CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NHO SAU THU HOẠCH

Chia sẻ bởi Trần Tấn Lộc | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NHO SAU THU HOẠCH thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

Nguyên liệu nho – Bảo quản nho sau thu hoạch
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
Công nghệ sau thu hoạch
NHÓM THỰC HIỆN: Lê Quách Hương Giang (60800523)
Lê Trần Trung (60802379) Nguyễn Thị Quỳnh (60801766)
Nguyễn Trí Tín (60802242 )
GVHD: Cô Trần Thị Thu Trà
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUYÊN LiỆU NHO
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU
ĐẶC ĐIỂM – NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HỎNG NGUYÊN LIỆU
QUY TRÌNH THU HOẠCH – BẢO QUẢN NHO SAU THU HOẠCH
NỘI DUNG
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Cây nho (Vitis vinifera ) thuộc họ nho (Ampelidaeae) gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran).
Loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng
Nguồn gốc – đặc tính
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Giá trị thực phẩm
 Trong 100g phần ăn được chứa khoảng:
+ 0,5g protein
+ 9mg canxi; 0,6mg sắt
+ 50 đơn vị quốc tế vitamin A; 0,10mg vitamin B1; 4mg vitamin C
 Quả nho chứa một hàm lượng lớn Polyphenol đây là chất làm hạn chế quá trình đông vón của tiểu cầu, giảm bệnh nhồi máu cơ tim, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp,chống lão hóa…
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Phân loại nho
Giống Cardinal (nho đỏ):
Là giống quan trọng của Việt Nam và các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan v.v... có nhiều ưu điểm: mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Phân loại nho
Giống nho ăn tươi NH01 – 93:
- Giống có khối lượng quả to hơn hẳn so với hai giống Cardinal và NH01-48, có độ Brix tương đương với Cardinal, có mùi hương đặc trưng, quả có màu tím đen, hình ô van rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Phân loại nho
Giống nho ăn tươi NH01 – 96:
Có thời gian sinh trưởng của từ 115 - 120 ngày kể từ khi cắt cành
Khối lượng quả biến động từ 5,5 - 7,2g, cao hơn nhiều so với giống Cardinal và NH01-48
Có độ Brix khá cao (16-17%), cao hơn so với Cardinal, có mùi hương đặc trưng, quả có màu xang vàng.
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Phân loại nho
Giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu NH02-90
Có khả năng sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt đối với sâu bệnh hại, năng suất thực thu đạt trên 10 tấn/ha/vụ
Độ Brix trên 17% và các chỉ tiêu chất lượng phù hợp cho sản xuất rượu vang
GiỚI THIỆU NGUYÊN LiỆU NHO
Phân loại nho
 Giống nho NH01-48:
Là giống nho ăn tươi, chín quả có màu xanh, hạt ít
Độ đường cao, độ Brix 17-19% so với giống Cardinal từ 13-14%
Dễ cho bông, năng suất cao và ổn định. Chất lượng của giống này tương đương so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại.
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
Quá trình sống của nho sau khi thu hái:
+ Duy trì độ tươi sống: mặc dù nguồn cung cấp chất dinh dưỡng không còn nhưng trong khoảng thời gian giới hạn nhất định, nho vẫn giữ được độ tươi.
+ Sự mất nước: do tự nhiên (độ ẩm tương đối ϕ của không khí, nhiệt độ), do cưỡng bức (làm héo), đều liên quan đến độ trương của mô tế bào thực vật sẽ dẫn đến hiện tượng
+ Sự hô hấp: trong quá trình chín của rau quả diễn ra sự đường hóa tự nhiên: (C6H10O5)n + n H2O  n C6H12O6 (1)
Tiếp đó C6H12O6 + 6O2  6H2O + 6CO2 + Q1 (2)
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 + Q2 (3)
Phản ứng (2) làm hao hụt chất khô trong điều kiện hiếu khí
Phản ứng (3) là phản ứng lên men trong điều kiện yếm khí, tiếp đó có thể tiếp diễn các phản ứng phân hủy sâu xa hơn.
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
a/ Đường:
- Một lít nước nho có khoảng 200 – 250g đường, thành phần chủ yếu là đường glucose và fructose. Ngoài ra, nước nho còn có pentose (arabinose, xylose), galactose, metyl pentose …
- Khi bảo trong quá trình chín tới trên cây, đường saccaroza bị chuyển hóa dần dần thành đường khử dưới tác dụng của enzim invertaza, còn trong quá trình sống thực vật thì lại diễn ra sự tổng hợp saccaroza từ đường khử và sự thuỷ phân từ các polysaccarit khác.
