Con người FIDEL
Chia sẻ bởi Trương Ngọc Chiến |
Ngày 27/04/2019 |
65
Chia sẻ tài liệu: Con người FIDEL thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
(còn thiếu chương V)
Con người FIDEL - Định mệnh và tài năng - Chương 1
TTO - Toàn thân đẫm mồ hôi, bụi đất, phong trần, người thanh niên cao lớn trong bộ quân phục màu xanh ô liu bạc màu cẩn trọng trườn từng chút một bên trong cánh đồng mía rậm rạp cho đến khi hoàn toàn khuất hẳn bỏ lại phía sau những kẻ đang truy đuổi tìm kiếm.
Cặp mắt sáng, cương nghị sau chiếc kính gọng sừng trên khuôn mặt râu ria rậm rạp đã lâu không cạo luôn quan sát mọi phía và hai tay luôn nắm chặt khẩu súng trường có ống ngắm sẵn sàng nhả đạn - vật tùy thân sống còn duy nhất của ông vào lúc này.
Người thanh niên đó là một luật sư ba mươi tuổi tên gọi đầy đủ là Fidel Alejandro Castro Ruz, người có chủ trương triệt để nhất đối với cuộc cách mạng chính trị, xã hội đang làm rung chuyển đất nước Cuba. Vậy mà lúc này đây - ngay giữa trưa thứ năm, ngày 6 tháng chạp năm 1956, ông không những đang phải đối mặt với hiểm họa và cái chết, mà mọi ước mơ của ông gần như đang tan đi như bong bóng.
Đã nhiều năm qua, dân Cuba chỉ biết Fidel Castro qua hình ảnh một người đang mưu tính chuyện đội đá vá trời, một con người luôn gặp gian truân, đi từ thất bại này đến thử thách khác. Còn với thế giới bên ngoài, nhất là nước Mỹ láng giềng, ông chỉ là một kẻ khác thường, đơn độc trong vùng Caribê mà trong mắt của chính quyền Tổng thống Eisenhower thì không có gì phải đáng lưu tâm.
Sự làm ngơ của Mỹ cho thấy thái độ truyền thống của họ đối với đảo quốc gần nhất này. Mỹ gần như nghĩ mình đương nhiên là người bảo hộ ở khu vực Tây bán cầu: Washington không cần phải bận tâm đến nền chính trị và các chính trị gia ở Cuba vì các thống đốc của họ ở Havana luôn đủ khả năng để “dàn xếp” những chuyện lộn xộn như vậy. Còn vào cuối năm 1956, ai đó nói rằng chỉ vài năm nữa thôi, cậu bé trường tiểu học với bức thư gửi Tổng thống Mỹ ngày nào sẽ tiến hành cuộc cách mạng, lãnh đạo thành lập nhà nước Cộng Sản đầu tiên ở Châu Mỹ ngay sân sau của Mỹ thì ngay lập tức sẽ bị cười vào mũi và cho là chuyện không tưởng.
Khoảnh khắc trong cánh đồng mía của Fidel lúc ấy thật bi đát. Trước đó bốn ngày, Fidel và nhóm nghĩa quân ít ỏi đến không ngờ của ông sau chuyến vượt biển gian khổ từ Mexico đổ bộ lên bờ biển phía nam tỉnh Oriente, quê hương của ông ở Cuba, đã bị quân chính phủ vây chặt kín mít. Những người lính viễn chinh vừa kiệt sức vừa đói khát đã bị đánh cho tan tác và phải tháo chạy ngay trưa hôm trước trong cuộc chiến trên cạn đầu tiên của họ.
Mang trong mình dòng máu Tây Ban Nha kiên cường, Fidel chưa bao giờ nghĩ rằng ông và tám mươi mốt nghĩa quân trở về nước tiến hành đấu tranh lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Fulgencio Batista Zaldivar lại phải buông vũ khí đầu hàng. Ngược lại, vốn có tầm nhìn rộng và lạc quan, ông luôn cảm thấy vững tin vào thắng lợi của mình dù trong bối cảnh cực kỳ bất lợi. Thực ra trong đầu ông đã mưu tính một cách chính xác những kế hoạch để đối phó với chính quyền độc tài.
