Cong an
Chia sẻ bởi nguyên thị hà |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: cong an thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng
Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân, góp phần quan trọng làm nên những chiến công to lớn, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tư cách người Công an cách mạng, theo các tiêu chuẩn:
Sáu điều dạy của Người là mô hình hoàn chỉnh về nhân cách người Công an cách mạng. Nó bao quát ba mối quan hệ chủ yếu nhất của con người trong xã hội: đối với mình, đối với người và đối với việc:
Đối với mình, đây là mối quan hệ tự mình xử lý đối với bản thân mình. Vấn đề này như là một điều tiên quyết, như là một điểm xuất phát trong khi xem xét các tư cách của người công an. Công an nhân dân là lực lượng xung kích, nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, do đó việc đặt lên hàng đầu tư cách cần, kiệm, liêm, chính là hết sức cần thiết. Có thể khái quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung này như sau:
“Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, kiên trì, dẻo dai. Cần cũng là tăng năng suất công tác, bất kỳ công tác gì”. Công tác công an phải luôn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thêm vào đó, công tác công an liên quan đến các chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước, liên quan đến an ninh quốc gia và sinh mệnh chính trị của nước nhà. Do vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc. “Thiếu trách nhiệm”, “lơ là mất cảnh giác”, hay “nhầm lẫn” … là những điều không được phép xảy ra trong đặc thù công tác công an.
“Kiệm” luôn gắn liền với “Liêm”. “Liêm” tức là không tham ô và luôn giữ gìn của công và của nhân dân”. Đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cán bộ cách mạng. Muốn cho mình liêm khiết chúng ta phải có nghị lực làm chủ bản thân, không bị cám dỗ bởi vật chất và những quyền lợi cá nhân khác. Người liêm khiết phải nắm được pháp luật, tuân theo pháp luật, thấy rõ lợi ích của cá nhân luôn hài hòa trong lợi ích của tập thể, quyền lợi cá nhân chỉ được đảm bảo khi nó phù hợp với lợi ích của đa số, của tập thể, của nhân dân.
Người có phẩm chất “cần, kiệm, liêm” sẽ cần phải “chính”. “Chính” có nghĩa là chính trực, ngay thẳng, thật thà, trung thực. “Chính” của người Công an nhân dân thể hiện ở chỗ phải tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ phải và đấu tranh cho lẽ phải. Người công an cách mạng chính trực là người biết nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và biết hành động theo pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải. Nếu chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà thiếu dũng khí bảo vệ chân lý, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật thì kỷ cương phép nước khó có thể thực hiện nghiêm minh. Trong thực tế công tác công an, những hành vi vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm chuẩn mực đạo đức, tha hóa nhân cách, thậm chí vi phạm pháp luật (như tham ô, nhận hối lộ, chiếm đoạt, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai lệch hồ sơ…) đều có nguyên nhân xuất phát từ thái độ sống không “Cần, kiệm, liêm, chính”.
Đối với người, lời dạy của Bác đề cập bốn mối liên hệ cụ thể: đối với đồng sự, đối với Chính phủ, đối với nhân dân và đối với địch. Trong đó:
“Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ”: Đối với Công an nhân dân, do điều kiện đấu tranh gay go và phức tạp nên thân ái, giúp đỡ nhau phải biểu hiện ở ý thức hiệp đồng trong công tác và chiến đấu. Từng cấp công an, từng đơn vị cũng như toàn lực lượng bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm hiệp đồng chiến đấu cao, tạo mọi điều kiện cho nhau đấu tranh chống địch và bọn tội phạm khác đạt hiệu quả cao nhất, không được vì lợi ích cá nhân cục bộ mà làm ảnh
Tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân, góp phần quan trọng làm nên những chiến công to lớn, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tư cách người Công an cách mạng, theo các tiêu chuẩn:
Sáu điều dạy của Người là mô hình hoàn chỉnh về nhân cách người Công an cách mạng. Nó bao quát ba mối quan hệ chủ yếu nhất của con người trong xã hội: đối với mình, đối với người và đối với việc:
Đối với mình, đây là mối quan hệ tự mình xử lý đối với bản thân mình. Vấn đề này như là một điều tiên quyết, như là một điểm xuất phát trong khi xem xét các tư cách của người công an. Công an nhân dân là lực lượng xung kích, nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, do đó việc đặt lên hàng đầu tư cách cần, kiệm, liêm, chính là hết sức cần thiết. Có thể khái quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh những nội dung này như sau:
“Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, kiên trì, dẻo dai. Cần cũng là tăng năng suất công tác, bất kỳ công tác gì”. Công tác công an phải luôn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thêm vào đó, công tác công an liên quan đến các chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước, liên quan đến an ninh quốc gia và sinh mệnh chính trị của nước nhà. Do vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc. “Thiếu trách nhiệm”, “lơ là mất cảnh giác”, hay “nhầm lẫn” … là những điều không được phép xảy ra trong đặc thù công tác công an.
“Kiệm” luôn gắn liền với “Liêm”. “Liêm” tức là không tham ô và luôn giữ gìn của công và của nhân dân”. Đó là một phẩm chất quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cán bộ cách mạng. Muốn cho mình liêm khiết chúng ta phải có nghị lực làm chủ bản thân, không bị cám dỗ bởi vật chất và những quyền lợi cá nhân khác. Người liêm khiết phải nắm được pháp luật, tuân theo pháp luật, thấy rõ lợi ích của cá nhân luôn hài hòa trong lợi ích của tập thể, quyền lợi cá nhân chỉ được đảm bảo khi nó phù hợp với lợi ích của đa số, của tập thể, của nhân dân.
Người có phẩm chất “cần, kiệm, liêm” sẽ cần phải “chính”. “Chính” có nghĩa là chính trực, ngay thẳng, thật thà, trung thực. “Chính” của người Công an nhân dân thể hiện ở chỗ phải tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ phải và đấu tranh cho lẽ phải. Người công an cách mạng chính trực là người biết nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và biết hành động theo pháp luật, bảo vệ chân lý, lẽ phải. Nếu chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà thiếu dũng khí bảo vệ chân lý, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật thì kỷ cương phép nước khó có thể thực hiện nghiêm minh. Trong thực tế công tác công an, những hành vi vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm chuẩn mực đạo đức, tha hóa nhân cách, thậm chí vi phạm pháp luật (như tham ô, nhận hối lộ, chiếm đoạt, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai lệch hồ sơ…) đều có nguyên nhân xuất phát từ thái độ sống không “Cần, kiệm, liêm, chính”.
Đối với người, lời dạy của Bác đề cập bốn mối liên hệ cụ thể: đối với đồng sự, đối với Chính phủ, đối với nhân dân và đối với địch. Trong đó:
“Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ”: Đối với Công an nhân dân, do điều kiện đấu tranh gay go và phức tạp nên thân ái, giúp đỡ nhau phải biểu hiện ở ý thức hiệp đồng trong công tác và chiến đấu. Từng cấp công an, từng đơn vị cũng như toàn lực lượng bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm hiệp đồng chiến đấu cao, tạo mọi điều kiện cho nhau đấu tranh chống địch và bọn tội phạm khác đạt hiệu quả cao nhất, không được vì lợi ích cá nhân cục bộ mà làm ảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyên thị hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)