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
b/ Axit hữu cơ: 90% hàm lượng acid hữu cơ trong nho là acid tartaric và acid malic. Phần còn lại là acid citric, acid cetonic (pyruvate, gluarate, oxaloacetate), acid phenilic …
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Polyphenol: polyphenol trong nho được chia thành 2 nhóm: hợp chất màu và hợp chất không màu
 Hợp chất màu: gồm có anthocyanes và flavones
+Anthocyanes: tạo nên màu đỏ hoạc xanh và được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và nho đen. Có 5 loại anthocyanidine. Chúng là những aglycone, tạo nên màu đặc trưng cho vang đỏ và vang hồng.
+Flovones: tìm thấy trong vỏ của tất cả các giống nho. Các flavones chỉ tham gia tạo màu trong sản xuất rượu vang trắng.
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Polyphenol:
Hợp chất không màu: gồm có phenol monomer, polyphenol ngưng tụ và tannin.
+Phenol monomer: được chia thành 2 nhóm là acid benzoic (acid gallic, catechic, vanilic và salicylic) và acid cinnamic (acid couramic, cafeic, ferulic)
+ Polyphenol ngưng tụ: là những sản phẩm trung gian trong chuỗi các phản ứng polymer hóa liên tiếp nhau, ví dụ điển hình như trong quá trình polymer hóa catechins để tạo polyphenol ngưng tụ là tannin. Về bản chất hóa học, chúng là những flavanols.
+ Tannin: trong trái nho, tannin là sản phẩm đồng polymer hóa của acid catechic và các hợp chất glucid. Chúng còn được gọi là catechic tannin hoặc pyrocatechic. Phân tử lượng của chúng dao động trong khoảng 500 – 3000Da.
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
Tính chất cảm quan
Thành phần của 1 chùm trái nho gồm có:
Cuống: 2 – 5%
Vỏ nho: 7 – 11%
Hạt nho: 2 – 6%
Thịt nho: 80 – 85%
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
a/ Cuống: cuống có dạng phân nhánh TPHH gồm có: nước, tannin, cellulose, các chất khoáng … Các chất tannin trong cuống không có lợi cho chất lượng sản phẩm, người ta thường tách bỏ một phần cuống nho ra khỏi dịch nho trước khi thực hiện quá trình lên mên rượu vang.
b/ Vỏ: vỏ nho là phần mô bao bọc xung quanh trái nho. Các thành phần quan trọng trong vỏ là pectin, chất màu và chất chát. Thành phần chất màu ở nho xanh chủ yếu là flavones và ở nho đỏ là anthocyanes và flavones.
Tính chất cảm quan
BẢN CHẤT NGUYÊN LiỆU NHO
c/ Hạt: hạt nho nằm ở bên trong phần thịt nho. Hạt nho có chứa tannin và dầu. Cả hai thành phần này đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng cảm quan của rượu vang.
d/ Thịt nho: Thịt nho là phần quan trọng để cung cấp chất chiết cho nước nho. Thịt nho gồm có nước, đường, các acid hữu cơ (dạng tự do và liên kết), khoáng, một số hợp chất chứa nitơ … 
Tính chất cảm quan
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN LiỆU NHO
Thực phẩm ăn tươi
Rượu vang (trắng, đỏ)
Nước ép nho
Nho khô
Thạch nho
Dầu hạt nho
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Đặc điểm nguyên liệu và nguyên nhân gây hư hỏng:
Lượng nước trong nho khá cao (95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động
Thành phần dinh dưỡng nho phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm, muối khoáng, sinh tố... kết cấu tổ chức tế bào lại lỏng lẻo, mềm xốp, dễ bị xây xát, sứt mẻ, bẹp, nát nên vi sinh vật dễ bị xâm nhập.
Chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình bảo quản nó vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá, thuỷ phân trong nội bộ làm tiền đề cho vi khuẩn phát triển.

2 . Các hiện tượng biến đổi của nho trong quá trình bảo quản: gồm 2 loại lớn là:
+ Một là do những quá trình biến đổi trong nội bộ quả nho và do những nguyên tố của bản thân nho quyết định. Ảnh hưởng của loại biến hoá đó là do năng lực bảo quản của nguyên liệu quả ta gọi là khả năng tự bảo quản của nguyên liệu.
