Công Nghệ Chế Biến Mì Ăn Liền

Chia sẻ bởi Đinh Đằng Phi | Ngày 24/10/2018 | 95

Chia sẻ tài liệu: Công Nghệ Chế Biến Mì Ăn Liền thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SINGLE BO
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN
1.LỊCH SỬ MÌ ĂN LIỀN
Ông đã thành lập nên công ty Nissin trước khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm mì ăn liền đầu tiên có tên gọi "Chicken Ramen" vào năm 1958.
Ý tưởng sản xuất mì ăn liền đến với ông rất tình cờ sau khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng không lâu sau thế chiến thứ II.
Vào năm 1971, Công ty Nissin đã đưa ra thị trường loại mỳ ăn liền tô – là loại mì ăn liền để sẵn trong các bát hoặc cốc xốp cách nhiệt và chống thấm nước để có thể đổ nước vào ăn ngay (rất phổ biến ở VN hiện nay) - nhằm vượt lên trong cạnh tranh với các đối thủ
1918-2008
MÌ TÔM LÀ GÌ?
Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn 3–5 phút sau dội nước sôi lên. Nó được gọi mì gói hay mì cốc, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên
NGUYEN LIỆU SẢN XUẤT MÌ
  Nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền là bột mì (82 – 84%), ngoài ra còn phối trộn thêm tinh bột khác để giảm giá thành sản phẩm và tăng độ dai cho sợi mì. Nguyên liệu được cân định lượng theo công thức của từng loại mì, sau đó đưa vào máy đánh trộn.
Tại sao lại chọn bột mì?
Trong thiên nhiên, tinh bột có rất nhiều và tồn tại dưới dạng hydrat carbon hữu cơ tự nhiên. Nó có trong rễ, nhánh và hạt của cây xanh. Là một loại thức ăn nuôi dưỡng, tinh bột cung cấp năng lượng cho cây xanh trong lúc chúng ngủ yên hoặc nảy mầm. Tinh bột cũng là một nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với động vật và con người. Chính vì thế, nó có vai trò quyết định trong đời sống chúng ta. Các thống kê ngày nay cho thấy tinh bột có hơn bốn ngàn ứng dụng.Các loại tinh bột chính có mặt trên thị trường hiện nay gồm có: tinh bột khoai mì, tinh bột khoai tây, bột bắp và bột mì. So sánh những loại tinh bột này, ta thấy rằng thành phần và tính chất của tinh bột khoai mì gần với tinh bột khoai tây hơn và tốt hơn bột bắp và bột mì. Tuy nhiên, về mặt giá thành, tinh bột khoai tây cao hơn nhiều so với tinh bột khoai mì. Với các ưu thế hấp dẫn về mặt tính chất và giá thành, nhu cầu dùng tinh bột khoai mì dường như đang tăng lên ở mọi nơi trên thế giới
Dây chuyền chế biến mì tôm
Công nghệ tại gia dình
Theo quy mô công nhiệp
Sơ đồ chung cho các giai đoan
Nhào trộn
Cán
Cắt sợi
Hấp
Làm nguội
Căt
Phân đoạn
Nhúg lèo
Làm ráo
Vào khuôn
Chiên
Làm nguội
Đóng gói
Bảo quản
NHIÊN
LIỆU
Quy trình công nghệ chi tiết
1.   Chuẩn bị nguyên liệu
      Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng.
Các chất phụ gia như đường, muối, bột ngọt, bột súp, chất màu, chất tạo dai … đều được cân định lượng theo đúng thực đơn trước khi đổ vào bồn chuẩn bị nước trộn bột.

      Nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền là bột mì (82 – 84%), ngoài ra còn phối trộn thêm tinh bột để giảm giá thành sản phẩm và tăng độ dai cho sợi mì. . Các chất phụ gia được pha vào nước trộn bột gồm:
-   Muối 2 – 4% so với lượng bột.
-   CMC
0,5 – 1 kg/1tấn bột
-   Nước tro 16o Be
-   Bột màu thực phẩm
-   Na2CO3, K2CO3 …
-   Các gia vị: đường, bột ngọt, bột súp …
Thùng chứa nước muối
2.   Trộn bột:

Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Yếu tố chủ yếu hình thành nên khới bột nhào là do protein hút nước trương nở tạo thành gluten, mà cấu trúc gluten như một cái khung gồm nhiều màng kết lại trong khối bột; các màng đó kết dính các hạt bột đã bị trương nở. Để tăng độ kết dính của tinh bột với màng gluten, làm cho bột nhào dai và đàn hồi cần phải nhào lâu và mạnh
a.   Mục đích của trộn bột:-   

-       Trộn bột mì với nước thành một khối bột dẻo.
-   Hòa tan các chất phụ gia như đường, muối… đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào trở thành một khối đồng nhất.

b. Yêu cầu của khối bột sau khi trộn:
-    Độ ẩm 30 – 33%
-   Đạt độ đồng đều cao, không vón cục lớn, ở trạng thái bời rời khi nắm nhẹ bột trong tay, mở tay ra bột không rời rạc, dính tay, bột mềm dẻo
Máy trộn bột
Máy trộn bột (nhìn từ trực diện)
Máy dịnh lượng tra nguyên liệu
Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối trộn xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột
-Thiết bị tự động định lượng tra nguyên liệu, tự động bổ sung nguyên liệu, có hai loại điều khiển băng điện từ và khí nén
3.   Quá trình cán-cắt sợi
a.   Mục đích của quá trình cán:

-   Nhằm chuyển bột nhào từ trạng thái bời rời thành tấm bột có độ dày đều đặn.
-   Làm đồng nhất khối bột và tăng độ đàn hồi cho khối bột nhào và giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào
-   Khi đi qua các lô cán bột lá bột sẽ được nén chặt thành lá để dễ tạo hình. Đồng thời có tqác dụng dẫn lá bột đến thiết bị kéo sợi.

b.   Yêu cấu của lá bột sau khi cán:

-   Sau khi ra khỏi trục cán bột cần có bề mặt tương đối mịn, độ dày đồng đều.
-   Lá bột mỏng, mềm, xốp, không rách, không bị lốm đốm (do có lẫn bột khô vào)
-   Không có lỗ xốp, bề mặt láng đều, tráng ngà.
-   Kích thước của lá bột mỏng dần khi qua các trục cán, lá bột qua trục cán tinh dày khoảng 0,8 – 1,2 mm.


Quá trình cán được chia làm 2 giai đoạn:
-   Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300mm. Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh.
-   Cán tinh: hệ thống cán tiknh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữa các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy lá bột qua lá bột sẽ được dàn mỏng dần
Máy cán phức hợp tra nguyên liệu
Máy cán
4.   Cắt sợi – Đùn bông
a.   Mục đích của quá trình:

-   Tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì ăn liền.
-   Tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.

b.   Yêu cầu:

