Tập 1: Tiếng và Âm
- Tập 2: Vần và Nguyên âm đôi
- Tập 3: Tự học
b. Cách sử dụng
- Dùng trên lớp trong từng tiết học
- HS có thể mang về nhà để luyện tập thêm
3. Tài liệu giảng dạy:
Bộ tài liệu tập viết
a.Cấu trúc
- Gồm 3 tập: Nội dung tương ứng với SGK
- Hướng dẫn cách nhận biết chữ in dựa trên toạ độ
- Dựa trên toạ độ của chữ in thường, in hoa để viết chữ viết thường, chữ viết hoa.
b. Cách sử dụng
- Dùng luyện tập thêm về kĩ năng viết.
- GV chủ động về thời gian và căn cứ vào tình hình của lớp mình để triển khai vở Tập viết.
- Quy trình viết cụ thể của từng phần đã được hướng dẫn cụ thể trong thiết kế.

III. Mục tiêu
Nắm được 4 kiểu vần Tiếng Việt.
Học sinh có kĩ năng phân tích tiếng, lập mô hình theo từng kiểu vần và lập mô hình phân tích tiếng đầy đủ.

IV. NỘI DUNG
Thảo luận nhóm :
Nghiên cứu Tiếng Việt 1 (tập 2);Thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) và trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt – CGD lớp 1 có mấy kiểu vần? Nêu các mẫu vần và vẽ mô hình theo tiến trình học.
(Thời gian làm việc: 15 phút)
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Chương trình CGD Tiếng Việt 1 tập 2 có 4
kiểu vần, được chia thành 5 mẫu :
Mẫu ba.Vần chỉ có âm chính: 14 vần
Mẫu oa. Vần có âm đệm và âm chính: 5 vần
Mẫu an. Vần có âm chính và âm cuối: 150 vần
Mẫu oan.Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối: 150 vần
Mẫu iê: Dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học
( Mỗi mẫu là một cấu trúc ngữ âm)

MÔ HÌNH CÁC KIỂU VẦN
Kiểu vần 1: Vần có âm chính (a/ ba)
Kiểu vần 2: Vần có âm đệm,
âm chính (oa/ loa )
Kiểu vần 3: Vần có âm chính, âm cuối (an/ lan)
Kiểu vần 4: Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối (oan/ loan)
V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
Làm việc cá nhân:
Nghiên cứu Thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) và nêu quy trình 4 việc dạy các kiểu vần ?
1. Quy trình giảng dạy các kiểu vần
Việc 1: Học vần mới
1a. Giới thiệu tiếng mới, phát âm/Nhắc lại vần vừa học, thay một thành phần.
1b. Phân tích tiếng/vần
1c. Vẽ mô hình.
1d. Tìm tiếng có vần mới.
(Việc 1- thao tác trên vật thật (tiếng nói có âm thanh- tiếng- vần - âm) để nắm được bản chất âm ở mỗi trình độ cấu trúc ngữ âm (tiếng nguyên khối, tiếng có 2 phần, âm vị, vần)
V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
Việc 2: Viết
2a. Viết bảng con.
2b. Viết vở Em tập viết.
Việc 2 làm theo quy ước, cốt là định hình hóa
sản phẩm của việc 1, khoác vào đối tượng một hình thái vững chắc, gọi là viết . Viết chữ ghi âm và đưa vào mô hình.
Mẫu 1: ba
Mẫu 2: oa
Mẫu 3: an
Mẫu 4: oan
Mẫu 5: iê


Việc 3: Đọc.
3a. Đọc chữ trên bảng lớp.
3b. Đọc sách Tiếng Việt-CGD lớp 1.
Việc 3- Từ chữ phát ra âm gọi là đọc (Kiểm tra lại việc 2, xem lại xem chữ có ghi đúng âm không?)
Việc 4: Viết chính tả
4a. Viết các tiếng khó vào bảng con.
4b. Viết vào vở chính tả.
4c. Thu vở, chấm chữa, nhận xét để H rút kinh nghiệm.
(Việc 4: Tổng kiểm tra, củng cố 3 việc trên. Viết chính tả là làm việc với trí óc, làm bằng thao tác trí óc. Tiếp nhận vần/ tiếng; Phân tích vần/ tiếng trong đầu- Đọc lại báo cho đầu óc biết đã ghi đúng vần/ tiếng hay chưa?)
KIỂU 1: VẦN CHỈ CÓ ÂM CHÍNH
Nghiên cứu Thiết kế Tiếng Việt 1, tập 2 (trang 13), SGK trang 3, tập 2 và xem đĩa minh họa
BÀI MẪU 3A
VẦN CÓ ÂM CHÍNH
Định hướng :
Trong khi xem đĩa Thầy (cô) ghi chép tóm tắt quy trình tiết dạy và những điều cần lưu ý khi tiến hành từng việc.

