Con nguoi trong nen nghiep hoa hien dai hoa
Chia sẻ bởi Vũ Phạm Ngọc Huyền |
Ngày 27/04/2019 |
95
Chia sẻ tài liệu: con nguoi trong nen nghiep hoa hien dai hoa thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
I.MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NGOÀI MÁC XÍT VỀ CON NGƯỜI.
1. Những hiểu biết về con người:
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên vì thế bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Việc nghiên cứu khám phá khoa học cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó tức là của nhân loại.
- Bản tính của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học thuyết Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
+ Thứ hai: Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người.” Do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên. Ngược lại sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường đó.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
+ Một là, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác-Lênin nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
+ Hai là xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội cũng như các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người có sự thay đổi tương ứng, ngược lại sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy không thể là con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế nếu lí giải bản tính sáng tạo của người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội đều là phiến diện không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn .
2.Bản chất con người:
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, bản tính của con người nhưng về cơ bản những quan niệm đón thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng, duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc” Các Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó, xác lập quan niệm mới của mình:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của các nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lí giải con người từ phương diện xã hội lịch sử do đó chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lí giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách người phân biệt con người với
1. Những hiểu biết về con người:
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên vì thế bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Việc nghiên cứu khám phá khoa học cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó tức là của nhân loại.
- Bản tính của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học thuyết Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
+ Thứ hai: Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người.” Do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên. Ngược lại sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường đó.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
+ Một là, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác-Lênin nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
+ Hai là xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội cũng như các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người có sự thay đổi tương ứng, ngược lại sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy không thể là con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế nếu lí giải bản tính sáng tạo của người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội đều là phiến diện không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn .
2.Bản chất con người:
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, bản tính của con người nhưng về cơ bản những quan niệm đón thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng, duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc” Các Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó, xác lập quan niệm mới của mình:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của các nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lí giải con người từ phương diện xã hội lịch sử do đó chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lí giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách người phân biệt con người với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Phạm Ngọc Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)