Cộng đồng GD giới tính

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tỏ | Ngày 02/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Cộng đồng GD giới tính thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Mường chà, tháng 8 năm 2011
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ
GIÁO DỤC VÀ GIỚI
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
I. Một số khái niệm
1. Giới và sự hình thành giới
? Theo các đồng chí hiểu giới tính là gì?
Giới tính là những đặc điểm quy định sự khác biệt về sinh học giữa nam, nữ. Những đặc điểm sinh học chủ yếu là những đặc điểm liên quan đến chức năng tình dục sinh sản.
?Vậy theo các đồng chí giới là gì?
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam, nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Phụ nữ, nam giới có thể giống nhau ở những đặc điểm xã hội. Phụ nữ, nam giới đều có thể có những đặc điểm tính cách như mạnh mẽ, yếu đuối, nhanh nhẹn, tháo vát …. Phụ nữ cũng như nam giới đều có thể làm lãnh đạo, nhà kinh doanh … làm những công việc với chất lượng như nhau. Đó là đặc điểm giới.
Bảng phân biệt giới và giới tính
Giới tính
Là đặc điểm sinh học, sinh ra đã có.
Không thay đổi theo thời gian và không gian.
Có sẵn ngay khi sinh ra.

Không thể thay đổi.

Giới
Mang đặc điểm xã hội, không tự nhiên sinh ra.
Thay đổi theo thời gian và không gian.
Hình thành được do giáo dục, do môi trường xã hội.
Có thể thay đổi.
2. Vai trò của nam, nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ở hầu hết mọi xã hội, phụ nữ, nam giới đều làm những công việc như sinh con, nuôi dạy con cái, nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc người già, người ốm. Những công việc này được gọi là “ Việc tái sản xuất” hay “ Việc nhà”.
? Phụ nữ, nam giới thường làm
những công việc gì?
Phụ nữ, nam giới đều tham gia lao động sản xuất kinh doanh; làm nông nghiệp; bác sĩ, nhà báo, kĩ sư máy tính, …
Phụ nữ, nam giới cũng tham gia công tác xã hội ở cộng đồng, làm lãnh đạo ở cơ quan; ở các tổ chức chính trị xã hội.
3. Một số phong tục, tập quán ảnh hưởng đến bình đẳng giới.
Coi việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ/ trẻ em gái. Mặc dù phụ nữ, trẻ em gái cũng tham gia lao động sản xuất, học tập như nam giới/ trẻ em trai nhưng họ là người gánh vác chủ yếu công việc gia đình như nấu cơm, chăm sóc trẻ, người ốm … Những công việc trong gia đình rất nhiều và bận rộn khiến phụ nữ và trẻ em gái thường không có thời gian để chăm sóc bản thân và học tập.
? Những phong tục tập quán nào của một số
dân tộc thiểu số có ảnh hưởng
đến bình đẳng giới?
Con em của một số dân tộc thiểu số thường kết hôn rất sớm khi vừa dậy thì. Kết hôn sớm khi chưa đủ kinh nghiệm, chưa phát triển đầy đủ về cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Các em thường phải bỏ học để sinh con, lo công việc gia đình.
? Những phong tục tập quán nào của
một số dân tộc thiểu số có ảnh hưởng
đến việc học tập của trẻ em gái?
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
II. Bạo hành đối với phụ nữ / trẻ em gái
? Tại sao lại gọi là bạo hành giới?
Bạo hành giới, hay còn gọi là bạo lực giới có nguyên nhân xâu xa là do giới của nạn nhân. Do nạn nhân là nữ hoặc nam khiến họ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc như không có việc làm, nghèo, do phong tục tập quán, .. Khiến cho họ bị đối sử tệ bạc về thể chất tinh thần, kinh tế… Vì vậy, bạo hành giới bạo lực giới còn được gọi là bạo lực trên cơ sở giới.
? Có các hình thức bạo giới nào?
Các hình thức bạo giới có nhiều loại, nhưng nhìn chung có 3 loại: Bạo hành thể xác; Bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục.
1. Bạo hành giới
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