Một số vần đề cần lưu ý về
khi dạy kiểu vần:
Mẫu 1: mẫu ba. Vần có âm chính
Mẫu 1 đặc trưng cho Bài 2, nay dùng lại nhằm tận dụng những sản phẩm đã có, thông qua việc:
* Dùng lại Mẫu 1- Bài 2
* Phân loại các âm vị bằng các phát âm
* Phân loại nguyên âm, phụ âm
Sau đó thực hiện đúng quy trình 4 việc của bài học.



Mẫu 1: ba. Vần chỉ có âm chính
(tiếp theo)

Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
T yêu cầu học sinh nhắc lại các nguyên âm, phụ âm đã được học. Sau đó cho H phát âm tiếng ba, phân tích tiếng ba, vẽ mô hình tiếng ba và giới thiệu: Đây là kiểu vần có âm chính
Hướng dẫn H tìm tiếng mới bằng các việc sau:
+ Thay các nguyên âm vào phần vần (vị trí của nguyên âm /a/ để tạo ra các tiếng mới (be, bê, bi, bo, bô, bơ, bu , bư…)
+ Thêm dấu thanh để tạo ra tiếng mới (bá, bé, bì, bố….)
Mẫu 1: ba. Vần chỉ có âm chính
(Tiếp theo)
+ Thay âm đầu vào tiếng /ba/ để tạo ra tiếng mới. Ví dụ: chia các phụ âm thành 3 đoạn, giao cho 3 tổ trong lớp:
Tổ 1: c, ch, d, đ, g, h, gi
Tổ 2: kh, l, m, n, ng, nh, p, ph
Tổ 3: r, s, t, th, tr, v, x
(Các tiết học, T cho các tổ đổi đoạn chữ cho nhau để tạo cơ hội cho H học thuộc bảng chữ cái)
+ Thêm dấu thanh để tạo ra tiếng mới
Mẫu 1: ba. Vần chỉ có âm chính
(Tiếp theo)
Việc 2: Viết
1. Viết bảng con;
- Viết chữ ghi tiếng ba
-H tìm tiếng mà phần vần chỉ có âm chính viết bảng con
2. Viết vở “ Em tập viết – CGD lớp 1”, tập 2
Lưu ý: Mỗi trang vở “Em tập viết – CGD lớp 1”, tập 2 gồm 2 phần chính:
- Phần viết bắt buộc (thực hiện trên lớp, trong giờ học)
- Phần luyện tập (thực hiện ở nhà hoặc buổi thứ 2)
* Phần viết phân hóa giúp T phân hóa các đối tượng H trong lớp. H khá viết hoàn thành cả phần này trên lớp.
Mẫu 1: ba. Vần chỉ có âm chính
(Tiếp theo)

Lưu ý luật chính tả e, ê, i

Âm /cờ/ đứng trước âm /e/ ,/ê/, /i/ phải viết bằng con chữ k (gọi là /ca/).

Âm /gờ/ đứng trước âm /e/ ,/ê/, /i/ phải viết bằng con chữ gh (gọi là /gờ kép/).

- Âm /ngờ/ đứng trước âm /e/ ,/ê/, /i/ phải viết bằng con chữ ngh (gọi là /ngờ kép/).

KIỂU 2: VẦN CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH
Nghiên cứu Thiết kế Tiếng Viết 1, tập 2 (trang 20), SGK trang 7, tập 2 và xem đĩa minh họa
BÀI MẪU 3B
VẦN CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH


Định hướng :
Trong khi xem đĩa Thầy (cô) ghi chép tóm tắt quy trình tiết dạy và những điều cần lưu ý khi tiến hành từng việc.

Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính.
Có hai công đoạn: Lập mẫu/ dùng mẫu
Công đoạn 1: Lập mẫu
Việc 1: Lập mẫu oa
1.Phân loại các nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi
Nhận biết nguyên âm tròn môi
Nhận biết nguyên âm không tròn môi
- Phân loại các nguyên âm tròn môi (o, ô, u) và nguyên âm không tròn môi (a,e,ê,i,ơ, ư)
Một số vần đề cần lưu ý về
khi dạy kiểu vần:
Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính.
2.Hướng dẫn cách làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi (thêm âm đệm tròn môi vào phía trước các nguyên âm không tròn môi bằng việc phát âm). Lưu ý ư không thể làm tròn môi)
3. Lập mẫu : oa
- Giới thiệu tiếng /loa/
- Phân tích tiếng /loa/
- Đưa tiếng /loa/ vào mô hình
(H đọc T-N-N-T: vần có âm đệm và âm chính)
4. Tìm tiếng mới:
Tìm tiếng có vần oa (thay âm đầu của tiếng /loa/
Thêm thanh vào tiếng/loa/:loa,lòa,lóa,lỏa, lõa, lọa
Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính
Việc 2: Viết
1. Viết bảng con;
Viết chữ vần oa, chữ ghi tiếng hoa, từ họa mi
( lưu ý luật chính tả ghi dấu thanh ở âm chính)
2. Viết vở “ Em tập viết – CGD lớp 1”, tập 2
Việc 3, việc 4 (Theo sách Thiết kế)
(Lưu ý làm thật kĩ 4 việc để lập Mẫu oa, giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ âm mẫu vần có âm đệm. Âm đệm có nhiệm vụ làm tròn môi âm chính, để tạo ra vần mới: vần có âm đệm và âm chính)
Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính
Công đoạn 2: Dùng mẫu
Cách làm với một vần oa có thể dùng cho 4 vần còn lại:
Phát âm: a- e: miệng há rộng
Phát âm: ê- i- ơ: miệng hẹp lại hơn
Do đó: a oa (âm đệm o)
e oe (âm đệm o)
ê uê (âm đệm u)
i  uy (âm đệm u)
ơ uơ (âm đệm u)
Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính
Thực hiện với các vần oe, uê, uy, uơ bằng cách làm tròn môi âm chính /e/, /ê/, /y/, /ơ/ với quy trình 4 việc theo Mẫu oa (mỗi vần dạy trong 2 tiết)
Lưu ý:
Với vần uê,uy,uơ (âm chính là /ê/, /i/, /ơ/ thì âm đệm ghi bằng chữ u)
Với vần uy: Âm /i/ làm tròn môi thành /uy/, /i/ là âm chính thì khi có âm đệm đứng trước buộc phải ghi bằng chữ y.
Mẫu 2: oa.
Vần có âm đệm và âm chính
Với Mẫu oa, cần chú ý tới luật chính tả;
Đặt dấu thanh ở âm chính.
Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (gọi là ‘cu’) và âm đệm viết bằng chữ u.
H nắm thêm được âm/cờ/ có ba cách viết: c,k,q. Chú ý: chỉ có một âm vị /c/ nhưng ghi bằng ba chữ c/k/q, nên khi phân tích tiếng thì dù viết c/q/k cũng chỉ có một âm, đều đọc /cờ/
Âm đệm có 2 cách viết: o,u
- Âm /i/ làm tròn môi thành /uy/, /i/ là âm chính khi có âm đệm đứng trước ghi bằng chữ y.

THẢO LUẬN

1. Nêu sản phẩm của tiết học về các kiểu vần.
a.Học kiểu vần 1 (tách ra thành bài 2): vần có âm chính, H nắm được điều gì?
b. Học kiểu vần 2: vần có âm đệm và âm chính, H nắm được điều gì?

2.Nêu mối liên hệ giữa các kiểu vần? Tác
dụng của mối liên hệ trong việc lập mẫu?