Trong lần tiếp xúc sau cùng của tác giả – Tad Szulc, phóng viên tờ thời báo New York (Mỹ) – với Fidel Castro ở Havana khi ông sắp đón sinh nhật lần thứ sáu mươi, Fidel có vẻ hơi triết lý về cuộc đời. Giữa nhiều nhận thức mới mẻ khác, ông tin chắc rằng cách đây hơn một phần tư thế kỷ, định mệnh đã chọn ông và bắt ông phải vượt qua được mọi thử thách, gian truân thì mới được phép vươn đến đỉnh cao quyền lực.
Đây là một trong nhiều đề tài mà Fidel đề cập đến trong một tối đàm đạo về lịch sử và thân phận con người với người phóng viên này tại văn phòng ông ở Dinh Cách mạng. Fidel hoàn toàn thật lòng khi thừa nhận rằng trên thực tế có một số nhà lãnh đạo được trao cho sứ mệnh quyết định các vấn đề của nhân loại, và ông là một người như vậy.
Đoạn, ông chuyển qua đề tài lịch sử ưa thích của mình, ông nói rằng những nhà lãnh đạo ấy có thể dùng suy nghĩ chủ quan của họ tác động lên những điều kiện khách quan trong một quốc gia. Đối với Fidel đây là một điểm tuyệt đối quan trọng trong việc diễn giải “đúng đắn” cuộc cách mạng Cuba vì ông đã thành công trong việc chứng minh sự sai lầm trong các học thuyết cách mạng “cũ kỹ” khác ở Cuba. Những nhà cách mạng khác ở Cuba cho rằng cuộc cách mạng quần chúng ở Cuba mà Fidel luôn thuyết phục người khác là điều không thể vì các “điều kiện khách quan” cần
Con người FIDEL - Định mệnh và tài năng - Chương 1
TTO - Toàn thân đẫm mồ hôi, bụi đất, phong trần, người thanh niên cao lớn trong bộ quân phục màu xanh ô liu bạc màu cẩn trọng trườn từng chút một bên trong cánh đồng mía rậm rạp cho đến khi hoàn toàn khuất hẳn bỏ lại phía sau những kẻ đang truy đuổi tìm kiếm.
Cặp mắt sáng, cương nghị sau chiếc kính gọng sừng trên khuôn mặt râu ria rậm rạp đã lâu không cạo luôn quan sát mọi phía và hai tay luôn nắm chặt khẩu súng trường có ống ngắm sẵn sàng nhả đạn - vật tùy thân sống còn duy nhất của ông vào lúc này.
Người thanh niên đó là một luật sư ba mươi tuổi tên gọi đầy đủ là Fidel Alejandro Castro Ruz, người có chủ trương triệt để nhất đối với cuộc cách mạng chính trị, xã hội đang làm rung chuyển đất nước Cuba. Vậy mà lúc này đây - ngay giữa trưa thứ năm, ngày 6 tháng chạp năm 1956, ông không những đang phải đối mặt với hiểm họa và cái chết, mà mọi ước mơ của ông gần như đang tan đi như bong bóng.
Đã nhiều năm qua, dân Cuba chỉ biết Fidel Castro qua hình ảnh một người đang mưu tính chuyện đội đá vá trời, một con người luôn gặp gian truân, đi từ thất bại này đến thử thách khác. Còn với thế giới bên ngoài, nhất là nước Mỹ láng giềng, ông chỉ là một kẻ khác thường, đơn độc trong vùng Caribê mà trong mắt của chính quyền Tổng thống Eisenhower thì không có gì phải đáng lưu tâm.
