Công Nghệ 10

Chia sẻ bởi Huỳnh Quý Khang | Ngày 11/05/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Công Nghệ 10 thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 3 CHÚNG EM!
Lucky Boy
Lucky Boy
Các bạn biết đấy, trong điều kiện thời tiết khí hậu năm nay nắng nóng, mưa nhiều đan xen nhiều cơn bão liên tục là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng. Bệnh do vi khuẩn gây ra rất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn cho công tác phòng trừ vì thời gian ủ bệnh rất khó phát hiện. Để có thể chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác hại của các bệnh do vi khuẩn gây ra cần hiểu biếtvề hình thái, triệu chứng và đặc tính sinh học của chúng.
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO VI KHUẨN
Lucky Boy
1. Hình thái

-Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào, không có diệp lục tố, không có nhân hoàn chỉnh, có kích thước thay đổi. Hình dạng có nhiều loại như hình tròn, hình gậy, hình xoắn ốc, một vài loài có lông roi để di chuyển trong dung dịch. Đa số các loài vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng thường có hình gậy, có lông roi để di chuyển(Agrobacterium, Corybacterium, Erwinia, Pseudomonas,Xanthomonas).
-Khi bệnh nặng mắt thường có thể quan sát được vì vết bệnh đã tạo nên những khuẩn lạc chứa hàng triệu cơ thể vi sinh vật và có màu sắc đặc trưng. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn gây hại trên các loại cây trồng rất khó phòng trị.
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO VI KHUẨN
Lucky Boy
1. Hình thái
2. Đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại
-Vi khuẩn tồn tại ở tất cả các bộ phận của cây, các hợp chất hữu cơ đang phân giải và ở trong đất. Một số loài có khả năng hình thành nha bào để chống chịu với điều kiện bất thuận bên ngoài. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển tương đối cao (25-
37oC). Vì vậy điều kiện thời tiết năm nay rất thuận lợi cho các bệnh vi khuẩn phát triển.

-Vi khuẩn thường xâm nhập vào cây qua vết thương khí khổng. Lây lan từ cây này sang cây khác nhờ nước mưa, gió hoặc tiếp xúc trực tiếp, qua vết cắn của côn trùng.
*Triệu chứng vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng có thể phân biệt được một cách dễ dàng ở 3 dạng
Dạng 1: Tạo nên các vết đốm giọt dầu
Lucky Boy
Các vết đốm này sau khi vi khuẩn xâm nhập và nhân lên trong các tế bào nhu mô tạo nên những vết đốm như bị thấm dầu. Dạng này thường gặp đối với bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa, bệnh cháy lá vi khuẩn trên thuốc lá, bệnh chấm đen trên khoai tây... Các loại vi khuẩn này thường sinh ra các men phân hủy mô tế bào gây thối các bộ phận bị hại của cây.
Dạng 2: Xâm nhập vào mạch dẫn
Lucky Boy
Vi khuẩn thường xâm nhập vào mạch dẫn và lưu dẫn trong cây theo vòng lưu chuyển của nhựa cây và gây hiện tượng héo rũ như bệnh héo xanh cà chua, bệnh đốm vàng khoai tây, bệnh vàng lá rau họ thập, cháy bìa lá lúa,...
Dạng 3: Tạo thành các u bướu
Lucky Boy
Vi khuẩn xâm nhập vào cây gây ra những u mụn trên cây. Đó là kết quả quá trình nhân lộn xộn các tế bào gây nên. Điển hình cho bệnh này là bệnh sùi cành chè.
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO VI KHUẨN
Lucky Boy
1. Hình thái
2. Đặc tính sinh học và triệu chứng gây hại
3. Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ có hiệu quả cao đối với các loại vi khuẩn, phải sử dụng các biện pháp tổng hợp và chủ yếu phòng bệnh là chính như
Xử lí đất để cắt nguồn bệnh.
Vệ sinh vườn tược, thu gom tàn dư cây bệnh đem đi tiêu hủy.
Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh.
Xử lí hạt giống, hom giống trước khi trồng hoặc vận chuyển đi nơi khác. +Bón phân cân đối hợp lí, không bón quá nhiều đạm.
Thường xuyên thăm ruộng và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc đồng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn (khi bệnh chớm xuất hiện cần phun thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn để phòng ngừa).
Lucky Boy
MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO NẤM
Nguyên nhân: Do nấm gây ra.
Đặc điểm gây hại:
Bệnh khô vằn có thể gây ra cả trên mạ và trên lúa.
Bệnh thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước, phiến lá dưới thấp, sau đó ăn sâu vào những bẹ phía trong, vào thân, đồng thời lan tới lá đòng và hạt.
Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu bạc có viền nâu tím. Các vết bệnh có thể hợp với nhau thành hình dạng không ổn định.
Lucky Boy
1. Bệnh khô vằn
Biện pháp:
1/ Vệ sinh đồng ruộng (làm sạch bờ cỏ, loại bỏ cây ký chủ trung gian và tàn dư cây bệnh)
2/ Biện pháp canh tác
+ Cấy với mật độ thích hợp
+ Bón phân cân đối (không bón thừa đạm, tăng kali)
+ Vơ bỏ lá bị bệnh
3/ Biện pháp hóa học
+ Bón vôi: 20-30 kg/sào
+ Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ.
Lucky Boy
Nguyên nhân: Do nấm gây ra
Đặc điểm gây hại
Bệnh đạo ôn có thể gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất và các giai đọa sinh trưởng, phát triển khác nhau.
Trên lá, lúc đầu vết bệnh có màu xám xanh, sau đó có màu nâu. Ở giữa vết bệnh có màu xám tro, xung quanh có quầng màu vàng nhạt. Vết bệnh thường có hình thoi và có thể liên kết với nhau làm toàn bộ lá chết khô.
MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO NẤM
1. Bệnh khô vằn
2. Bệnh đạo ôn
+ Trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu đen và lõ xuống phát triển bao quanh đốt thân làm cho chỗ bệnh bị lõm thắt lại, mục ra dẫn đến cây dễ bị đổ và rụng hạt.
Biện pháp:
1/ Dùng cây kháng bệnh, chọn thời vụ tốt.
2/ Biện pháp canh tác
+ Dọn tàn dư cây bệnh
+ Loại bỏ lá bệnh
+ Xử lí hạt giống
+ Mật độ cáy, phân bón hợp lí
3/ Biện pháp hóa học (phun thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ)
Lucky Boy
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM EM! CUỐI LỜI CHÚC CÔ LUÔN MẠNH KHỎE, CÁC BẠN THÌ HỌC CÀNG NGÀY CÀNG TIẾN BỘ VÀ SẼ CÓ MỘT NĂM MỚI AN LÀNH!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quý Khang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)