3. Vẽ mô hình các tiếng: của, quả, quýt, quốc, cuốc

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Câu 1: Sản phẩm của tiết học về các kiểu vần.
a. Học kiểu vần chỉ có âm chính, (tách ra thành bài 2), H có 2 sản phẩm cơ bản:
Tất cả các phụ âm và nguyên âm (trừ ă,â và nguyên âm đôi)
Các chữ ghi âm theo thứ tự bảng chữ cái a,b,c…
THÔNG TIN PHẢN HỒI
b. Học kiểu vần có âm đệm và âm chính, H nắm được:
Nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi: H tự phân loại qua quan sát T phát âm.
Nguyên âm tròn môi: o,ô,u.
Nguyên âm không tròn môi: a, e, ê, i, ơ, ư.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Cách tạo ra kiểu vần có âm đệm và âm chính: kỹ thuật làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi.
/a/--/oa/, /e/--/oe/, /ê/--/uê/, /i/--/uy/, /ơ/--/uơ/
* Luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm và luật chính tả ghi âm chính /i/ bằng y.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Mối liên hệ giữa 2 kiểu vần đã học
Mẫu 1- ba
*Dùng lại Mẫu 1- Bài 2 nhưng không ôn tập lại việc đã làm, mà phải cụ thể hơn, bằng cách phân loại nguyên âm:
- Nguyên âm tròn môi: o,ô,u.
- Nguyên âm không tròn môi: a, e, ê, i, ơ, ư
* Chuẩn bị vật liệu cho Mẫu 2: Làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi
Mẫu 2- oa
* Lập mẫu: oa
*Dùng mẫu: Thay vật liệu của mẫu, sẽ được vần mới (oe, uê, uy, ươ).


Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy
mẫu 3A, 3B
1.Nắm chắc quy trình tiết dạy vần. Dạy đúng theo các việc làm và thao tác đã được thiết kế.
2. Nắm chắc về mối liên hệ giữa các kiểu vần để hình thành cách học vững chắc cho học sinh.
3. Dạy chắc chắn các luật chính tả xuất hiện khi có tình huống và chú trọng việc củng cố luật chính tả khi đọc viết.
4. Nắm chắc cách đánh vần:
Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy
mẫu 3A, 3B
Nắm chắc cách đánh vần kết hợp phân tích theo cơ chế hai bước (Tiếng thanh ngang và tiếng có thanh) và hướng dẫn kỹ cho học sinh 2 cách đánh vần này để học sinh không nhầm lẫn sang các đánh vần của chương trình hiện hành.
+ Cách đánh vần tiếng có thanh ngang: ba->bờ-a-ba
+ Cách đánh vần tiếng có thanh: bà->ba -huyền- bà
Nếu học sinh yếu không đánh vần được, hoặc đánh vần chậm (đặc biệt ở những tiếng có thanh) giáo viên dạy chậm lại, cho học sinh phân tích cùng T bằng cách: GV che dấu thanh đi để học sinh đánh vần và phân tích tiếng có thanh ngang trước, sau đó thêm thanh và đánh vần tiếng có thanh.
Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy
mẫu 3A, 3B
*Đối với bài lập mẫu: GV cần phải nghiên cứu kỹ 6 mẫu bài dạy (Tính cả mẫu O) và dạy thật kỹ các tiết lập mẫu này. Đặc biệt chú ý bài lập mẫu Ba => Bài lập mẫu ba rất quan trọng trong việc lập và dùng mẫu. Vì các tiết xuyên suốt trong chương trình CGD, nếu GV dạy HS chưa nắm chắc mẫu thì phải dạy lại mẫu này lần 2, lần 3... Giúp HS nắm chắc mẫu.
Cần hướng dẫn hs vẽ mô hình theo đúng quy trình(cả GV và HS phải vẽ bằng tay, không dùng thước để kẻ.) Cho học sinh vẽ mô hình hết chiều rộng của bảng con.
* Dạy đến đâu chắc đến đó.
* Khi dạy: giao nhiệm vụ 1 lần. Nên dùng ký hiệu hoặc lệnh rõ ràng, dứt khoát, tránh nói nhiều (Không dùng vừa lệnh, vừa ký hiệu). Kỹ năng đặt câu hỏi và yêu cầu cần ngắn, gọn, dễ hiểu.

