Công dân với các quyền tự do dân chủ

Chia sẻ bởi Lê Văn Điệp | Ngày 26/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Công dân với các quyền tự do dân chủ thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:









I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo).
- Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
2. Kỹ năng:
- Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ngay tại địa bàn sinh sống hoặc trong môi trường học tập của học sinh.
- Tự mình thực hiện một cách đúng đắn, tự giác các quyền dân chủ phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là quyền bầu cử ngay trong lần đầu tiên được tham gia bỏ phiếu.
3. Thái độ:
- Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân - học sinh, những người chủ trẻ tuổi của đất nước với việc thực hiện các quyền dân chủ.
II. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
1. Phương pháp:
- Diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phối hợp, phân tích, phát vấn, thực hành.
2. Phương tiện:
- Giáo án, SGK GDCD 12, SGV, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, giáo trình Nhà nước và pháp luật, tranh, ảnh về một số quyền dân chủ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to, bảng chiếu.
3. Hình thức tổ chức dạy học:
- Lớp - bài, phân chia tổ, nhóm.
III. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
12C1:.......................................... 12C2:.......................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân?
3. Tiến hành dạy bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt


- GV mở đầu bài dạy bằng cách trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước:
"Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu quyền lợi đều là của dân;
Bấy nhiêu lợi ích đều là của dân
…….
Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

- GV nêu cấu trúc bài học, trình bày nội dung, ý định giảng dạy và các yêu cầu đối với HS.
- GV tiến hành dạy đơn vị kiến thức 1:
Hoạt động 1:

- GV phân tích và nêu các dẫn chứng bằng Hiến pháp 1992 của nước ta quy định về quyền này.

- GV hỏi: Nền dân chủ XHCN ở nước ta chính thức được bắt đầu từ giai đoạn nào?

- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV liệt kê một số Luật về bầu cử ở nước ta: Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội; Luật bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp).
- GV hỏi: Các luật này quy định về những gì?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV kết luận:
- GV phân tích và cho HS thảo luận nhóm (5 phút).
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung sau:
Quan điểm về bầu cử và ứng cử của Nhà nước ta có sự phân biệt đối xử nào không?
- Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét và đưa ra các kết luận bổ xung.


- GV cung cấp các thông tin và quy trình bầu cử ở Việt Nam và một số nước cho HS nắm được:
+ Cấp TW quốc hội do cử tri cả nước bầu ra
+ Cấp địa phương Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do cử tri trong phạm vi tỉnh, huyện, xã tương ứng bầu.
- Tại Trung Quốc, nhân dân trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; đại biểu cấp xã bầu ra đại biểu cấp huyện, đại biểu cấp huyện bầu ra đại biểu cấp tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu ra đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
- GV phân tích và lấy ví dụ.

- GV phân tích và kết luận.

- GV tiến hành dạy đơn vị kiến thức mới:

- GV hỏi: Đại biểu do dân bầu ra phải làm gì cho dân?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét và nêu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trách nhiệm của cán bộ: "Phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân".
- GV kết luận:


- GV củng cố, hệ thống hoá nội dung bài giảng.




1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.




a) Ai có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?




- Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dan theo quy định của pháp luật.





b) Công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử như thế nào?



- Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc:

+ Bầu cử phổ thông;
+ Bầu cử bình đẳng;
+ Bầu cử trực tiếp;
+ Bỏ phiếu kín.






- Quyền ứng cử của công dân: Được thực hiện bằng hai con đường:
+ Tự ứng cử;
+ Được giới thiệu ứng cử.

- Quyền bãi nhiệm đại biểu:

c) Công dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan đại diện do mình bầu lên như thế nào?


- Đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.

- Đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.


4. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống hoá nội dung bài giảng, cho HS làm bài tập trong SGK.
- Tóm tắt các sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nghiên cứu trước nội dung tiếp theo của bài 7.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong SGK.


Phần kiểm tra giáo án của ban giám hiệu, tổ chuyên môn
Giáo án kiểm tra ngày......tháng 02 năm 2008


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)