Con trâu (Trần Diệp Phương)

Chia sẻ bởi Trần Diệp Phương | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Con trâu (Trần Diệp Phương) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 4
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Trong thế giới động vật rất đa dạng và phong phú, góp phần thiết thực cho cuộc sống con người. Loài nào cũng có lợi ích riêng. Trong đó, tôi - loài trâu, cũng rất gần gũi với người nông dân, gắn liền với hình ảnh nông thôn Việt Nam.
Mọi người thường gọi tôi là trâu nhưng ít ai biết rằng tôi là động vật thuộc họ Bò, phân bộ Nhai lại, nhóm Sừng rỗng, bộ Guốc chẵn, lớp Thú có vú. Ông tổ của chúng tôi có nguốn gốc từ những cánh rừng xa thuộc nhóm trâu đầm lầy và được con người đem về thuần hóa trở thành những con trâu quen thuộc của làng quê Việt Nam. Họ hàng nhà trâu chúng tôi thường có lông màu xám hoặc màu xám đen. Trời cho nòi giống chúng tôi thân hình vạm vỡ, cơ bắp, chắc khỏe. Chúng tôi có bụng to, mông lại dốc. Tuy vậy chân chúng tôi thấp, ngắn càng làm tăng vẻ oai vệ. Chúng tôi thật tự hào với cặp sừng hình lưỡi liềm cứng và đẹp. Loài trâu đực chúng tôi, có cân nặng từ 400kg đến 450kg, cũng có thể lên đến từ 305kg đến 700kg. Còn loài trâu cái nặng trung bình 305kg đến 400 hoặc 300kg đến 600kg.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Đến 3 tuổi chúng tôi đã có thể đẻ lứa đầu. Trâu đẻ theo mùa. Trong một cuộc đời, trâu cái thường cho từ 6 đến 6 trâu con, mỗi chú cân nặng trung bình từ 22 đến 25kg. Ba tuổi cũng là lúc chúng tôi bắt đầu mọc đôi răng cửa giữa cố định. Chúng tôi kết thúc sinh trưởng khi đạt 6 tuổi, hay đã mọc đủ 8 răng cửa.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Đối với người nông dân thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, bởi chúng tôi có sức khỏe vô địch. Sự có mặt chúng tôi trên ruộng đồng chủ yếu để kéo cày. Về quê khi vào mùa, chắc chắn ai cũng sẽ thấy hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau”. Tôi thật may mắn khi được ông trời ban cho thân hình vạm vỡ và một sức khỏe phi thường. Lực kéo trung bình của chúng tôi trên ruộng vào khoảng từ 70 đến 75kg, tương đương từ 0,36 đến 0,6 mã lực. Một con trâu khỏe một ngày có thể cày được 3 đến tận 4 sào, trâu trung bình từ 2 đến 3 sào và trâu yếu là từ 1,5 đến 2 sào Bắc Bộ.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Mùa cày đi qua, người nông dân còn dùng chúng tôi để kéo xe. Xe của chúng tôi đặc biệt ở chỗ có thể đi trên ruộng, lẫn trên đường. Trên một con đường xấu nhiều ổ gà, chúng tôi có thể kéo một chiếc xe có tải trọng lên đến 500kg. Đường xấu đã như vậy, đường tốt khả năng của chúng tôi còn cao hơn, có thể lên tới từ 700 đến 800kg. Không những vậy, trên đường nhựa với bánh xe tải khối lượng ấy có thể lên đến hơn 1 tấn. Về nông thôn miền Trung, người ta còn bắt gặp những chú trâu như tôi kéo cây, kéo mía. Kéo xe đã tốt,kéo gỗ còn tốt hơn. Chúng tôi có thể kéo xe chưa từ 0,5 đến 1,3m3 gỗ và đi với một đoạn đường dài, lên đến 5 cây số.
Nòi trâu chúng tôi không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người nông dân mà còn phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Tại Đồ Sơn, Hải Phòng hằng năm tổ chức lễ hội chọi trâu. Nhân dân nơi đây có câu hát:
“Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Mỗi đội tham gia cố gắng tìm cho đội mình chú trâu to khỏe nhất. Con trâu vô địch sẽ được rước về đình để tế thần. Tất cả những con trâu tham gia cuôc thi dù thằng hay thua đều bị xẻ thịt để phân phát cho dân làng đây và cho rằng ăn thịt trâu chiến thắng sẽ có được may mắn, nhất là với những người đi biển.
LỄ HỘI CHỌI TRÂU TẠI ĐỒ SƠN
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Ngoài ra ở Tây Nguyên còn có lễ hội đâm trâu
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Tất cả đã thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, một dân tộc có nền văn minh lúa nước. Rồi SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam đã chọn linh vật là chú trâu vàng, tượng trưng cho một dân tộc mạnh khỏe, siêng năng, chăm chỉ, cần cù.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Trâu chúng tôi còn gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của trẻ em ở làng quê:
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ”
Sau nhiều giờ hoạt động mệt nhọc, tôi được những chú bé mục đồng dắt ra đồng cho ăn cỏ, tắm mát.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.”
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Những cậu bé chăn trâu thường hay tụ tập bày ra nhiều trò chơi, chiều tối các cậu cưỡi tôi về, ngồi trên lưng tôi đủng đỉnh, tay cầm lá chuối, lá khoai, tay cầm tiêu, ống sáo thổi vi vu.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Hình ảnh này đã in dấu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam, tiêu biểu là làng tranh Đông Hồ đã tái hiện lại hình ảnh ngày bằng những bức tranh hết sức sống động và đẹp đẽ
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
Biết bao thế kỉ trôi qua có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì con trâu cũng trở thành báu vật của người nông dân từ đó. Ngày nay dẫu máy cày kéo đã thay sức trâu rất nhiều nhưng nó vẫn mãi là vật yêu, vật thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam.
THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM
BÀI LÀM CỦA TỔ 4 KẾT THÚC TẠI ĐÂY, CÁM ƠN CÁC BẠN VÀ CÔ GIÁO ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Diệp Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)