+ Hai là do tác dụng của vi sinh vật gây nên những biến đổi trong nguyên liệu, những vi sinh vật từ ngoài xâm nhập vào ta gọi là quá trình vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài ra những biến đổi về vật lý như sự bay hơi nước, là hiện tượng thường xuyên xảy ra làm cho nho bị héo, giảm trọng lượng và giảm phẩm chất
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
3. Quy trình cụ thể trong việc chuẩn bị thu hoạch và bảo quản nho sau thu hoạch:
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
a/ Công tác thu hoạch và đóng gói trên ruộng nho:
 Bao gói trên đồng ruộng nghĩa là thu hoạch và lập tức bao gói sản phẩm sau thời gian lưu trữ tối thiểu.
 Cần tránh phơi nho dưới ánh nắng mặt trời, kể cả trong lúc thu hoạch và sau thu hoạch. Vì khi nho bị phơi dưới nắng sẽ thu nhiệt, và có thể bị rám nắng. Sản phẩm bị phơi dưới nắng có thể nhanh chóng nóng lên 4 – 60C so với nhiệt độ không khí.
 Con đường đi từ đồng ruộng đến nhà bao gói nên được lựa chọn sao cho bằng phẳng, tránh va đập.
 Bao gói trên đồng ruộng có thể giảm các bước lưu trữ sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và giảm được tổn thất đáng kể
b/ Vận chuyển đến nhà bao gói:
 Khi nông sản được thu hoạch ở vị trí xa so với nhà bao gói, sản phẩm cần được vận chuyển trước khi bao gói.
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
 Bốc dỡ sản phẩm: đây là bước đầu tiên. Đổ đống phải nhẹ nhàng, có thể đổ ướt hoặc đổ khô. Đổ ướt có thể giảm được các vết bầm dập, trầy xước cho sản phẩm bằng cách sử dụng nước Clo (100-150 ppm) để đón nông sản. Nếu đổ khô, đường dốc thoai thoải hoặc lót đệm có thể giảm tổn thương cho sản phẩm.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
 Phân loại bước đầu: để loại đi các phần bị tổn thương, thối hỏng, hoặc những sản phẩm khuyết tật khác trước khi làm mát hoặc xử lý thêm, hạn chế được sự lây lan của bệnh lây nhiễm sang các đơn vị sản phẩm khác
 Làm sạch: Phải rửa sạch nhựa mủ để làm giảm sự biến màu. Có thể rửa bằng nước Clo (100-150 ppm) để kiểm soát sự phát sinh bệnh trong suốt quá trình.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
Bao gói:
+ Đóng gói nho vào thùng chứa phải nhẹ nhàng, cố gắng đảm bảo rằng không làm cho nho bị dập và thâm.
+ Nho được đóng gói vào bao nhựa (có những lỗ nhỏ)
+ Luôn luôn đảm bảo rằng nho được đóng gói không quá cao trong thùng chứa.
+ Bao gói cần có sự thông hơi vừa đủ để tránh bị bục.
+ Bao gói bằng các màng dẻo có thể làm cải biến khí quyển xung quanh sản phẩm
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
Bao gói trong khí quyển cải biến (MAP):
- Sẽ hạn chế sự chuyển động của không khí, cho phép sản phẩm hô hấp bình thường, làm giảm hàm lượng Oxy và tăng hàm lượng Cacbondioxit của không khí bên trong vật liệu bao gói.
- Việc sử dụng màng dẻo còn làm giảm sự thoát hơi nước
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
Bao gói trong khí quyển cải biến (MAP):
- Sự lựa chọn màng polyethylene thích hợp nhất cho sản phẩm phụ thuộc vào tính thấm của màng, và cường độ hô hấp của mỗi loại nông sản dưới điều kiện thời gian/nhiệt độ mong đợi trong suốt quá trình tồn trữ.
- Máy hút khí oxy, carbondioxit, và ethylene có thể được sử dụng để duy trì thành phần khí quyển như mong muốn.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Khả năng thấm khí của các màng hiện đang được sử dụng để bao gói nông sản tươi

QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
c/ Hoạt động trong nhà đóng gói:
Đóng thùng:
+ Các thùng gỗ là loại dụng cụ đặc trưng để đựng nho. Loại thùng này rất cứng cáp, và có thể giữ được độ bền của nó qua thời gian dài ở độ ẩm tương đối cao.