-   Sợi mì láng, không bị răng cưa.
-   Sợi mì rời, tạo thành gợn sóng với khoảng cách gần đều nhau.
-   Bề mặt sợi mì láng, mịn
-   Sợi mì có đường kính d= 0,8 – 1mm
Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, vào khe hở giữa 2 trục dao cắt và được cắt thành sợi. Các sợi mì được tạo thành được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận lược tỳ sát vào bề mặt trục dao,. Do tốc độ mì đi ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ, làm cho sợi mì bị đùn lại, tạo thành các dợn sóng, gọi là tạo bông cho sợi mì.
Máy cắt và đùn sợi
máy cắt sợi và đùn bông
5.Hấp và làm nguội
Hệ thống khống chế hơi nước,áp suất(0,7-1kg/cm2),nhiẹt độ phân đoạn khiến lớp mì được chính đều(100-120oC), tăng độ dai và độ bóng bề mặt, sợi mì chín đều 80%-90%,vì thế mà tránh được hiện tượng sợi mì dính lưới và dính dao trong công đoạn cắt đứt và phân hàng, bảo đảm độ ngay ngắn đều đặn và trọng lượng chính xác khi cắt,, hình dạng miếng mì càng vuông vắn mỹ quan.
Giai đoan hấp
6.Cắt và phân đoạn
Mục đích:
đảm bảo đúng khối luơng
Chiều dài sợi mì đúng quy định
Yêu cầu:
Tùy theo mục đích mà sợi mì có kích thước 20-25cm
Chiều dài và trọng luợng mì sau khi cắt phải đảm bảo đồng đều và đúng quy định
Mì sau khi thồi nguội theo băng chuyền đến dao định hướng .Dao chuyển động tròn tạo theo hứong vuông góc vơí băng tải và cắt mì thành các đoạn bằng nhau ,có thể điều chỉnh tốc độ của dao cắt theo từng loại mì 35-40vòng/phút để có các đoạn mì có kích thứớc 20-25cm
Hệ thống cắt và phân hàng
Cách tiến hành:
Mì sau khi lọt vào khuôn ,tại vị trí này ngừoi công nhân dùng tay điều chỉnh cho vắt mì nằm lọt vào khuôn để chuần bị vào công đoạn chiên
Cách tiến hành
băng tải làm mát và thay khuôn
7.Giai đoạn nhúng nuớc lèo-làm ráo
A)mục đích:
-Tạo hương vị đăc trưng cho sản phẩm
-tạo cho sợi mì có chất luợng cao hơn
B)Yêu cầu:
-nước lèo phải ngấm đều trong vắt mì
-sau khi qua nước lèo,sợi mì phải mềm ,không bị biền dạng
C)cách tiến hành :
-sau khi hấp và thổi nguội mì có xu huớng háo nứoc,lợi dụng điều này người ta đưa sợi mì qua các chất phụ gia trong thời gian 15-20 giây để tăng vị ngọt và mặn cho thích hợp



8.Giai đoạn tạo khuôn cho vắt mì
A)Mục đích:
Tạo hình dáng và kích thứoc nhất định cho vắt mì
B)Yêu cầu:
-vắt mì vuôn vắn và đều đặn
-sợi mì bong lên làm dầu dễ len vào khi đưa vào chiên
9. Chiên
a. Mục đích- Nhằm thuận lợi cho quá trình bảo quản mì (do quá trình chiên đã tiêu diệt phần lớn vi sinh vật, loại bớt nước)
- Thay thế một phần nước bằng một lượng chất béo thích hợp nhắm làm tăng giá trị dinh dưỡng tạo màu, mùi thơm, vị đặc trưng cho vắt mì.
b. Yêu cầu của vắt mì.- Vắt mì sau khi chiên có độ ẩm <4,5%
- Màu vàng đều, không có đốm trắng quá 2 cm, mì không cháy khét, gãy nát, không có mùi vị lạ.
- Hàm lượng chất béo tăng, có mùi vị đặc trưng của mì ăn liền.


c. Cách tiến hành
Băng tải khuôn mì vừa đi vào chảo chiên liền được băng tải nắp khuôn tương tự đậy lại để cố định vắt mì trong quá trình chiên. Vắt mì đi qua dầu chiên có nhiệt độ từ 150-179 độ C trong thời gian 125-130 giây. Dùng dầu shorterning để chiên (vì nhiệt độ sôi cao hơn dầu -> rút ngắn thời gian, sau khi chiên tạo sự khô ráo cho mì


Máy chiên dầu
10. Làm nguội.
a. Mục đích:
Sau khi chiên, mì theo băng tải vận chuyển theo hướng lên cao để thu hồi lượng dầu hư trong mì và tiếp tục đưa vào hệ thống thổi nguội để hạ nhiệt độ của vắt mì đến nhiệt độ môi trường. Ngoài ra giai đoạn thổi nguội này còn có tác dụng làm khô dầu trên vắt mì, kéo dài thời gian bảo quản.
b. Yêu cầu- Đảm bảo nhiệt độ của vắt mì ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ môi trường
- Bề mặt vắt mì khô, ráo