XEM ĐĨA MINH HỌA

BÀI MẪU 3C
VẦN CÓ ÂM CHÍNH VÀ ÂM CUỐI

TIẾT 5; 6
SÁCH TK T2 TRANG 45
SÁCH TVT2 TRANG 19
Định hướng :
Trong khi xem đĩa Thầy (cô) ghi chép tóm tắt quy trình tiết dạy và những điều cần lưu ý khi tiến hành từng việc.
Mẫu 3: an.
Vần có âm chính và âm cuối
Âm cuối có ở 150 vần
Chỉ cần một Mẫu an và dùng thêm mẫu vần at, là đủ để dạy H nắm tất cả các vần có âm cuối.
Có hai công đoạn: Lập mẫu/ dùng mẫu
Mẫu 3: an.
Vần có âm chính và âm cuối
1.Công đoạn 1: Lập mẫu
Việc 1. Lập mẫu vần: /an/
Giới thiệu tiếng /lan/
Phân tích tiếng (Giới thiệu âm/n/ là âm cuối; giới thiệu kiểu vần có âm chính và âm cuối.
Vẽ mô hình
Tìm tiếng có vần /an/
+ Thay âm đầu để được tiếng mới: ban, can, chan, đan, man…
+ Thêm thanh vào tiếng thanh ngang để được tiếng mới. (lưu ý vần an có thể kết hợp với 6 thanh)
Mẫu 3: an.
Vần có âm chính và âm cuối (tiếp theo)
Việc 2, việc 3, việc 4
(thực hiện tương tự như các tiết khác)
2. Công đoạn 2: Dùng mẫu
Dùng mẫu làm theo Quy trình 4 việc dựa
vào Mẫu an học vần at, rồi học cặp vần mới ăn/ăt, với âm chính /ă/, /â/ lần đầu tiên gặp.
Dùng mẫu an để học các vần mới, ta chỉ thay một thành phần: giữ lại âm chính thì thay âm cuối, giữ lại âm cuối thì thay âm chính.
Mẫu 3: an
Vần có âm chính và âm cuối (tiếp theo)
Nguyên âm/ă/,/â/ bao giờ cũng có âm cuối đi kèm, tức là phải ở trong vần có âm cuối, không thể đứng riêng một mình như âm/a/.
Âm chính /ă/ bao giờ cũng phải có âm cuối : n/t; m/p đi kèm.
Các âm cuối thường đi theo cặp: n/t; m/p; ng/c; nh/ch; o/u; i/y. Vần có âm cuối n,m, ng, nh,o,u,i, y thường kết hợp với 6 thanh; vần có âm cuối t, p, c, ch chỉ kết hợp được với 2 thanh ( thanh sắc, thanh nặng).
Lưu ý luật chính tả đặt dấu thanh ở âm chính (trong tất cả các tiết học).
XEM ĐĨA MINH HỌA

BÀI MẪU 3D

VẦN CÓ ÂM CHÍNH, ÂM ĐỆM VÀ
ÂM CUỐI


Định hướng :
Trong khi xem đĩa Thầy (cô) ghi chép tóm tắt quy trình tiết dạy và những điều cần lưu ý khi tiến hành từng việc.


Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
Mẫu 4 không đem lại cái mới, nhưng tổng hợp được những tri thức ( các Mẫu) đã học, nhờ vậy có được cấu trúc ngữ âm “chính thống, chính thức”, cho tất cả các Tiếng tiếng Việt. Thực hiện thiết kế được Mẫu 4 nhằm xác xập mối liên hệ giữa các Mẫu, lấy Mẫu 1 làm căn cứ . Sản phẩm của Mẫu 4 là cấu trúc ngữ âm của tiếng, của bất cứ tiếng nào từ tiếng có một thành phần (âm chính) đến tiếng có đủ 4 thành phần.
Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
1.Xét mối liên hệ giữa các mẫu, bằng các thao tác;
*Thao tác 1: Nêu lên các mẫu vần đã học
Mẫu 1/ Mẫu 2/ Mẫu 3
*Thao tác 2: Xét mối liên hệ giữa các mẫu
Mẫu 1/ Mẫu 2; a oa
Mẫu 1/ Mẫu 3: a an
Thao tác 3:
+Làm tròn môi vần an
an oan
+ Thêm âm cuối cho vần oa:
oa oan

Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
Thao tác 4: Xét mối liên hệ giữa các vần
2.Phân giải tiếng:
Thao tác 1: Phân tích tiếng/ loan/ (củng cố phương pháp tách đôi)
Tiếng : loan l/oan
Vần: oan o/an an a/n
oan oa/n oa o/a
Thao tác 2: Đánh vần tiếng /loan/
- Nếu H nhớ vần oan nguyên khối thì đánh vần: l/loan l/loan
- Nếu H không nhớ, không thể đọc trơn mà phải đánh vần oan, thì:
oa/n oan o/an oan


Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
3. Vẽ mô hình tiếng/loan/,
H đưa mô hình tiếng /toanvào mô hình
H chỉ vào mô hình và gọi tên các vị trí âm của tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
H đọc trơn, đọc phân tích mô hình
4. Tìm tiếng có vần /oan/
H làm theo 2 cách quen thuộc:
+ Thay âm đầu
+ Thay thanh
( Vần /oat/ tương tự vần /oan/)
Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
Việc 2, việc 3, việc 4
(thực hiện tương tự như các tiết khác)
2. Công đoạn 2: Dùng mẫu
Dùng mẫu làm theo Quy trình 4 việc dựa
vào Mẫu oan/ oat.
Dùng mẫu Mẫu oan/ oat để học các vần mới.
Cách tạo ra vần mới: dựa trên mối quan hệ giữa các kiểu vần (cách “làm tròn môi” hoặc cách “thêm một thành phần”)
+ Làm tròn môi vần an/at: an  o/an; ato/at
+ Thêm âm cuối cho vầ oa: oa  oa/n; oa/t


Mẫu 4: oan.
Vần có đủ âm chính, âm đệm, âm cuối
Lưu ý về luật chính tả khi dạy vần kiểu vần Mẫu: oan
Chú ý luật chính tả về dấu thanh: Đặt dấu thanh ở âm chính ( trong tất cả các tiết học).
Luật chính tả âm/c/ đứng trước vần /oai/: ghi bằng con chữ q; âm đệm ghi bằng con chữ u: quai ( tuần 16- tiết 9,10)
- Với những tiếng phiên âm nước ngoài: nghe thế nào, viết thế ấy, giữa mỗi tiếng có dấu gạch nối (tuần 17- tiết 1,2).

V. THẢO LUẬN
Câu 1: Sản phẩm của tiết học về các kiểu vần.
Học kiểu vần 3 (vần có âm chính và âm cuối), H nắm được điều gì?
Học kiểu vần 4 (vần có âm chính, âm đệm và âm cuối), H nắm được điều gì?
2. Nêu mối liên hệ giữa các loại vần? Tác dụng của mối liên hệ trong việc lập mẫu.
a. Học kiểu vần có âm chính và âm cuối, H nắm được:
*Các âm chính là các nguyên âm: a,ă,â
e,ê,i
o,ô,ơ
u,ư
* Các cặp âm cuối là phụ âm: n/t, m/p, ng/c, nh/ch; các âm cuối là nguyên âm: i/y và o/u
* Cách tạo ra vần mới: phương pháp phân tích. Sau khi đã lập mẫu thì dùng thao tác thay âm chính hoặc âm cuối.
b. Học kiểu vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối H nắm được:
*Cách tạo ra vần mới: dựa trên mối quan hệ giữa các kiểu vần (cách “làm tròn môi” hoặc cách “thêm một thành phần”)
/a/--->/oa/ /an/--->/oan/
/a/--->/an/ /oa/--->/oan/
* Củng cố luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
2.Mối liên hệ giữa các kiểu vần được ghi lại theo sơ đồ:
Nắm chắc mối liên hệ giữa các kiểu vần, chúng ta nắm chắc CÁCH tạo ra các vần

Một số vấn đề cần lưu ý
khi dạy mẫu 3:

- Tuần 20, học sinh học chữ nhỏ và viết hoa.
Kĩ thuật dạy học ( tiếp)
- Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp, học sinh còn khó khăn về đọc.
Tăng cường việc rèn nền nếp lớp học như: thực hiện theo các các ký hiệu, lệnh của giáo viên; cách xóa bảng con; cách cầm bút viết; cầm sách đọc; cất các đồ dùng; trình bày vở viết. hướng học sinh tự học, hoạt động theo nhóm, tổ.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)