II. Bạo hành đối với phụ nữ / trẻ em gái
? Bạo hành về thể xác đối với phụ nữ / trẻ em gái như thế nào?
Bạo hành về thể xác là những hành vi bạo lực mà người gay ra sử dụng sức mạnh cơ bắp tay, chân hoặc công cụ thậm trí cả vũ khí gây nên sự đau đớn về thân thể đối với phụ nữ và trẻ em gái.
? Biểu hiện phổ biến của dạng bạo hành này là gì?
- Đánh đập, ném đồ vật vào người,
Bóp cổ, chặt, chém, tấn công bằng vũ khí,
Cắn, cấu véo, túm tóc, tát tai, xô đẩy,
Giam giữ, nhốt,
Không cho ăn uống hoặc bắt ăn uống kham khổ,
Bóc lột sức lao động bằng việc làm kiệt sức,
Giết người.
1. Bạo hành giới
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
II. Bạo hành đối với phụ nữ / trẻ em gái
? Bạo hành về tinh thần đối với phụ nữ/ trẻ em gái là như thể nào?
Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ, trẻ em gái có những biểu hiện:
Mắng mỏ, trì chiết, đay nghiến, chửi bới, xỉ vả, nói cạnh khóe…
Cô lập, xua đuổi, đe dọa hoặc gây áp lực thường xuyên.
Lạnh nhạt không quan tâm, bỏ rơi, ngoại tình.
Cấm đoán không cho nói chuyện đến chơi, thăm với bố mẹ, bạn bè, hàng xóm.
Làm nhục hoặc xúc phạm trước mặt mọi người.
Không cho đi học hoặc tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
Giám sát, kiểm soát mọi mặt (Tài chính, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, điện thoại …)
Rình rập, theo dõi, nghi ngờ.
Cưỡng ép, tảo hôn, kết hôn, li hôn.
1. Bạo hành giới
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
II. Bạo hành đối với phụ nữ / trẻ em gái
Bạo hành về tình dục có nhiều biểu hiện khác nhau:
Không quan hệ tình dục.
Cưỡng ép, ép buộc quan hệ tình dục khi người phụ nữ không muốn, mệt mỏi, ốm đau.
Ép hộ phải họ sinh nhiều con trong khi họ không muốn.
Cưỡng ép tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt HIV?AIDS
Cố ý gây tổn thương bộ phận sinh dục.
Miệt thị khả năng tình dục;
Lạm dụng các công cụ tình dục;
Coi vợ như là vật, là máy đẻ.
Quấy rối tình dục
Lạm dụng tình dục trẻ em.
1. Bạo hành giới
? Bạo hành về tình dục
đối với phụ nữ/và trẻ em gái
là như thế nào?
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
II. Bạo hành đối với phụ nữ / trẻ em gái
Bạo lực gia đình đối với trẻ em gái thường có những biểu hiện:
Đánh
Mắng
Chửi
Bắt trông em
Bắt làm việc nhà nhiều (Nấu cơm, lấy nước, lấy củi …)
Bắt phụ giúp mẹ
Bắt thức khuya, dậy sớm
Bắt phải nghỉ học
Bắt phải lấy chồng sớm
Bắt phải lấy chồng không theo ý muốn
Quấy rối tình dục
Lạm dụng tình dục
2. Bạo hành gia đình
? Bạo lực gia đình đối với
trẻ em gái là gì?
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
III. Những tấm gương sáng về phụ nữ / trẻ em gái
?Hãy kể một vài tấm gương sáng về phụ nữ / trẻ em gái mà các động chí biết?
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
?Tại sao lại có công ước này?
a. Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em: Công ước quốc tế về quyền trẻ em có quy định quyền được bảo vệ của trẻ em.
Quyền được bảo về trẻ em có nộ dung bảo vệ trẻ em gái, trai khỏi nạn bạo hành. Đó là được bảo vệ chống lại mọi sự xâm phạm để giữ gìn bản thân nguyên vẹn, khỏe mạnh, thoát khỏi sự xâm hại về thể xác và tình dục, sự bỏ rơi, không quan tâm chăm sóc, sự đối sử tàn tệ, sự buôn bán trẻ em.
? Các đồng chí có nhớ Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về quền trẻ em vào ngày, tháng, năm nào không ?
“ Cả thế giới sẽ bị mất tất cả nếu trẻ em của bất kì quốc gia nào phải sống trong những điều kiện tồi tàn, bị đói và cả thế giới sẽ được tất cả nếu như trẻ em lớn lên khỏe mạnh, có năng lực và sẵn sàng làm việc vì lợi ích của đồng loại. Thế giới có thể có một cuộc cách mạng kéo dài suốt một thế hệ để trở nên tốt hay xấu đi, tùy thuộc chúng ta đối sử với trẻ em như thế nào”.