c. Cách thực hiện- Mì sau khi chiên được băng tải chuyển qua khu vực làm nguội, ở đây dùng các quạt có công suất cao để quạt. Mì đi trên băng truyền qua các quạt thổi và làm nguội
Quạt làm khô mì
11. Phân loại kiểm tra trước khi đóng gói
    Trước khi bao gói, sản phẩm cần phải được kiểm tra và phân loại, loại bỏ những vắt mì không đạt tiêu chuẩn (bể vụn, cháy khét, vàng không đều, không đúng trọng lượng…). Đưa vắt mì đạt chuyển qua đóng gói.


Các loại băng tải
.Băng tải phân mì
Băng tải kiểm tra
12. . Phân loại bao gói
a. Mục đích của bao gói:

     - Mục đích bảo quản:
         + Tránh vắt mì hút ẩm từ không khí.
         + Hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật.
     -   Hoàn thiện sản phẩm: tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm
     -   Thuận tiện cho vận chuyển


-Có hai loại bao bì thường sử dụng: giấy kiếng và giấy kraft
        + Giấy kiếng: thời gian bảo quản 6 tháng
        + Giấy kraft: thời gian bảo quản 3 tháng

Sau khi đóng gói mì được xếp vào thùng, thường có 3 loại thùng 30, 50, 100 gói/ thùng.


Máy đóng gói
SẢN PHẨM GIA VỊ CHO GÓI MÌ
     - Gói bột nêm: được phối trộn thích hợp cho từng loại mì, gồm các nguyên liệu chủ yếu sau: bột ngọt, muối, tiêu, hành, ngò,tỏi, ớt, củ cải,… được trộn đều dưới dạng bột khô, sau đó định lượng và đóng thành từng gói nhỏ khoảng 3g
     - Gói dầu sa tế: nếu nấu bằng dầu tinh luyện (dầu,mè) với các gia vị khác nhau như: bột ớt, ngũ vị hương, tỏi khô, sau đó lược lấy phần dầu , định lượng và đóng gói thành từng gói nhỏ khoảng 2g.


CÁC CHỈ TIÊU CỦA SẢN PHẨM
    1.   Chỉ tiêu cảm quan
    a.   Trạng thái:-   Vắt mì trước khi nấu: nguyên vẹn, đều đặn, sợi mì bong đều, không có khuyết tật đáng kể.
     -    Mì sau khi nấu: cho nước sôi vào, sau 4 phút sợi mì dai đặc trưng, sau 8 phút sợi mì trương nở không đáng kể.

     b.   Trạng thái:
Màu vàng đặc trưng cả hai mặt, cho phép một mặt hơi đậm

     c.   Mùi vị:
     -   Vắt mì khô: mùi thơm đặc trưng không có mùi hôi, ôi, khét hay lạ mùi
     -   Nước mì: mùi thơm, béo đặc trưng của mì và gia vị có vị ngọt, không có vị lạ.

