Công dân với cộng đồng tiết 2

Chia sẻ bởi Mai Anh Viet | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: công dân với cộng đồng tiết 2 thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 13
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
( tiết2 )
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hiểu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Hiểu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác và những yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở, tập thể lớp học và trường học.
2. Kỷ năng:
- Biết sống nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác; biết cư xử đúng đắn và biết xây dựng tình cảm tốt đẹp với mọi người trong cộng đồng.
- Biết lựa chọn và tham gia các công việc, các hoạt động phù hợp để xây dựng cộng đồng.
3. Thái độ:
- Yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể lớp học, trường học, cộng đồng nơi ở và quê hương đất nước.
II. Phương pháp giảng dạy.
+ Kết hợp nhóm các phương pháp giảng dạy cơ bản sau: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan và lien hệ thực tiễn.
III. Tài liệu và phương tiện giảng dạy.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 10.
Tranh ảnh, sơ đồ minh hoạ, lien hệ,
Có thể sử dụng máy chiếu nếu có.
IV. Hoạt động dạy.
1- Ổn định lớp học
Kiểm tra sĩ số: 2- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nhân nghĩa là gì? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, là học sinh các em cần phải làm gì? Câu trả lời: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. Là học sinh cần: + Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. + Quan tâm giúp đỡ mọi người. + Cảm thông bao dung độ lượng, vị tha. + Tích cực tham gia hoạt động uống nước nhớ nguồn,đền ơn đáp nghĩa. + Kính trong, biết ơn những vị anh hùng dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3- Giảng nội dung:
Lời vào bài:
Như chúng ta đã biết Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, trong đó cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hoà nhập được với cộng đồng và xã hội. Vậy để hiểu thế nào là hoà nhập, hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài 13: Công dân với cộng đồng…..-> Hoà nhập









q
(Hết tiết 1)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt











Hoạt động 1: Tìm hiểu hòa nhập.

GV: Trược khi tìm hiểu sâu hơn, thầy mời các em nhận xét, hay các em có suy nghĩ như thế nào về các tình huống sau.
TH1: Trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, Bác đã từng bôn ba ở nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm, giúp đở, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến.
TH2: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, các trí thức cách mạng của chúng ta đã tình nguyện bám sát cơ sở, đi sâu vào quần chúng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân để truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và phát động phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
TH3: Hàng năm, vào dịp hè, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức hoạt động “chiến dịch tình nguyện”, cho sinh viên các trường đại học… đi về vùng sâu, vùng xa và các vùng khác để hoạt động giúp đở quần chúng nhân dân. Thanh niên tình nguyện đã cùng sống với dân, làm việc cùng dân…không ngại khó khăn, gian khổ. Thanh niên tình nguyện đi dân nhớ, ở dân thương.
TH4: Sau khi đi mãn án hạn tù, Trung mới có 25 tuổi, nhưng vì không hoà đồng được với mọi người, vì mặc cảm, Trung cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa… Trung lại tiếp tục sa vào con đường nghiện ngập và lao vào tội lỗi như cũ. Nhưng Hải, bạn của Trung, sau khi mãn án tù, được mọi người giúp đở, sẻ chia, được mọi người quan tâm. Hải đã vượt qua được những mặc cảm, vượt lên được chính mình, hoà đồng với mọi người, trở thành người tốt, người có ích cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Anh Viet
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)