1. Văn bản quốc tế
Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về quền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
?Có mấy nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
- Có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
+ Quyền được sống còn
+ Quyền được bảo vệ.
+ Quyền được phát triển.
+ Quyền được tham gia.
Các quyền được sống còn các quyền này được bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhất có thể được.
- Các quyền được bảo vệ: Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay không được quan tâm, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em tị nạn.
1. Văn bản quốc tế
Các quyền được phát triển: Các quyền này bao gồm mọi hình thức GD (Chính quy hoặc không chính quy) và quyền được có được mức sống đầy đủ và phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em.
Các quyền được tham gia: Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bầy tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân.
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
?Các quyền nào của phụ nữ / trẻ em gái được công ước CEDAW?
+ Quyền được giáo dục.
+ Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
+ Quyền được vay tiền ngân hàng và tham gia các hình thức tín dụng khác.
+ Quyền được tham gia các kế hoạch giải trí, thể dục thẻ thao các mặt của đời sống văn hóa.
+ Quyền được tham gia bầu cử, ứng cử, tham gia các chức vụ trong quản lí nhà nước.
+ Quyền được hưởng các cơ hội làm việc như nhau cũng như các phúc lợi khác.
+ Quyền được bảo vệ khỏi những hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, cảm xúc, tinh thần và kinh tế, …
b. công ước CEDAW?
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
?Mục tiêu của luật bình đẳng giới là gì?
a. Luật bình đẳng giới:

?Luật định nghĩa bình đẳng giới là gì?
Mục tiêu của luật bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho nhau nam, nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển con người, tiến tới có được bình đẳng thực sự giữa nam, nữ. Nam, nữ hợp tác giúp đỡ nhau trong mọi mặt của đời sống xã hội và gia đình.

1. Văn bản quốc tế
2. Văn bản của Việt Nam
Theo luật này, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình để đóng góp cho gia đình, cộng đồng, xã hội; được thụ hưởng như nhau những gì mà gia đình, cộng đồng và xã hội làm ra.
?Bình đẳng giới thể hiện ở những lĩnh vực nào?
Các lĩnh vực của bình đẳng giới:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực GD và ĐT.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
?Các đồng chí hiểu như thế nào là bình đẳng giới trong lĩnh vực GD và đào tạo?
a. Luật bình đẳng giới:

1. Văn bản quốc tế
2. Văn bản của Việt Nam
Các lĩnh vực của bình đẳng giới:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực GD và ĐT:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn nghành, nghề học tập đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các c hính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4.Nữ cán bộ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của chính phủ.
PHẦN I: GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC THCS
IV. Một số văn bản liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
? Theo luật này trẻ em là những ai?
a. Luật bình đẳng giới:

?Luật này nghiêm cấm các hành vi đối xử với trẻ em nào?
- Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

1. Văn bản quốc tế
2. Văn bản của Việt Nam
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
1. Cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vạn chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có thể hại sưacs khỏe;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn đắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kính động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
b. Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em:

* Luật này nghiêm cấm các hành vi:
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi dục trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng trẻ em, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Làm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
1 0. Đặt cơ sở sản xuất kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, đến vui chơi giải trí của trẻ em.
* Trẻ em có các quyền:
? Trẻ em có những quyền cơ bản nào?
1. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng.
3. Quyền được sống chung với cha, mẹ.
4. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và danh dự.
5. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
6. Quyền được học tập.
7. Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, giáo dục, thể thao, du lịch.
8. Quyền được phát triển năng khiếu.
9. Quyền có tài sản
10. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

* Trẻ em có bổn phận:
? Trẻ em có bổn phận gì?
1. Yêu quý, kính trọng với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người tàn tật, gặp người khó khăn theo khả năng của mình;
2. Chăm chỉ học tập giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trậ tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
3. Yêu lao động giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức;tôn trọng pháp luật tuân theo nội dung của nhà trường;
thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc và đoàn kết quốc tế
* Luật trẻ em không được làm:
? Những việc nào trẻ em không được làm?
Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;
Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;
Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
* Luật quy định những trách nhiệm đối với trẻ em:
? Luật quy định những trách nhiệm nào đối với trẻ em?
Trách nhiệm đăng kí khai sinh.
Trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc.
Trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em sống chung với cha mẹ.
Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự.
Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe.
Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập.
Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trách nhiệm đảm quyền phát triển năng khiếu.
Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự.
Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cân thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt dộng xã hội.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
c. Luật phòng chống bạo lực gia đình:
? Các hành vi bạo lực gia đình gồm những ai?
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
Lăng mạ hoặc hình vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ trong gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Cưỡng ép quan hệ tình dục.
Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Chiếm đoạt, hủy hoại, đạp phá hoặc có hành vi khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình.
Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở.

*Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC THCS CHO TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG
? Giáo dục có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục vì nó là chìa khóa cho sự phát triển thành công.
- Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng GD. GD phải bao hàm một quá trình học để không những xóa mù chữ mà còn phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, khả năng suy luận và thể hiện. GD còn khuyến khích phát triển sáng kiến, khả năng linh hoạt và thích ứng, đặc tính cá nhân giúp con người phát triển, thay đổi hành vi và tiếp cận những cơ hội to lớn của cuộc sống.
- “ GD là nhu cầu thiết yếu của mọi dân tộc” (Lời một nhà hiền triết). Việc khong tạo cơ hội cho mọi người quyến được tiếp cận GD cơ bản một cách bình đẳng sẽ hạn chế những nỗ lực phấn đấu cải thiện sức khỏe và phúc lợi, hạn chế những cơ hội vươn tới một cuộc sống hữu ích hơn và thúc đẩy xã hội phát triển thành một xã hội đoàn kết, dân chủ, có sự quản lí nhà nước một cách hiệu quả và thực hiện những quyền công dân tối thiểu khác.
1. Giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC THCS CHO TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG
? Trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng đi học THCS sẽ có những lợi ích gì?

2. Lợi ích của việc đi học
Có điều kiện học tiếp lên trình độ cao hơn (THPT, cao đẳng, Đại học).
- Có điều kiện đi học nghề.
- Xin việc làm dễ hơn.
- Xin được nghề cói nhiều tiền hơn.
- Có kiến thức để làm việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn.
- Có hiểu biết để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân gia đình.
- Được giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
- Hạn chế dược tệ nạn xã hội (Cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm …).
- Không phải tham gia lao động sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC THCS CHO TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

3. Trẻ em bỏ học THCS dễ gặp phải những hậu quả:
- Dễ mắc phải các tệ nạn xã hội ( cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm).
- Khó xin việc làm.
- Phải làm công việc nặng nhọc, ít kĩ thuật, thu nhập thấp.
- Hạn chế trong việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học kĩ thuật mới.
- Lấy chồng, vợ sớm.
- Sẽ còi cọc hơn các bạn phải tham gia lao động sớm, lao động nặng nhọc để giúp gia đình.
- Dễ đi vào con đường ăn chơi, đua đòi.
- Dễ trở thành nạn nhân của bọn buôn bán người.
? Trẻ em nói chung và trẻ em gái
nói riêng bỏ học THCS dễ gặp phải
những hậu quả nào?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC THCS CHO TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

1. Thực trạng huy động trẻ em đi học THCS.
Lai châu: Tỉ lệ nhập học tính chỉ đạt 55,3% ở THCS và 22,6% ở THPT.
- Điện biên: Tỉ lệ nhập học tính chỉ đạt 58% ở THCS và 28% ở THPT.
- Kiên Giang: Tỉ lệ nhập học tính chỉ đạt 53% ở THCS và 24% ở THPT.
- Cà Mau: Tỉ lệ nhập học tính chỉ đạt 58% ở THCS và 28% ở THPT.

? Thực trạng huy động trẻ em
đi học THCS như thế nào?
? Thực trạng huy động
trẻ em gái đi học
THCS như thế nào?
Trong thời gian qua, việc tiếp cận, công bằng và tham gia vào giáo dục THCS của Việt Nam đã nhận được cải tiến, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách giới đặc biệt với những người hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa.
- Tỉ lệ học sinh nữ ở THCS vẫn còn luôn thấp hơn nam, tuy có tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng 1,2% trong vòng 5 năm ( từ 47,1%) (2000 - 2001) lên 48,3% (2006 - 2007)
- Trong những gia đình nghèo nhất, các em gái ít có cơ hội đến trường hơn các em trai và điều bất bình này thể hiện càng rõ nét hơn trong nhóm DTTS, gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt các em gái thuộc hộ nghèo, DTTS ở nhóm tuổi từ 15 đến 17 tuổi (là tuổi mà nhiều em gái DTTS có xu hướng kết hôn sớm).
2. Thực trạng huy động trẻ em gái đi học THCS.
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC THCS CHO TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