     2.   Các chỉ tiêu về hóa lý:
-   Hàm lượng Protein, tính theo % chất khô, không nhỏ hơn 10%
-   Độ ẩm ≤ 5%
-   Hàm lượng chất béo: 15÷20% (tính theo % chất khô)
-   Hàm lượng nitơ tổng số của gói gia vị: ≤ 2%
-   Hàm lượng NaCl trong vắt mì: ≤4%
-   Hàm lượng tro không tan trong HCl: ≤ 0,1%
-   Độ acid, số mg KOH dùng chuẩn 1g mẫu thử: ≤2%
-   Chỉ số peroxit, số mg Na2S2O3 0,002N dùng chuẩn 1g mẫu thử
+ Trong vắt mì: ≤0,4%
+ Trong dầu sa tế: ≤0,5%
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LOẠI MÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIẸT NAM
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền ...
Về khía cạnh thị trường, Trung Quốc tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.
ĐẠI GIA TRONG NGHÀNH CÔNG NHIỆP MÌ TÔM VIẸT NAM
CÁC SẢN PHẨM CỦA
VIFON-ACECOOK
Mì "Hảo Hảo" Hương Vị Tôm Chua Cay
Thành phần:
  -  Mì : Bột mì, Dầu shortening, Muối, Đường, Bột Ngọt, 
  -  Súp : Dầu tinh luyện, Muối, Dường, Bột ngọt, Gia vị, Rau sấy, Tôm tự nhiên, Axit citric, Disodium 5’-guanilate, Disodium 5’-inosinate
Giá trị năng lượng       :  338Kcal
Mì Tô “ Nhớ Mãi Mãi ” Hương Vị Bò Hầm
Thành phần:
 - Mì : Bột mì, Dầu shortening, Muối, Đường, Bột Ngọt, Màu tổng hợp (102 ).
 - Súp : Dầu tinh luyện, Muối, Đường, Bột ngọt, Gia vị, Thịt bò sấy,Rau sấy, Cà rốt sấy , Caramel, Paprika, Disodium 5’-guanilate, Disodium 5’-inosinate, chất bảo quản (202 )
- Giá trị năng lượng          :   344Kcal
Mì Xào “ TÁO QUÂN ” hương vị CARI GÀ
Thành phần:
  -  Bột mì, Dầu shortening, Muối, Đường, Bột Ngọt, Dầu tinh luyện, Màu tổng hợp (E102), Bột cari, Gia vị, Rau sấy, Bánh gà, Cà rốt sấy, Hành tây sấy, Wheatex, Disodium 5’-guanilate, Disodium 5’-inosinate, Hương gà.
Giá trị năng lượng                : 417Kcal



Hương vị TÔM CHUA CAY
Thành phần:
Mì: Bột mì, dầu shortening, Muối, Đường, Bột ngọt, màu tổng hợp ( E102 ).
Súp: Dầu tinh luyện, Muối, Đường, Bột ngọt, Gia vị, Rau sấy, Bột tôm, Axit Citric, Disodium 5` - guanilate, Disodium 5` - inosinate
Total energy : 306Kcal
Mì Chay "Vạn Hạnh" Hương Vị Kim Chi
Thành phần:
 -  Mì : Bột mì, Dầu shortening, Muối, Đường, Bột ngọt, Màu tổng hợp (E102).
 -  Súp : Dầu tinh luyện, Muối, Đường, Bột ngọt, Gia vị, Rau sấy, Kim chi sấy, Cà rốt sấy, Axít citric, Paprica, Disodium 5’-guanilate, Disodium 5’-inosinate
Giá trị năng lượng    :  351Kcal


Mì Ly “ 24 Giờ ” Hương Vị Thịt Heo Nấu Đậu
Thành phần:
  -  Mì : Bột Mì, Dầu Shortening, Muối, Màu Tổng hợp (E102).
  -  Súp : Dầu tinh luyện, Bột đậu, Muối, Đường, Bột ngọt, Giả thịt, Cà rốt sấy, Rau sấy, Hành lá sấy, Bột thịt, Guargum (E412), Gia vị, Disodium 5` - guanilate, Disodium 5` - inosinate, Calcium, Iod, Vitamin B1, Vitamin A.
Giá trị năng lượng ( Total energy)  : 283 Kcal.


Nhươc điểm của mì tôm
Mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe Một suất mì ăn liền có rất nhiều cácbohydrat (còn gọi là sác-ca-rít) nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì thường chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho sức khỏe
OAMACHI
Cty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng Chin-su mới đây đã đưa ra thị trường sản phẩm mì gói từ khoai tây OMACHI
ƯU THẾ
OMACHI là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quầng, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn được xem như một thứ vắc-xin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. Chính áp dụng mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ ôxy hóa cao (tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư)... Nhà sản xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, ăn ngon, không sợ nóng khi dùng OMACHI
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
Mì khoai tây OMACHI có giá bán lẻ 3.000 đồng/gói, 90.000 đồng/thùng (30 gói) hiện đang có mặt ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và hơn 100 thành phố, thị xã, thị trấn và thị tứ tại Việt Nam. Các kênh phân phối chính là siêu thị, chợ và các tiệm tạp hóa. Hiện tại mì khoai tây OMACHI đang được phân phối trực tiếp đến hơn 58.000 cửa hiệu và hàng trăm mối bán buôn trên toàn quốc. Mì khoai tây Omachi các loại: Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc và Sườn Hầm Ngũ Quả,
Mì Sườn Hầm Ngũ Quả
Thành phần:

– Vắt mì: Bột mì, tinh bột khoai tây, dầu shortening, muối, đường, bột ngọt và màu tổng hợp.
– Súp: Dầu cọ tinh luyện, muối, đường, bột ngọt, rau tươi các loại (hành, cà chua...) các loại rau sấy khô, giả thịt, chất đều vị, chiết xuất nấm men, bột hương thịt, hương ngò tự nhiên, các gia vị khác và chất bảo quản.
Giá: 3.000 VND
Khối lượng: 85g
Mì Nghêu Hấp Thái
Thành phần:

– Vắt mì: Bột mì, tinh bột khoai tây, dầu shortening, muối, đường, bột ngọt và màu tổng hợp.
–  Súp: Dầu cọ tinh luyện, muối, đường, bột ngọt, bột hải sản, bột sữa, tinh chất rau tươi (rau húng quế, hành tím, ớt sừng...), các loại rau sấy khô, gluten, chất đều, hòa quyện vào sợi khoai tây ngon tuyệt cho bạn ngay một tô mì ngon không thể quên. vị, hương hải sản, các gia vị khác và chất bảo quản.

Giá trị dinh dưỡng:

Giá trị năng lượng: 459 Kcal
Giá: 3.000 VND
Khối lượng: 85g
Mì Cá Hồi Nấu Măng
Thành phần:

– Vắt mì: Bột mì, tinh bột khoai tây, dầu shortening, muối, đường, bột ngọt và màu tổng hợp.
– Súp: Dầu cọ tinh luyện, muối, đường, bột ngọt, bột hải sản, bột sữa, tinh chất rau tươi(rau om, cà chua,...), các loại rau sấy khô, chất đều vị, hương cá hồi, các gia vị khác và chất bảo quản.
Giá: 3.000 VND
Khối lượng: 85g
BÀI CA MÌ TÔM
Sưu Tầm - Mì tôm sinh viên
(nhạc Bài ca Sinh viên)

Mì tôm hôm nay ta nấu, có tương ớt, cà chua, thịt bò.
Mì tôm hôm nay ta nấu, có cải cúc ta cho vào nồi.
Mì tôm sao sôi lâu thế, vặn hết bếp lên đi mày ơi.
Mì tôm sao sôi lâu thế, từng nước dãi chảy ra thành dòng.
A nồi mì tôm, nồi mì tôm đã sôi lên rồi!
Nhanh nhanh nào bạn ơi, lấy bát ra ta đi ăn mì.
Bên nhau nồi mì tôm, đời sinh viên đói ta ăn mì!
Mai đây làm thủ tướng, bát đĩa kia đem cho bảo tàng!
Tiền ơi sao vơi mau thế, cơm không có ta xơi mì tôm.
Mì tôm sinh viên ngon lắm, chỉ 1 túi anh ăn cả tuần!
Vì sao đang ăn em đến, mất hết suất anh ăn chiều nay.
Mì tôm anh ăn không lái, đừng nhìn nữa để anh buồn lòng.
Thôi, về đi em, về đi em để anh ăn mì!
Thôi, về đi em, về đi em để mai lại sang!
Thanh vien nhóm thuyết trình
(NHỮNG CON MA NHÀ HỌ HỨA)
HOÀNG TRỌNG THUẦN
NGUYỄN HẮC HẢI
NGUYỄN VÕ THIỆN ĐỨC
NGUYỄN TRƯỜNG SINH
MAI THÀNH PHƯỚC
BÙI ĐẠI NGHĨA
NGUYỂN VĂN NAM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Đằng Phi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)