Sự làm ngơ của Mỹ cho thấy thái độ truyền thống của họ đối với đảo quốc gần nhất này. Mỹ gần như nghĩ mình đương nhiên là người bảo hộ ở khu vực Tây bán cầu: Washington không cần phải bận tâm đến nền chính trị và các chính trị gia ở Cuba vì các thống đốc của họ ở Havana luôn đủ khả năng để “dàn xếp” những chuyện lộn xộn như vậy. Còn vào cuối năm 1956, ai đó nói rằng chỉ vài năm nữa thôi, cậu bé trường tiểu học với bức thư gửi Tổng thống Mỹ ngày nào sẽ tiến hành cuộc cách mạng, lãnh đạo thành lập nhà nước Cộng Sản đầu tiên ở Châu Mỹ ngay sân sau của Mỹ thì ngay lập tức sẽ bị cười vào mũi và cho là chuyện không tưởng.
Khoảnh khắc trong cánh đồng mía của Fidel lúc ấy thật bi đát. Trước đó bốn ngày, Fidel và nhóm nghĩa quân ít ỏi đến không ngờ của ông sau chuyến vượt biển gian khổ từ Mexico đổ bộ lên bờ biển phía nam tỉnh Oriente, quê hương của ông ở Cuba, đã bị quân chính phủ vây chặt kín mít. Những người lính viễn chinh vừa kiệt sức vừa đói khát đã bị đánh cho tan tác và phải tháo chạy ngay trưa hôm trước trong cuộc chiến trên cạn đầu tiên của họ.
Mang trong mình dòng máu Tây Ban Nha kiên cường, Fidel chưa bao giờ nghĩ rằng ông và tám mươi mốt nghĩa quân trở về nước tiến hành đấu tranh lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Fulgencio Batista Zaldivar lại phải buông vũ khí đầu hàng. Ngược lại, vốn có tầm nhìn rộng và lạc quan, ông luôn cảm thấy vững tin vào thắng lợi của mình dù trong bối cảnh cực kỳ bất lợi. Thực ra trong đầu ông đã mưu tính một cách chính xác những kế hoạch để đối phó với chính quyền độc tài.
Trong lần tiếp xúc sau cùng của tác giả – Tad Szulc, phóng viên tờ thời báo New York (Mỹ) – với Fidel Castro ở Havana khi ông sắp đón sinh nhật lần thứ sáu mươi, Fidel có vẻ hơi triết lý về cuộc đời. Giữa nhiều nhận thức mới mẻ khác, ông tin chắc rằng cách đây hơn một phần tư thế kỷ, định mệnh đã chọn ông và bắt ông phải vượt qua được mọi thử thách, gian truân thì mới được phép vươn đến đỉnh cao quyền lực.
Đây là một trong nhiều đề tài mà Fidel đề cập đến trong một tối đàm đạo về lịch sử và thân phận con người với người phóng viên này tại văn phòng ông ở Dinh Cách mạng. Fidel hoàn toàn thật lòng khi thừa nhận rằng trên thực tế có một số nhà lãnh đạo được trao cho sứ mệnh quyết định các vấn đề của nhân loại, và ông là một người như vậy.
Đoạn, ông chuyển qua đề tài lịch sử ưa thích của mình, ông nói rằng những nhà lãnh đạo ấy có thể dùng suy nghĩ chủ quan của họ tác động lên những điều kiện khách quan trong một quốc gia. Đối với Fidel đây là một điểm tuyệt đối quan trọng trong việc diễn giải “đúng đắn” cuộc cách mạng Cuba vì ông đã thành công trong việc chứng minh sự sai lầm trong các học thuyết cách mạng “cũ kỹ” khác ở Cuba. Những nhà cách mạng khác ở Cuba cho rằng cuộc cách mạng quần chúng ở Cuba mà Fidel luôn thuyết phục người khác là điều không thể vì các “điều kiện khách quan” cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Ngọc Chiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)