+ Thùng nhựa cứng cũng được sử dụng khá rộng rãi.
+ Thông thường, các tấm vải, giấy lót thường được phủ lên nho trước khi đóng nắp. Các tấm lót này có tác dụng bảo vệ sản phẩm khỏi bụi hoặc hơi nước ngưng tụ.
+ Nếu tấm đệm lót có chứa sulfua dioxit thì có thể cho vào cùng với nho như một cách xử lý để kiểm soát thối hỏng
Hầu hết hàng hóa nông sản ngoại trừ nho, đều có thể bị tổn thương (bị tẩy mầu) nếu xử lý sulfur dioxit.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm:
Đặc điểm kỹ thuật sunfit hoá:
- Là phương pháp bảo quản bằng SO2 hoặc H2SO3. SO2 và H2SO3 là chất khử mạnh, có tác dụng diệt trùng mạnh,làm giảm hàm lượng O2 trong tế bào của rau quả.
- H2SO3tan vào các phức chất protein của tế bào vi sinh vật làm chết tế bào, cản trở sự hô hấp của VSV, cản trở quá trình trao đổi chất của VSV dẫn tới kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật háo khí và kìm hãm hoạt động của men oxy-hoá khử.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm:
Đặc điểm kỹ thuật sunfit hoá:
- Hiệu quả của SO2 và H2SO3 phụ thuộc vào nồng độ của chúng cao hay thấp và phụ thuộc, vào nhiệt độ khi xử lý.
- Ngoài ra, hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào pH của môi trường. Nếu môi trường là pH kiềm hoặc trung tính thì SO2 không có tác dụng, mà ngược lại nó chỉ có tác dụng bảo quản những loại rau quả chứa nhiều axit hữu cơ. Nếu độ axit của rau quả càng cao thì nồng độ SO2 sử dụng càng thấp.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm:
Đặc điểm kỹ thuật sunfit hoá:
- Mối liên hệ giữa pH môi trường và nồng độ SO2 sử dụng:
+ pH=7, nồng độ SO2 là 0,5%; VSV vẫn hoạt động được.
+ pH=3,5, nồng độ SO2 là 0,03% - 0,05%; đã khống chế được VSV.
+pH=2,5, nồng độ SO2 chỉ cần 0,01 - 0,03% là ức chế được VSV.
- Tuy nhiên dùng SO2 và H2SO3 có hại đến sức khoẻ vì thế việc Sunfit hoá chỉ được dùng cho những bán thành phẩm chế biến có đun sôi
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm:
Có hai phương pháp: khô và ướt
Kỹ thuật sunfit hoá ướt: dùng dung dịch SO2 đã được chuẩn bị sẵn trong nước lạnh với nồng độ 4,5 - 5,5% để hoà dần vào sản phẩm bảo quản. Số lượng tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ với điều kiện sao cho đảm bảo nồng độ SO2 trong sản phẩm bảo quản là 0,12-0,2%.
Kỹ thuật sunfit hoá khô: Tức là xử lý quả đựng trong các hòm kín và thùng khô có chứa SO2, hoặc có thể nạp trực tiếp khí SO2 từ các bình chứa vào trong phòng, hoặc đơn giản hơn là đốt lưu huỳnh trong phòng cũng sinh ra SO2.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
SO2 và H2SO3 được sử dụng dưới dạng muối của nó. Để cần 1 g SO2 sunfit hoá ta cần như sau:


QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
Kỹ thuật sunfit hoá để bảo quản sản phẩm:
Khử sunfua
- Để khử khí sunfua ra khỏi thành phẩm, có thể dùng nhiệt độ của hơi nước để xử lý trực tiếp bằng cách cho bán thành phẩm vào nồi, đáy nồi có hệ thống ống phun hơi nước, được nén ở áp suất 2-2 atm hoặc dùng phương pháp đun cách thuỷ trong nồi hấp cũng có tác dụng tốt để khử sunfua.
- Ưu điểm: phương pháp này khử rất nhanh và sạch
- Nhược điểm: do hơi nước phun trực tiếp vào quả nên làm cho hàm lượng nước trong quả tăng lên và khi cô đặc thì tốn thời gian và có khi làm cho phẩm chất thành phẩm bị giảm.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
d/ Bảo quản lạnh trong kho:
- Đặc điểm: Giữ nho ở nhiệt độ an toàn thấp nhất của nó sẽ tăng tuổi thọ sau thu hoạch qua việc giảm cường độ hô hấp, giảm tính nhạy cảm với khí ethylen, và giảm sự mất nước
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
d/ Bảo quản lạnh trong kho:
Nguyên tắc:
- Khi làm lạnh những túi nho, thường nho phải được đặt lên trên những đế so le nhau trong kho lạnh, để cho hơi lạnh có thể luân chuyển giữa các thùng.
