Con số 2 có gì lạ ?

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 14/10/2018 | 155

Chia sẻ tài liệu: Con số 2 có gì lạ ? thuộc Các công cụ toán học

Nội dung tài liệu:

Con số 2 còn có gì lạ ?

I.- Những điều đã biết

1. Số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất trong tập hợp số tự nhiên
2.-Hệ đếm cơ số 2 là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường là 0 và 1; chúng thường được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng (có hiệu điện thế, hoặc hiệu điện thế cao là 1 và không có, hoặc thấp là 0). Do có ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý, chẳng hạn như trên các mạch điện tử, hệ nhị phân trở thành một phần kiến tạo căn bản trong các máy tính đương thời.
Trong lịch sử: Hệ nhị phân được các nhà toán học cổ người Ấn Độ Pingala phác thảo từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên.
Hệ 64 quẻ Tiên thiên và Hà đồ trong Kinh dịch
Một bộ trọn 8 hình bát quái với 64 hình sao sáu cạnh, tương đồng với 3 bit và 6 bit trong hệ số nhị phân, đã được ghi lại trong điển tịch cổ Kinh Dịch.
Nhiều tổ hợp nhị phân tương tự cũng được tìm thấy trong hệ thống bói toán truyền thống của châu Phi, ví dụ như Ifá, và trong môn bói đất của phương Tây.
3.- Phương trình bậc hai là phương trình đại số bậc hai của một ẩn. Khi nói đến các phương trình có nhiều ẩn hơn, người ta thường chỉ rõ số ẩn, chẳng hạn phương trình bậc hai hai ẩn.
Đồ thị của hàm bậc hai: y = x² - x - 2 = (x+1)(x-2) Các điểm x = -1 và x = 2 trên trục x mà đồ thị này cắt trục x là nghiệm của phương trình bậc hai: x² - x - 2 = 0
Dạng tổng quát của phương trình bậc hai một ẩn là
a.x² + b.x + c = 0
trong đó a ≠ 0, các số a, b và c là các hằng số (thực hoặc phức) được gọi là các hệ số: a là hệ số của x², b là hệ số của x và c là hằng số hay số hạng tự do.
Khi xét trên trường số thực, nghĩa là chỉ tìm các giá trị thực thỏa mãn phương trình, phương trình có thể có hai nghiệm khác nhau (còn nói là hai nghiệm phân biệt), hai nghiệm bằng nhau (có nghiệm kép hoặc nghiệm bội hai) hoặc không có nghiệm (vô nghiệm).
II.- Những điều còn ít được nói đến

Khi nghiên cứu về phân loại các phép tính toán sơ cấp về số học ta thấy:
1./ Trong phép tinh Cộng – trừ a + b & a – b ;
Nếu đặt a = b = 2 thì
2 + 2 = 4 & 2 – 2 = 0

2./ Trong phép tinh nhân - chia a x b & a/b
Nếu đặt a = b = 2 thì
2 x 2 = 4 & 2 /2 = 1
3./ Trong phép tinh lũy thừa - logarit

Thì : 2² = 4 logrit (cơ số 2 ) 2 ≠ 4
*Nhận xét:
Các phép tinh : Cộng; Nhân; lũy thừa với hai số 2 thì kết quả luôn bằng 4
Hoăc khác đi
2 + 2 = 2 x 2 = 2² = 4
Trong khi đó với tất cả các số nguyên, số tự nhiên khác không có tính chất này.
Thí dụ với số 1
1+1 = 2 ; 1 – 1 = 0; 1 x 1 = 1 ; 1 x 0 = 0; 1/1 = 1……..

*Do đó: có thể coi số 2 là số thử để xác định Phép tính nào là cơ bản trong nhóm phép tính toán sơ cấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 43,49KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)