3. Thực trạng học sinh bỏ học.
Số học sinh bỏ học học kì I năm 2008 – 2009:
+ Cả nước có 86.269 học sinh bỏ học, chiếm tỉ lệ 0,56% trong hơn15,3 triệu học sinh trong cả nước.
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học ở tểu học là 0,13% (gồm 9.000 học sinh);
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học ở THCS 0,7% (gần 40.000)
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học ở THPT là 1,29 % (với hơn 38.000 học sinh)
+ Đồng bằng Sông Cửu Long có 25.000 học sinh bỏ học (chiếm tỉ lệ 0,88%).
+ Tây Nguyên có hơn 11.000 học sinh bỏ học (chiếm tỉ lệ 0,96%).

- Số HS bỏ học cấp THCS năm 2009 – 2010:
+ Miền núi phía bắc: 0.95% (7.586 học sinh).
? Thực trạng học sinh
bỏ học như thế nào?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
III. NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC THCS CỦA HS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

1. Nguyên nhân về nhận thức ảnh hưởng đến việc bỏ học của các em.
Nhận thức của một số cán bộ, chính quyền địa phương và nhân dân về vai trò ý nghĩa của của công tác phổ cập giáo dục, về quyền học tập của trẻ còn hạn chế. Nhiều người còn coi công tác PCGD là trách nhiệm của nhà nước, của riêng ngành GD nên chưa chú ý đến công tác PCGD.
- Nhiều GĐ và ngay cả HS chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi cũng như tầm quan trọng của việc đi học, “đói ăn thì chết đói chữ thì chưa chết”. Trình độ văn hóa của nhiều người trong gia đình thấp, ít có thông tin, ít hiểu biết về pháp luật.
- Do nhận thức về việc học tập của các em còn hạn chế, Một số cha mẹ HS thiếu quan tâm, động viên, hỗ trợ việc học tập của trẻ em, nên khi trẻ em học yếu kém, cộng với các điều kiện không thuận lợi khác (đi học xa, thiếu ăn, thiếu quần áo, chương trình học nặng thầy cô giáo dạy chưa tốt …)
- Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo, chính quyền địa phương trong sự hỗ trợ, giúp đỡ về kinh tế cho các hộ gia đình nghèo, có nhiều khó khăn.
? Những nguyên nhân nào
về nhận thức ảnh hưởng đến
việc bỏ học của các em?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
III. NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC THCS CỦA HS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

2. Nguyên nhân về phong tục tập quán.
Ở nhiều nơi còn tồn tại các hủ tục tập quán lạc hậu: Tảo hôn, đẻ dày, để nhiều con; mời thầy mo, thầy cúng khi ốm đau, bệnh tật; ma chay, cưới hỏi kéo dài …
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn ảnh hưởng đến khá nặng nề: Nhiều gia đình không muốn cho con gái đi học, “ Con gái không cần học nhiều”, “con gái là con người ta”, … nên con gái phải ở nhà giúp việc gia đình hoặc lấy chồng.
? Nguyên nhân về
phong tục tập quán nào
cản trở các em đến trường?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
III. NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC THCS CỦA HS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

3. Nguyên nhân về hoàn cảnh địa lí, điều kiện xã hội.
Học sinh bỏ học tập trung vào nhiều khó khăn (Miền núi, Tây nguyên, đồng bàng, sông cửu Long, …). Nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số ít người, sống bietj lập, ít tiếp xúc với mọi người. Thiếu các phương tiện như đài, báo chí, chưa có phong trào học tập cộng đồng. Giao tiếp chủ yếu bằng tiếng dân tộc vì vậy rất khó khăn trong việc học tập.
- Giao thông phức tạp ở nhiều vùng: đồi núi cao, núi đá hiểm trở, kenh rạch, sông nước, trường học xa, việc đi lại của trẻ em rất khó khăn nhất là thời kì có mưa lớn, lũ quét … kiến nhiều trẻ em đặc biệt là nhiều trẻ em gái ngại ngần đi học.
- Khi một số địa phương gặp thiên tai (bão lũ, rét đậm kéo dài) các em phải nghỉ học tạm thời, cộng với điều kiện gia đình khó khăn hơn do thiên tai (mất nhà cửa, thiếu ăn …) nên các em phải bỏ học luôn
? Hoàn cảnh địa lí,
điều kiện xã hội cản trở các em
tới trường như thế nào?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
III. NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC THCS CỦA HS Ở VÙNG KHÓ KHĂN NÓI CHUNG VÀ TRẺ EM GÁI NÓI RIÊNG