- Tốt nhất, những túi nho nên được bảo quản tại nhiệt độ ổn định (0 – 10C) ở độ ẩm từ 85 – 95%.
- Nhiệt độ ở tâm quả nho phải được duy trì tại (0 – 10C) khi nho được giữ ở kho chứa trước khi được đem đến nơi tiêu thụ.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
e/ Kiểm soát thối hỏng và côn trùng gây hại:
Nguyên tắc
- Đầu tiên: giúp sản phẩm nho phòng ngừa được côn trùng, bệnh hại và thối hỏng trước và sau khi thu hoạch bằng cách trồng các loại giống cây có sức đề kháng tốt, thực hành kỹ thuật tưới nước, cắt tỉa trong quá trình sản xuất để tránh vòm cây xòa xuống mặt đất...
- Yếu tố quan trọng thứ hai: là cẩn trọng trong quá trình thu hái và chuẩn bị cho thị trường ở trên đồng ruộng.
- Thứ ba, loại bỏ các sản phẩm bị tổn thương hoặc thối hỏng để hạn chế sự lây nhiễm sang các sản phẩm nguyên vẹn khác.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
e/ Kiểm soát thối hỏng và côn trùng gây hại:
Kiểm soát côn trùng hại: kiểm soát bằng hóa chất
- Nước có Clo sẽ ngăn ngừa được thối hỏng gây ra bởi vi khuẩn, nấm men và nấm mốc trên bề mặt sản phẩm.
- Muối Canxi hypoclorit (dạng bột) và Natri hypoclorit (dạng lỏng) rẻ tiền, và được sử dụng rộng rãi. Hiệu quả của Clo sẽ tăng lên khi pH giảm từ 11 xuống 8, nhưng nếu pH thấp hơn thì Clo sẽ trở nên không ổn định.
- Nho rửa trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 25 ppm trong 2 phút), sau đó súc rửa hoặc sản phẩm có thể được nhúng trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 50-70ppm) sau đó rửa dưới vòi nước sạch để kiểm soát vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
e/ Kiểm soát thối hỏng và côn trùng gây hại:
Sulfur dioxit: SO2 được sử dụng như chất tẩy uế, khử trùng (với khả năng chịu đựng thuốc tồn dư là 10 ppm) trên nho để kiểm soát nấm Botrytis, Rhizopus và Aspergillus. Tính toán cẩn thận hàm lượng SO2 cần thiết để xử lý nho có thể giảm công đoạn thông hơi hoặc làm sạch không khí bảo quản để loại bỏ SO2 còn dư, sau khi xông.
Natri bisulfit hoặc Kali bisulfit: Bisulfit thường được chứa bên trong các tấm đệm bằng giấy hoặc nhựa dẻo, có thể được đặt vào trong thùng carton để giải phóng SO2, giúp kiểm soát nấm mốc trên nho trong suốt quá trình vận chuyển và tồn trữ.
QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
e/ Kiểm soát thối hỏng và côn trùng gây hại:
Kiểm soát côn trùng hại: kiểm soát bằng hóa chất
- Sulfur dioxit: SO2 được sử dụng như chất tẩy uế, khử trùng (với khả năng chịu đựng thuốc tồn dư là 10 ppm) trên nho để kiểm soát nấm Botrytis, Rhizopus và Aspergillus. Tính toán cẩn thận hàm lượng SO2 cần thiết để xử lý nho có thể giảm công đoạn thông hơi hoặc làm sạch không khí bảo quản để loại bỏ SO2 còn dư, sau khi xông.
- Natri bisulfit hoặc Kali bisulfit: Bisulfit thường được chứa bên trong các tấm đệm bằng giấy hoặc nhựa dẻo, có thể được đặt vào trong thùng carton để giải phóng SO2, giúp kiểm soát nấm mốc trên nho trong suốt quá trình vận chuyển và tồn trữ.

QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH NHO
NỘI DUNG
1. Giới thiệu nguyên liệu nho
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tấn Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)