4. Nguyên nhân về bản thân học sinh.
Nhiều học sinh trình độ, khả năng nhận thức chậm, kiến thức lớp dưới không nắm vững, ít được thường xuyên củng cố dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới gặp nhiều khó khăn, học sinh nản trí và thường không theo kịp nên bỏ học.
- Ngoài ra còn một số học sinh lớn tuổi đi học nên xấu hổ, mặc cảm vì thế dễ dẫn đến bỏ học.
- Nhiều học sinh chưa thông thạo tiếng phổ thông để tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng không thạo tiếng DTTS để giao tiếp với học sinh khiến cho chất lượng dạy – học bị hạn chế.
? Tìm một số nguyên nhân
dẫn đến học sinh bỏ học?
PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
IV. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC THCS Ở VÙNG KHÓ KHĂN

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Đã có nhiều văn kiện làm cơ sở pháp lí để phát triển GD nói chung, GD THCS nói riêng và đặc biệt phát triển GD ở vùng khó khăn.
- Điều 36 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển GD ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, và các vùng đặc biệt khó khăn”.
- Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển GD – ĐT giai đoạn 2006 – 2010 là: “ Ưu tiên đầu tư phát triển GD – ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất – kĩ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và các chính sách bảo đảm đủ GV cho các vùng này.”
“ Thực hiện miễn phí, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi”.
? Đảng và nhà nước có những chủ trương, chính sách gì để phát triển giáo dục THCS ở vùng khó khăn?
Luật giáo dục năm 2005, điều 10 quy định “Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em DTTS, con em GĐ ở vùng có điều kiện kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người tàn tật và đói tượng chính sách XH khác, thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Chiến lược phát triển GD 2001 – 2010 cũng xác định: Cần phải tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng GD theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên nâng cấp chất lượng đào tạo nhân lực, … đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập GDTHCS, đạt chuẩn quốc gia PC GD THCS trên phạm vi cả nước vào năm 2010. Đảm bảo công bằng XH về cơ hội học tập của mọi người, Ưu tiên các vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Việt Nam đến năm 2010, kế hoạch hành động quốc gia về GD cho mọi người 2003 – 2015, chương trình mục tiêu quốc gia về GD – ĐT 2001 – 2010, kế hoạch phát triển kinh tế XH 5 năm và hàng năm đều nhấn mạnh vấn đề GD, xóa bỏ chênh lệch về giới ở các DTTS, bảo tồn và phát triển khả năng đọc, viết tiếng DT, bảo vệ trẻ em vị thành niên.

PHẦN II: TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC THCS
IV. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC THCS Ở VÙNG KHÓ KHĂN

2. Dự án Giáo dục THCS ở vùng khó khăn.
Tăng cường CSVC và các trang thiết bị dạy học cho các trường THCS, TTGDTX.
- Hỗ trợ xây nhà công vụ cho GV vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao.
- Xây nhà nội trú cho HS ở xã,
- Thí điểm chương trình học bổng cho học sinh nhóm DTTS đặc biệt khó khăn và mở rộng chương trình dự bị đại học mới (đào tạo GV THCS là người DTTS).
- Hõ trợ lương thực cho học sinh nghèo trong thời kì giáp hạt.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp đánh giá cho GV và HS CĐSP, nâng cấp chất lượng và ính phù hợp của GD THCS vùng khó.
- Hỗ trợ áp dụng CNTT trong dạy học, quản lí và bồi dưỡng công tác GV,
- Hỗ trợ hoạt động, tuyên truyền nâng cao nhân thức về tầm quan trọng của GD cho nhân dân các DTTS, vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường năng lực quản lí lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lí cấp phòng GD và cấp trường, nâng cao hiệu quả của công tác quản lí GD vùng khó. Hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin quản lí GD.
? Dự án GD THCS vùng khó khăn có những chủ trương, chính sách gì để phát triển?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tỏ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)